- Giao cho HS điều khiển chương trình cả một tiết học, cả một hoạt động hoặc một
1.1.8/ Đổi mới kiểm tra đánh giá:
Thống nhất theo quan điểm chỉ đạo về chuyên môn, chúng tôi đã kết hợp hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong môn Ngữ văn với các cấp độ đánh giá: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (vận dụng thấp, vận dụng cao). Tuy nhiên, với từng đối tượng HS, với thời lượng, thời điểm kiểm tra khác nhau, chúng tôi có những điều chỉnh cho thích hợp. Chẳng hạn với HS cuối cấp, khi kiểm tra định kì dưới 45 phút nên tăng cường kiểm tra tự luận để đáp ứng với hình thức thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở Giáo dục – đào tạo Bình Định; trong các hoạt động luyện tập cũng thường xuyên chú ý kĩ năng làm bài tự luận để HS được đánh giá, rút kinh nghiệm.
* Với các bài kiểm tra viết theo hình thức tự luận, chúng tôi nhận thấy cần ưu tiên kiểm tra và đánh giá năng lực vận dụng kiến thức gắn với những vấn đề thực tiễn, gần gũi với đời sống của xã hội, của bản thân HS. Điều ấy phải quán triệt trong tất cả các khâu, từ ra đề đến giám sát hoạt động làm bài của HS, chấm bài, trả bài. Điều dễ nhận thấy là HS hiện nay thường bị lệ thuộc, dựa dẫm vào bài văn mẫu trên mạng, trong các loại sách tham khảo. GV cần cố gắng dùng nhiều biện pháp để hạn chế tối đa sự sao chép máy móc của HS. Phải thổi bùng lòng tự trọng, giúp các em biết xấu hổ khi lười lao động sáng tạo; đồng thời tạo điều kiện tối đa để tư vấn, hướng dẫn HS chịu khó động não, tìm tòi ý tưởng, trau dồi ngôn ngữ. Đây là điều vô cùng khó bởi hiện tại tâm lý, hành vi đạo văn tồn tại hết sức phổ biến trong học đường cũng như ngoài xã hội. Nhưng dẫu khó, chúng ta cũng phải kiên trì tác động đến HS theo kiểu mưa dầm thấm đất. Ví như chuẩn bị nguồn đề phong phú gắn với nhiều vấn đề trong chương
trình cũng như ngoài hiện thực; hướng dẫn chuẩn bị bài kĩ lưỡng (học bài, làm bài thực hành thường xuyên); nhắc nhở, khích lệ HS tập trung làm bài theo hướng sáng tạo trong giờ làm bài kiểm tra; đánh giá, ghi điểm theo tiêu chí trân trọng sự sáng tạo của HS, thải loại những bài viết bê nguyên xi bài mẫu... Muốn thế khâu chấm bài phải cẩn trọng. Cái khó đặt ra là làm thế nào để biết được bài của HS là sao chép? Có thể sàng lọc qua kĩ thuật CNTT, qua vốn đọc của GV và đặc biệt là qua kênh phát hiện của chính tập thể HS (chẳng hạn cho HS làm việc nhóm để bình chọn bài viết hay, có tính sáng tạo; nhắc nhở về những bài viết sao chép). Khâu trả bài lại càng quan trọng để định hướng HS vươn tới ý thức, hành vi lao động nghiêm túc, sáng tạo
Xin dẫn ví dụ tham khảo một tiết trả bài với giáo án được thiết kế như sau: Tuần : 6 Tiết: 45 (Ngữ văn lớp 9 – Dạy lớp 9A1, 9A2)
Bài : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I-Mục tiêu : Giúp HS:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn và nâng cao kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
- Gíao dục HS ý thức tự đánh giá, cầu tiến, học hỏi, đam mê sáng tạo… Bồi dưỡng tình cảm gia đình, rèn luyện kĩ năng sống.
II-Chuẩn bị:
GV: Chấm bài kỹ, thống kê tổng hợp ưu khuyết trong bài làm của hs , chọn bài tốt, chỉnh sửa – thiết kế giáo án. Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu - ứng dụng CNTT.
HS: Xem lại lý thuyết văn tự sự; đọc kĩ Chuyện người con gái Nam Xương. III-Hoạt động dạy học :
1- Ổn định tình hình lớp (1 phút) 2-Kiểm tra(5 phút) – Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương.
Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người hiền thục nết na, tư dung tốt đẹp được Trương Sinh, con nhà hào phú cưới về làm vợ. Dù chồng đa nghi, cả ghen nhưng nàng cố giữ gìn không để xảy ra thất hòa. Khi có giặc Chiêm, Trương Sinh phải đi lính, ở nhà nàng sinh được một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng vì nhớ con trai nên sinh bệnh, nàng hết lòng chăm sóc, thuốc thang. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ. Năm sau, Trương Sinh trở về, đau buồn vì mất mẹ. Khi ra thăm mộ mẹ, chàng bế bé Đản đi cùng nhưng nó không chịu gọi là cha. Nghe lời con thơ, Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thủy bèn đánh đập, chửi mắng, xua đuổi dù Vũ Nương đã hết lời giãi bày; chàng cũng không nghe lời khuyên của họ hàng làng xóm. Cuối cùng Vũ Nương phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để tỏ lòng mình. Khi Trương Sinh thấy con chỉ cái bóng của mình gọi là cha, biết vợ bị oan thì việc đã rồi. Vũ Nương được các tiên nữ rẽ nước đưa xuống thủy cung. Ở đây nàng gặp người làng là Phan Lang. Nhân Phan Lang được trở về trần, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng làm tin và nhắn chồng lập đàn giải oan. Vũ Nương hiện về trên sông Hoàng Giang nhưng từ chối không ở lại cõi trần.
*Nhận xét về sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Dữ trong áng văn thiên cổ kì bút ấy. - Dựng lại cốt truyện, thêm nhân vật, chi tiết (so với truyện cổ tích Vợ chàng
Trương).
- Sắp xếp lại trình tự: chi tiết cái bóng. - Sử dụng lời thoại của nhân vật. - Kết hợp yếu tố kì ảo với chi tiết thực. - Kết thúc truyện bất ngờ:
3-Bài mới: * Giới thiệu bài : ( 1 phút) Từ phần KT -> dẫn dắt vào tiết học. (Nhấn mạnh sự sáng tạo của nhà văn HS cần sáng tạo khi tạo lập VB...)
Thời
gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
5 phút 5 phút * HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề - Hãy đọc và xác định những yêu cầu của đề.
Đây là đề thuộc thể loại TLV nào?
Nội dung kể chuyện gì? (ai kể, kể với ai, kể chuyện gì)
Khi kể chuyện, cần phải kết hợp yếu tố gì?
HĐ 2: Hướng dẫn lập dàn ý đại cương
- Y/c nhóm trình bày trước lớp chuỗi sự việc của VB Chuyện
người con gái Nam Xương .
(Chuỗi sự việc – nhân vật chính Vũ Nương
- Đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh cưới làm vợ.
- Biết chồng đa nghi, khéo léo giữ gìn khuôn phép để gia đình êm ấm.
- Tiễn chồng đi lính khi đang bụng mang dạ chửa, chỉ cầu chồng trở về với hai chữ bình yên.
- Sinh con trai đặt tên là Đản. - Chăm sóc mẹ chồng ốm đau, ma chay chu đáo khi bà qua đời.
-Chồng trở về, nghe lời con nhỏ, cả ghen nghi oan nàng thất tiết.
-Hết lời giãi bày tình yêu
* HĐ 1: Tìm hiểu đề
- Thể loại tự sự - Vũ Nương kể chuyện của mình cho Phan Lang nghe khi gặp chàng ở thủy phủ. - TS+MT+BC * HĐ 2: Lập dàn ý đại cương - Trình bày trước lớp chuỗi sự việc. - Làm việc nhóm, lập dàn bài đại cương. - Nhận xét - Nghe, quan sát, vận dụng nghệ thuật tự sự. * Đề bài: Vũ Nương gặp Phan Lang ở dưới thủy cung. Nàng kể lại cho Phan Lang nghe chuyện của mình. Dựa vào Chuyện
người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Dữ), thay lời Vũ Nương em
hãy kể lại câu chuyện đó.
* Rút kinh nghiệm về bài viết :
1- Xây dựng văn bản tự sự theo yêu cầu của đề: - Người kể, ngôi kể: Vũ Nương tự thuật (ngôi thứ nhất).
-Tình huống: kể trong cuộc gặp gỡ Phan Lang ở thủy cung.
- Sự việc: Dựa theo
Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Quang cảnh và cuộc gặp gỡ Phan Lang ở thủy cung (yến tiệc, nhận mặt,
20 phút
6 phút
thương, lòng chung thủy nhưng chồng vẫn không tin, mắng đánh đuổi đi.
-Uất nhục, thề nguyền và tự tận trên dòng Hoàng Giang nhưng Trương tìm vớt thây chẳng thấy.
-Nhờ con chỉ cái bóng bảo là cha Đản, Trương hiểu được nỗi oan của nàng nhưng sự đã muộn màng.
-Gặp được Phan Lang – người cùng làng, ở thủy cung và nhắn chồng lập đàn giải oan.
