0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đa dạng hóa các hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS

Một phần của tài liệu SKKN CỰC HAY: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THCS (Trang 43 -51 )

- BT 3,4, 5,6: HĐ nhóm, trình bày

5- Hãy phân tích đoạn 1: Đọc kỹ phần VB thứ nhất, cho biết những câu văn nào thể

1.1.5/ Đa dạng hóa các hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS

Nội dung hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cần phong phú để đáp ứng nhu cầu của HS và nhiệm vụ chung. Nên theo định hướng chỉ đạo, phân công của ngành, địa phương, đơn vị kết hợp với những tình huống thực tiễn nảy sinh gắn liền với nhu cầu nội tại của HS trong chương trình chính khóa và ngoại khóa ở nhà trường, gia đình, xã hội. Có thể kể đến những hoạt động như:

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: sọan bài, tìm kiếm tư liệu, thực hiện chương trình dự án , hợp đồng…

- Trong giờ học tại lớp: thuyết trình, đối thoại, phản biện, giao lưu, trò chơi…

- Kiểm tra đánh giá: đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, …; biên soạn đề , xây dựng đáp án …

- Tham dự các cuộc thi: Olympic, Thi Học sinh Giỏi các cấp, Nét bút tri ân, Viết thư UPU, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn …

- Ôn tập, luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng sau tiết học, chuẩn bị kiểm tra học kì, thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi.

- Giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, vui chơi (Đôi bạn cùng tiến, Nhóm bạn cùng tiến, tập thể cùng tiến)

- Chương trình HĐNG, sinh hoạt lớp cuối tuần, chào cờ đầu tuần

- Các chương trình ngoại khóa: Đố vui để học, Kỉ niệm các ngày lễ, Giao lưu kết nghĩa, Biểu diễn văn nghệ …)

- Nghiên cứu khoa học.

- Quản lí, điều hành nhóm, tổ, lớp

- Giải quyết các tình huống thực tiễn ở gia đình, xã hội.

1.1.6/ Rèn cho HS những kĩ năng cơ bản để thực hiện các hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn: tốc kí, lập biểu bảng, BĐTD, tóm tắt ý, tự ghi chép bài học, bài tập, ứng môn Ngữ văn: tốc kí, lập biểu bảng, BĐTD, tóm tắt ý, tự ghi chép bài học, bài tập, ứng

dụng CNTT, đọc lướt, đọc kĩ, nghiên cứu SGK, tài liệu, xử lí thông tin ...

Có thể trao đổi thêm về một số kĩ năng có vẻ như mới và khó nhưng vô cùng cần thiết đối với HS THCS để phát huy tính ứng dụng của môn Ngữ văn.

Trong thời đại CNTT cùng với sự nhanh nhạy của HS lứa tuổi THCS, việc dùng CNTT để thực hiện các hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn không phải là xa lạ và quá khó đối với các em. Với sự hỗ trợ của kiến thức Tin học trong nhà trường cùng những biện pháp tư vấn, giao việc của GV Ngữ văn, HS có thể chủ động tích cực khai thác mặt tích cực của CNTT để thực hành và tạo nên nhiều sản phẩm học tập. Cách làm cụ thể, chúng tôi đã phổ biến cho GV Ngữ văn trong toàn TP qua Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn (do Hội đồng bộ môn thuộc Phòng giáo dục – đào tạo Quy Nhơn tổ chức vào tháng 11 năm 2012; cô Phượng Hiền và cô Huỳnh Nga trực tiếp báo cáo, dạy minh họa).

Tốc kí là phép dùng những dấu hiệu đơn giản để ghi chép nhanh, kịp những lời

nói. (Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân, NXB Khoa học xã hội năm 1994). Muốn ghi nhanh thì khả năng nghe phải nhạy, óc phán đoán phải tinh, phản xạ thần kinh thật bén và tốc độ viết của tay phải nhanh. Thoạt nghe, tưởng chừng như không cần thiết trang bị kĩ năng ấy đối với HS THCS và HS khó lòng đáp ứng được; hoặc có GV sợ các em bê nguyên xi cách viết tắt vào bài làm. Do đó, ta nên tận dụng ưu điểm của kĩ năng này và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng không tốt của nó.

Cần phổ biến, hướng dẫn cụ thể cho HS như sau:

- Dùng những dấu hiệu phổ biến, tiện lợi như dùng số, chữ tắt, đường nét, hình ảnh ... (Lưu ý HS nên dùng những kí hiệu đơn giản, thông dụng đối với nhiều người) - Tuyệt đối không được dùng cách tốc kí khi làm bài kiểm tra, bài thi hay các loại VB hành chính trong thực tế đời sống.

