- Giao cho HS điều khiển chương trình cả một tiết học, cả một hoạt động hoặc một
ĐAM MÊ SÁCH VỞ
1 HS điều hành chung ( có 8 thành viên cùng tham gia thực hiện chương trình ). Lời chào và tự giới thiệu.
3 HS trình bày phần mở bài ( dẫn dắt bằng tiểu phẩm hài Truyện tranh
“Number one” ).
3 HS lần lượt trình bày phần thân bài ( kết hợp với việc minh họa bằng nhiều loại sách để học và tham khảo rất bổ ích; đặc biệt là xen kẽ giao lưu với các bạn ở dưới lớp ).
1 HS trình bày phần kết bài .
2 HS dẫn chương trình có lời bình phẩm – BGK chấm điểm, thư ký ghi điểm. - Lớp và GV nhận xét chung, góp ý cho từng tổ để rút kinh nghiệm – Kết thúc tiết học( 4 phút ).
3- Kết quả tiết học – Rút kinh nghiệm :
- Tiết học vận dụng hình thức DÀN HỢP XƯỚNG (theo đề tài Đổi mới tiết luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS – Huỳnh Thị Phượng Hiền).
- Lần đầu tiên thực hiện luyện nói theo hướng đổi mới nhưng HS của lớp 7A7 đã vận dụng khá thành công. Các em tiếp thu rất nhanh và rất sáng tạo trên cơ sở những gợi ý của GV .
Thành công đáng kể hơn cả là GV đã giao toàn bộ khâu tổ chức, điều hành cho HS và HS tổ 2 đã hoàn thành rất tốt. Đặc biệt, 2 HS dẫn chương trình rất tự tin và biết phối hợp nhịp nhàng ăn ý .
BGK chấm điểm tương đối chính xác, công bằng.
-Tuy nhiên, cần tiếp tục huấn luyện cho các em cách thức triển khai , phối luyện cho nhuần nhuyễn hơn.
- Có nhiều em bày tỏ ý muốn có nhiều hình thức sinh động hơn nữa khi luyện nói. Điều đó cho thấy các em đòi hỏi ở GV sự tìm tòi, sáng tạo hơn nữa để làm tốt hơn nữa vai trò tư vấn, gợi ý, chỉ dẫn HS hoạt động.
Hay như mới đây, trong tháng 2/2014, nhóm Ngữ văn còn hướng dẫn HS thực hiện hoạt động ngoại khóa với hình thức rất sinh động nhằm tạo điều kiện cho HS thực hành vai trò của nhà tổ chức, MC điều khiển, giám khảo chấm điểm, thư kí ghi điểm ... Đó là mời 6 lớp 8 (mỗi lớp 5 HS) dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Biển đảo quê hương. Mỗi đội tự xây dựng một chương trình cuộc thi
(thời gian mỗi đội tổ chức thi là khoảng 30’) cho đối tượng là các bạn khối 8, trong đó bắt buộc tuân thủ nội dung theo chủ đề với kiến thức các môn học liên quan như Ngữ văn, Sử, Địa, GDCD, Nhạc, Mĩ thuật, Công nghệ, Tin học...HS được tự chọn hình thức tổ chức như Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia, Giải ô chữ, Lật mảnh ghép,
Hùng biện ... Các em được đánh giá qua hai vòng thi: Vòng sơ khảo đánh giá về nội
dung liên môn theo chủ đề, về khả năng thuyết trình cách tổ chức và kĩ thuật CNTT (trình chiếu Powpoint); về tính khả thi của kế hoạch tổ chức thi; trên cơ sở đó sẽ loại 3 đội; vòng chung kết gồm 3 đội thực hiện trình chiếu, trực tiếp tổ chức cho HS cả khối tham gia theo nội dung và hình thức thi mà đội mình xây dựng.
Với hình thức đó, nhiều đối tượng HS được tham gia với nhiều vai trò khác nhau nhằm phát huy tối đa tài năng sáng tạo, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn một cách vô cùng linh hoạt. Và thực sự là HS đã hào hứng tham gia với kết quả tốt đẹp.
HS 8A2 với sản phẩm ô chữ dùng để tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức
liên môn tìm hiểu về Biển đảo quê hương” cho các bạn cùng khối.
Ngoài ra, GV Ngữ văn cũng nên phối hợp với GVCN, cán bộ Đoàn, Đội để giúp HS ứng dụng kĩ năng quản lí, tổ chức trong các tiết HĐNG, sinh hoạt lớp cuối tuần, chào cờ, đại hội ...
Tạo lập VB
Để luyện kĩ năng viết cho HS, cách hữu hiệu nhất là yêu cầu các em thường xuyên thực hành tạo lập các kiểu VB như tập làm bài trong vở thực hành, vở bài tập để GV, cán sự lớp, tổ, nhóm kiểm tra, đánh giá...
Ngoài những tiết kiểm tra (theo chương trình), thường thì GV hay giao BT tạo lập VB cho HS về nhà thực hiện. Nhưng nếu khéo tổ chức, phân hóa HS phù hợp thì HS thực hành tạo lập được VB ngay cả trong tiết học. Nên thiết kế hình thức giao nhiệm vụ một cách đa dạng, thích hợp (như nhiệm vụ tự chọn trong hợp đồng; câu hỏi, BT trong phần tự luận của đề kiểm tra ...; hoặc giải quyết yêu cầu thực tiễn nào đó) để HS luyện tập kĩ năng tạo lập VB một cách thường xuyên. Kể cả chú ý tư vấn, hướng dẫn cho HS thực hành viết giấy mời, viết thiệp, viết đơn xin phép, viết biên bản, viết báo cáo, làm hồ sơ thi tuyển sinh, làm hồ sơ cấp chứng minh nhân dân ...
GV cũng nên cùng thực hành với HS (nếu có điều kiện) để tạo môi trường sáng tạo theo kiểu xướng họa, ứng đối. Nhất là trong các HĐNGLL, Sinh hoạt lớp cuối tuần, Câu lạc bộ, Tập san, Báo tường, ... hoặc trong các tiết tập làm thơ, tạo lập VB tự sự, biểu cảm, nghị luận...