- Hiện về giữa dòng Hoàng Giang, tạ từ chàng Trương rồi biến mất.)
-Y/cầu các nhóm trình bày dàn bài đại cương (có vận dụng sáng tạo từ chuỗi sự việc của VB gốc và theo yêu cầu của đề) - Treo bảng phụ, giới thiệu dàn ý- giảng giải minh họa thêm. Định hướng cho HS cách sáng tạo.
* HĐ 3: Hướng dẫn hs tự nhận xét ưu khuyết bài làm và cách bổ sung, chỉnh sửa.
- Hãy tự nhận xét bài làm và trao đổi trong nhóm- đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét chung
- Giới thiệu bài hay (Trình chiếu – in, photo phần tham khảo cách viết hay phát cho HS)
* HĐ 4: Hướng dẫn sửa lỗi - GV nêu những lỗi chung, tư vấn cách sửa.
- Y/cầu HS thực hành sửa lỗi (về nhà).
* HĐ 3: Nhận xét ưu khuyết
- Tự nhận xét – trao đổi với bạn, với GV
- Nghe GV nhận xét, liên hệ bài làm của mình. - Nghe, tham khảo bài văn hay. * HĐ 4: Sửa lỗi - Nghe GV hướng dẫn
- Làm việc nhóm
hỏi thăm nhau).
+ Kể cho Phan Lang nghe chuyện buồn của mình – Sự đồng cảm/ băn khoăn của Phan Lang.
+ Lời nhắn gửi Trương Sinh - Tâm nguyện, mong ước.
2- Sự sáng tạo của bản thân:
- Thay đổi trình tự.
- Thêm bớt sự việc, chi tiết, nhân vật.
- Lời kể, giọng điệu. - Chủ đề. - Nghệ thuật: TS + MT + BC. 3- Hành văn – Trình bày VB: - Chữ viết (cỡ chữ, màu mực, nét chữ, quy tắc chính tả, viết hoa). - Dùng từ ngữ, viết câu, chấm câu.
- Trình bày lời thoại của nhân vật. - Dựng đoạn, tách đoạn. - Canh lề. - Chỉnh sửa. * Học tập một số cách viết hay.
* Dặn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp ( 2 phút)
_ Về nhà tiếp tục sửa bài, tham khảo học hỏi bài văn hay của bạn, trong sách. _ Chuẩn bị bài : Kiều ở lầu Ngưng Bích
* Rút kinh nghiệm, bổ sung: Tham khảo:
MỘT SỐ CÁCH VIẾT HAY CỦA HỌC SINH LỚP 9A1, 9A2 (Năm học 2013-2014) a- Anh ấy ngập ngừng chia sẻ :
- Tôi ... tôi ... muốn biết cớ sao cô chọn cách trầm mình giữa dòng Hoàng Giang. Chắc cô đau lòng lắm nhưng ... còn bé Đản ...?
Tôi nghẹn ngào :
- Phải. Tim tôi như vỡ tan ra từng mảnh ... Tôi đành phải rời bỏ mái nhà thân thương. Chồng tôi đã quá nghi oan cho tôi, bởi thế tôi phải lấy cái chết thì mới mong rửa sạch nỗi oan tày trời.
Phan Lang ngậm ngùi bảo :
- Cô nghĩ dại quá. Cô chết đi thật tội cho con trai cô quá. Ai chăm sóc con cho bằng bàn tay người mẹ ? Bỗng dưng thằng bé thành đứa trẻ mồi côi mẹ.
Tôi lặng điếng cả người, không thốt nên lời. Ai thấu cho lòng tôi ? Mãi hồi lâu, bất giác tôi hỏi Phan Lang :
- Khi nào anh được Đức Linh Phi cho đưa về trần gian ?
- Sớm mai, sứ giả Xích Hỗn sẽ đưa tôi lên bờ. Cô sẽ theo tôi về làng chứ ?
- Cảm ơn anh đã quan tâm đến tôi. Nhưng tôi đã thề sống chết với Linh Phi rồi. Sáng mai hãy đến đây, tôi có việc nhờ anh.
- Được, sáng mai tôi sẽ lại.
Đêm đó, trùm chăn kín mít mà tôi vẫn thấy lòng mình tê lạnh với bao y nghĩ ngổn ngang. Có thể vì xa quê lâu nên chơi vơi nỗi nhớ , hay còn vì lí do nào khác nữa tôi không thể hiểu nổi. Trong tâm trí tôi vẫn còn nguyên vẹn hình bóng người thương. Tôi yêu chồng, dẫu chàng là người đáng trách. Tôi nhớ đứa con ngây thơ bé nhỏ. Họ sống ra sao, ăn uống có đủ bữa không, chàng Trương có lên xe bông với người khác không ? ... Những ý nghĩ ấy tràn về như xoáy vào óc tôi, lạnh buốt. Tôi thổn thức mãi cùng sóng nước Hoàng Giang. Sóng xô dập dờn mơn man nhè nhẹ, tôi chìm dần, chìm dần trong giấc mộng hồi hương sum vầy gia thất.