- Nên dùng kĩ năng tốc kí khi ghi lại ý kiến trong hoạt động thảo luận nhóm; khi viết biên bản họp hành, công tác; lưu lại những lời giảng giải của GV, lời thuyết trình của người báo cáo, những tranh luận của bạn bè; những thông tin khi nghe, xem từ các phương tiện thông tin đại chúng, khi thực hiện phỏng vấn...; mở rộng ra nữa là ghi những thông tin cần thu thập trong quá trình tìm kiếm, khi nghiên cứu tài liệu, sách báo

Tốc kí trong hoạt động thảo luận nhóm

- Các em có thể tốc kí trên giấy nháp/ vở nháp, trên sách, trên máy tính, vở soạn, vở bài tập; nên hạn chế đối với vở học.

- HS (nhất là đối với HS lớp cuối cấp) thường xuyên luyện kĩ năng tốc kí, ứng dụng ở rất nhiều hoạt động.

Nghiên cứu SGK, tài liệu, xử lí thông tin

Nên hướng dẫn cho HS ngay từ đầu cấp những kĩ năng này. Giúp HS biết tìm hiểu cấu trúc của sách , tài liệu; tra cứu, truy cập, thu thập, xử lí thông tin ...

Việc hướng dẫn bắt đầu từ những thao tác đơn giản như biết sử dụng phần mục lục của sách để tìm kiếm nhanh bài học, bài tập; biết sử dụng thư mục, danh mục ở thư viện; biết truy cập mạng với các trang mạng phục vụ học tập rồi tiến dần đến những thao tác khó hơn như biết chọn sách, chọn tập san, tạp chí, tài liệu hữu ích, phù hợp; nắm vững các phần mục, tác dụng của từng phần mục trong các loại SGK, sách tham khảo, cách tra cứu từ điển, báo, tạp chí; cách chọn lọc thông tin cần thiết; cách tránh nhiễu thông tin; cách lưu giữ thông tin đã thu thập được; cách ghi chép thông tin ...

Cách hướng dẫn cho HS nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Có thể kết hợp nhiều nguồn hướng dẫn như GV tư vấn, các đối tượng HS chia sẻ kinh nghiệm với nhau, PHHS chỉ bảo ... Mặt khác, chú ý phân hóa HS để yêu cầu thực hiện kĩ năng với những mức độ, giới hạn khác nhau, đảm bảo tiêu chí vừa sức.

Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo trong hoạt động nhóm

Lập biểu, bảng, BĐTD

Trước đây, đối với môn Ngữ văn, GV và HS chủ yếu là dùng kênh chữ viết đơn thuần trên giấy, trên bảng. Nhưng đáp ứng thực tiễn, nên hình thành cho HS THCS kĩ năng sử dụng kênh chữ kết hợp với đường nét, kí hiệu, màu sắc, hình ảnh... và gắn với những phương tiện, chất liệu đa dạng.

Muốn vậy, GV có thể dùng cách trực quan, nghĩa là cho HS tiếp cận thường xuyên với cách ghi bảng (hoặc trình chiếu) bài học bằng sơ đồ, bảng hệ thống, niên biểu, BĐTD ... Giới thiệu với các em những công cụ, phần mềm ứng dụng. Rồi dần dần hướng dẫn HS tự thực hiện cách trình bày bài học, bài thuyết trình, bài nghiên cứu ... bằng biểu, bảng, BĐTD trong các hoạt động ứng dụng.

HS ghi bài học bằng sơ đồ

HS soạn bài để trình chiếu Powerpoint bằng BĐTD

Phản biện: Ngày nay nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều coi trọng tư

duy PB trong dạy học. Ở Việt Nam, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy PB cho HS. Mới đây nhất, trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành kèm theo Thông tư số: 13/2012/TT-BGDĐT, ngày

06/4/2012,chương II, điều 7, mục 2c có nói: “Hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết PB”.

Có thể cho HS rèn khả năng phản biện ở nhiều hoạt động giáo dục, giảng dạy trong và ngoài nhà trường. Trước hết là trong dạy – học chính khóa, đặc biệt là dạy – học Ngữ văn. Muốn phát huy được khả năng PB của HS, cả người dạy và người học đều phải có tư duy PB. Người học phải luôn suy nghĩ về những điều GV trình bày, biết đặt ra và trả lời được các câu hỏi như “Tại sao lại như vậy?”, “Như thế thì đã thực sự đúng đắn chưa?”…; không tiếp thu kiến thức một cách thụ động, một chiều mà phải chủ động, chọn lọc, luôn luôn hướng tới chân lí của vấn đề. Nhìn nhận, đánh giá vấn đề

một cách biện chứng. Người học phải biết nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề theo những cách mới mẻ, thậm chí, khi cần thiết có thể phủ nhận lại cách đánh giá của GV.