Sớm mai bừng tỉnh, mặt trời tỏa nắng hồng lóng lánh cả làn nước trong veo. Hơi ấm xua đi khí lạnh âm u. Phan Lang đến tìm tôi và sốt sắng nói :
- Bây giờ tôi phải đi rồi. Liệu cô có đổi ý mà đi cùng tôi về dương gian chăng ? - ....
- Anh gặp Trương Sinh và gửi chiếc hoa vàng này tới anh ta cùng lời nhắn rằng : Nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, đốt ba cây đèn thần chiếu xuống mặt nước, tôi sẽ trở về.
- Vâng, tôi sẽ làm đúng như lời cô dặn.
Nhìn theo bóng Phan Lang được rẽ nước đưa lên bờ, tôi mường tượng cuộc gặp gỡ của Phan Lang với chồng tôi . Liệu chồng tôi có làm theo lời nhắn của tôi không ? Liệu anh ấy có chính thức rửa oan cho tôi để bàn dân thiên hạ thấu hiểu tấm lòng trinh bạch, sắt son của tôi ? Nhất là bé Đản – đứa con trai bé bỏng của tôi, đứa con trai cút côi tội nghiệp của tôi – nó phải được lớn lên trong niềm kiêu hãnh rằng mẹ nó sống cho con, ra đi cũng vì con như thân cò mảnh mai mà quyết liệt đến cùng : Có xáo thì xáo
nước trong – Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Con trai ơi, con hãy ngẩng đầu mà
tự hào về người mẹ trinh liệt của con. Phải rửa oan cho tôi chứ ! Dẫu không thể phụ ân đức của Linh Phi nhưng làm sao tôi có thể yên lòng ở dưới thủy phủ nếu cứ phải ẩn hình nấp bóng trong nỗi nhục oan khiên. Nhất định chồng tôi sẽ chuộc lỗi mà minh oan cho tôi. Tôi tin anh ấy sẽ làm đúng như vậy. Tôi chắc vậy.
Ngước nhìn trời cao : một bầu trời hừng đông rực rỡ. Ngắm khoảng sông xa : một dòng sông xanh mát êm đềm. Khấp khởi chờ mong ánh sáng đèn thần ...
(Theo bài làm của bạn Nguyễn Tiến Thành – Trích phần thân bài, kết bài)
b- Cuộc đời tôi thế đấy, mong rằng tôi sẽ được minh oan – chính người chồng mà tôi hằng yêu thương chung thủy sẽ rửa sạch nỗi oan cho tôi. Để rồi, nếu có được kiếp sau thì tôi vẫn muốn được trở thành vợ chàng Trương và chúng tôi sẽ cùng nhau chung sống hạnh phúc suốt đời.
(Theo bài làm của bạn Huỳnh Hữu Hiếu -Trích phần kết bài)
c- Mở bài: Lướt tay trên phím đàn, nghe âm thanh réo rắt lan xa giữa mênh mang sóng nước Hoàng Giang, lòng tôi đau như ai vò ai xé. Buông cây đàn, tôi ơ hờ nhìn mình trong gương. Mặc cho các nàng tiên vấn tóc, điểm trang son phấn cho tôi, tâm trí tôi vẫn lãng đãng phiêu diêu. Mặc họ ríu rít trò chuyện, tôi vẫn im lặng như chờ đợi một điều gì đó không rõ.. Bỗng có tiếng gọi :
- Chị Thiết ơi, chị ơi, tới giờ nhập tiệc rồi !
Sực nhớ đến lời dặn dự tiệc của đức Linh Phi, tôi đứng bật dậy. Chân bước đi mà đầu vẫn mông lung suy nghĩ về chồng con, quê nhà.
Chà, thủy cung hôm nay nhộn nhịp quá. Cung gấm đền dao vốn đã nguy nga lộng lẫy nay càng rực rỡ bội phần. Những mỹ nhân thướt tha duyên dánglàm sao. Đức Linh Phi tổ chức yến tiệc ở gác Triêu Dương để tạ ơn ân nhân cứu mạng bà. Tiếng vỗ tay vang lên rào rào, tôi tò mò ngẩng nhìn xem kẻ người trần mắt thịt ấy là ai. Chao ơi, người làng, người làng của tôi ! Vui mừng, tôi nghĩ thầm : Có thể hỏi thăm tin tức của