Thực tế, có khá nhiều HS có hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực mà chưa có điều kiện hay môi trường thể hiện, phát huy. HS cũng phải có kĩ năng lập luận (bao gồm các kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh…) mới có thể PB tốt vấn đề. Trong phản biện, cần thuyết phục được người khác hướng tới những kết luận chính xác hơn. PB phải mang tính khách quan, khoa học, tránh lấy “phản đối” làm “PB”.

GV cần coi tư duy PB là tư duy của con người hiện đại, việc PB của HS là việc bình thường trong dạy và học; không nên tự cho mình luôn đúng; cũng không nên thấy xấu hổ, ngại ngùng khi một HS đưa ra cách giải quyết vấn đề thuyết phục hơn thầy. Quan hệ thầy – trò phải thực sự thân thiện, chân lí của vấn đề phải được đưa lên hàng đầu. GV tạo môi trường thuận lợi cho những PB của HS, bằng các biện pháp động viên, khích lệ làm cho HS thấy tự tin, hào hứng. PB của HS có thể chưa đạt đến chân lí thì GV cũng nên kết thúc bằng những lời động viên, tránh chỉ trích gây căng thẳng.

Và quan trọng hơn cả là GV cần tạo được những câu hỏi, tình huống có vấn đề để mở ra không khí phản biện một cách tự nhiên, tạo cho HS nhu cầu muốn thể hiện quan điểm, chủ kiến.

Chẳng hạn, khi đối thoại theo cách vấn đáp thông thường: “Em có suy nghĩ gì về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương?” (Ngữ

văn 9, tập một ), HS không hứng thú tham gia. Nhưng khi đưa ra tình huống: Có hai bạn A và B bàn về cái chết của Vũ Nương như sau:

A nói: Cái chết của Vũ Nương khiến ta vừa thương vừa trọng nàng. Thương cho

số phận oan nghiệt và trọng nhân phẩm cao đẹp.

B cho rằng: Cái chết ấy khiến tôi vừa thương vừa trách. Thương người bạc

mệnh nhưng trách người yếu đuối và không biết nghĩ cho đứa con bé bỏng.

Em suy nghĩ thế nào từ hai ý kiến trên?

thì HS rất hào hứng tranh luận, phản biện sôi nổi. Các em dẫn chứng cả chi tiết truyện lẫn quan niệm đạo đức, cách sống, cách suy nghĩ, hành xử của người xưa, người nay trong thực tế đời sống, có cả những điều luật từ Công ước quốc tế, Luật pháp Việt Nam; có cả suy nghĩ xuất phát từ chính hoàn cảnh riêng của các em ... GV cũng nhẹ nhàng khơi gợi và chấp nhận nhiều cách nghĩ khác nhau của HS trên nền tảng nhân văn và khoa học bộ môn, hướng các em tới nhận thức và hành vi sống tích cực, nhân hậu.

Đồng thời người thầy cũng phải biết giải quyết khéo léo khi HS bất ngờ đưa ra những tình huống cần phản biện. Những trải nghiệm trong dạy – học cho ta nhiều điều thú vị để làm giàu thêm nghiệp vụ nhà giáo. Ví như, có lần đề cập đến tấm lòng nhân đạo của Đỗ Phủ trong bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Ngữ văn 7, tập một), GV liên hệ đến cuộc đời nghèo khó của nhà thơ cùng gia đình để thấy ông vị tha, biết quên nỗi đau của mình để viết những vần thơ cảm thông yêu thương con người, để làm một ông quan thương dân; suốt đời thanh liêm. Nhiều HS trong lớp cũng bày tỏ tình cảm yêu quí, trân trọng tấm lòng, cách sống cao đẹp của Đỗ Phủ. Nào ngờ có HS phản biện rằng không ngưỡng mộ cách sống đó. Giữ đức thanh liêm là tốt, thương người là tốt

nhưng để bản thân và gia đình sống trong nghèo khó, chết trong tủi cực như Đỗ Phủ thì không ổn chút nào. Tại sao chỉ lo cho người khác mà quên mất nỗi khổ của chính

mình và những người thân ruột thịt trong gia đình? Vợ con nghĩ gì khi người chồng, người cha vô trách nhiệm với gia đình?

Làm việc nhóm

Đây là kĩ năng bắt buộc phải có đối với con người thời hiện đại. Phần nhiều HS, SV nói chung hiện nay vẫn chưa thuần thục kĩ năng này. Muốn HS THCS thực hành tốt thì GV phải kiên trì rèn cho các em. Nhận thức và PP tổ chức cho HS làm việc nhóm còn nặng về hình thức, thiếu hiệu quả. Nhiều GV hiểu rằng chỉ khi nào cần thảo luận mới tổ chức hoạt động nhóm.

Để khắc phục tình trạng ấy, có thể đa dạng hóa nội dung, hình thức làm việc nhóm như:

- Bố trí nhiều kiểu nhóm: nhóm theo số lượng (ít HS/ nhiều HS), nhóm theo sở thích, nhóm theo năng lực, nhóm do GV chỉ định, nhóm do HS tự chọn...

- Thực hành ở nhiều thao tác, hoạt động: cùng làm việc, nghiên cứu sách, tài liệu; cùng hoàn thành một sản phẩm học tập; cùng thảo luận, tìm hiểu bài học; cùng làm bài tập; cùng tập kịch, hát múa; cùng làm đề tài nghiên cứu khoa học; cùng thuyết trình; cùng hùng biện; cùng tổ chức, điều khiển ...

- Không gian làm việc nhóm cũng đa dạng tùy điều kiện cụ thể.

GV vừa bao quát lớp vừa tập trung đến những đối tượng HS cần được quan tâm để kịp thời hỗ trợ các em. Phát huy vai trò của HS nòng cốt để giúp GV trong việc quản lý. Chú ý rèn năng lực giao tiếp cho HS thông qua hoạt động nhóm. Cũng nên làm tốt công tác phối hợp với PHHS để gia đình đồng thuận và tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động nhóm ngoài giờ học tại lớp.

HS đang thực hành hoạt động nhóm tại lớp học

Thuyết trình

Hướng dẫn HS biết nhiều kĩ năng thuyết trình như cách xây dựng đề cương; cách dẫn dắt giới thiệu; cách tương tác với người nghe để điều chỉnh âm lượng, cử chỉ, nội dung, thời lượng; cách sử dụng thiết bị trực quan để hỗ trợ ...Kĩ năng NÓI là quan trọng nhất khi thuyết trình nhưng cũng cần sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ. Kĩ năng này được rèn cho HS qua nhiều tình huống như đóng vai MC, thi hùng biện, thực hành luyện nói, giới thiệu sách, nói chuyện chuyên đề, trình bày sản phẩm học tập, hướng dẫn tham quan, quảng bá thương hiệu ...

HS thuyết trình về sản phẩm dự thi “ Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức

cuộc thi tìm hiểu về Biển đảo quê hương

Tổ chức, điều hành, quản lí

Trong thực tế đời sống, mỗi con người không thể thiếu năng lực điều hành, tổ chức, quản lí (quản lí bản thân, quản lí gia đình, quản lí xã hội). Ta phải trang bị cho HS THCS kĩ năng lập kế hoạch, vạch phương hướng, xác định mục tiêu, biện pháp thực thi ...Vì thế GV Ngữ văn không chỉ tổ chức dạy – học tốt các bài học Ngữ văn mà còn phối hợp với đồng nghiệp, Đoàn, Đội ... có nhiều cách rèn cho các em năng lực quản lí như vận dụng PP Học theo dự án, Học theo hợp đồng, các kĩ năng ... để ứng dụng trong các hoạt động như tổ chức Đại hội chi đội, Hội nghị thi đua, Hội vui học tập, Giao lưu, Diễn đàn ... Tạo điều kiện cho nhiều đối tượng HS được tham gia quản lí từng khâu, từng phần trong hoạt động.

Thực tế trong thời gian qua HS THCS Ngô Mây đã được tạo điều kiện để thể hiện năng lực quản lí. Kinh nghiệm cho thấy khi HS được tin tưởng, được tư vấn cụ thể thì các em hoàn thành tốt các nhiệm vụ của người chủ trì, MC, giám khảo, ban tổ chức, ban hậu cần, ... hoặc làm tốt vai trò cán bộ lớp, chi đội, liên đội.

Tất nhiên, GV phải chú ý khâu tư vấn và sáng tạo nhiều cách để HS được rèn kĩ năng tổ chức, điều hành, quản lí. Không nên làm thay cho HS nhưng khi giao việc cho

Một phần của tài liệu SKKN CỰC HAY: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THCS (Trang 43 -51 )

×