+ Sách có tác dụng như thế nào đối với con người?
+ Làm thế nào để sách mãi mãi là người bạn lớn của con người? - Lập luận tổng – phân – hợp:
+ Tổng: Nêu khái quát LĐ: Sách là người bạn lớn của con người.
+ Phân: nêu cụ thể: . Trong quá khứ, sách là người bạn lớn của con người . Trong đời sống hiện đại: sách vẫn mãi mãi là người bạn lớn của con người.
+ Hợp: Khẳng định sách là người bạn lớn, con người cần yêu quí, giữ gìn và làm giàu cho sách.
NHIỆM VỤ 8: Nêu luận điểm – tập lập luận (bài học rút ra từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng)
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ ngu dốt, kiêu căng/ Kẻ nào ngu dốt mà kiêu căng hợm mình thì tất yếu phải trả giá/ Chớ ngu dốt, kiêu căng/ Thật đáng đời cho những kẻ ngu dốt, kiêu căng …
- Luận cứ: + Dẫn chứng chuyện con ếch trong câu chuyện ngụ ngôn.
+ Chỉ ra tác hại khôn lường dành cho những kẻ ngu dốt vì không chịu học hỏi, kiêu căng
+ Làm thế nào để loại bỏ thói xấu kiêu căng ?
NHIỆM VỤ 9 ( ĐV tham khảo) CÁI XẤU CỦA HỌC SINH NGÀY NAY
Ngày nay HS chúng ta quả là đáng chê trách . Thật đáng lo ngại, thật đáng báo động về tình hình nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ trong chúng ta. Từ lười học, bỏ học đến sa đà vào các tệ nạn xã hội; từ bất hiếu trong gia đình đến vô đạo đức ngoài xã hội, hầu như khắp nơi đều có và lúc nào cũng có. Những hành vi xấu ấy đã quá phổ biến đến mức gây ra bao hậu quả đau lòng cho chính các bạn HS và cả gia đình, xã hội. Mong các bạn hãy mau mau thức tỉnh! (Bài làm của HS)
HOẠT ĐỘNG 5: Nghiệm thu hợp đồng (nhiệm vụ 4,5,6,7,8,9,10)
- HS tương tác với nhau để đánh giá các nhiệm vụ 4,5,6,7,8,10. (đánh giá dựa vào sự thảo luận, kiểm tra bài của nhau, dò bài lẫn nhau). CSBM bao quát chung và báo cáo những vấn đề nảy sinh ở các nhóm.
- GV chấm một số ĐV của các đối tượng HS (nhiệm vụ 9) nhận xét, giúp HS chỉnh sửa, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 6: Tổng kết tiết học – Dặn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
* Kết quả - Rút kinh nghiệm:
- Đối chiếu với Phiếu quan sát Học theo hợp đồng – Mô-đun Học theo hợp đồng của dự án Việt- Bỉ, việc vận dụng đạt ở mức độ từ 3 trở lên cho từng tiêu chí.
NỘI DUNG QUAN SÁT MỨC ĐỘ
1 2 3 4 5
1. Xây dựng được không khí thoải mái, số lượng BT/nhiệm vụ,
thời gian hợp lí. x
2. Nội dung các nhiệm vụ bắt buộc đã đảm bảo HS cơ bản đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
x 3. Nhiệm vụ tự chọn đảm bảo củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ
năng, phân hóa được HS. x
4. Phát triển một chuỗi các nhiệm vụ/BT có hệ thống đáp ứng được mục tiêu học tập.
x 5. Nhiệm vụ/BT gắn với thực tế và khuyến khích sự sáng tạo của
HS.
x 6. Sắp xếp hợp lí, linh hoạt các hợp đồng để GV có thể dành
nhiều thời gian hỗ trợ HS khi HS có nhu cầu. x
7. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS khi lựa chọn các nhiệm vụ.
x 8. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS thông qua hệ thống tự
dụng các phương tiện truyền thông đa dạng và các hình thức thể hiện và thực hiện đa dạng.
9. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS trong quá trình đánh giá và vượt ra ngoài khuôn khổ kết quả thực hiện.
x 10. Sử dụng mọi cơ hội để giáo dục cá nhân và phát triển kĩ năng
xã hội của HS khi tham gia các hợp đồng. HS làm việc độc lập và có hợp tác, hỗ trợ khi cần.
x
- GV linh hoạt trong quá trình hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng cũng như khi nghiệm thu hợp đồng đối với những nhiệm vụ có nhiều hướng giải quyết để phát huy óc sáng tạo của HS, khơi mở nhiều cách viết văn, nhiều cách lập luận. HS cũng tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng; tuy còn vụng về trong cách diễn đạt, ngây thơ về cách suy ngẫm nhưng các em biết đưa ra luận điểm gắn liền với thực tiễn ; biết chọn luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) phù hợp.
- Kết quả kiểm tra đánh giá trên hợp đồng của HS (GV thu vở BTđể đánh giá)
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
7A5 SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
12 26.7% 15 33.3% 18 40% 0 0 0 0
- GV còn hướng dẫn các em kĩ năng đọc, chọn lọc thông tin từ phiếu hỗ trợ - một kĩ năng cần thiết cho việc tự học của HS.
- Kĩ năng tự sửa lỗi của HS còn non (đây cũng là điều dễ hiểu vì HS lớp 7 bước đầu tiếp cận với văn nghị luận) . GV cần dành thời gian giúp đỡ và hướng dẫn HS kiên trì tập viết văn, tập sửa lỗi (hoạt động sau giờ học, ở nhà); việc sưu tầm (nhiệm vụ 10) là hoạt động thường xuyên trong quá trình tự học, trau dồi kĩ năng viết văn nghị luận, hỗ trợ kĩ năng tự sửa lỗi.
*Nguyên tắc HỢP chặt chẽ trong một số hoạt động ứng dụng môn Ngữ văn cho HS THCS ở trường THCS Ngô Mây trong những năm gần đây là bài học kinh nghiệm, là minh chứng dễ thấy. HỢP tốt thì đạt kết quả ngày càng tiến bộ như tạo được những
giờ học mở đầy sinh động với tính ứng dụng cao, tổ chức cho HS tham gia viết thư
quốc tế UPU, tham gia văn nghệ, thi HS giỏi các cấp, giữ gìn vệ sinh cảnh quan trường lớp, giao lưu kết nghĩa, hoạt động từ thiện ... Ngược lại thì kết quả còn hạn chế như: giờ học thụ động, kém hấp dẫn; HS chưa tích cực tham gia nghiên cứu khoa học kĩ thuật; chưa quan tâm bảo vệ di sản; phong trào đọc sách văn học chưa mạnh mẽ...
1.1.4/ Khai thác tối đa các đơn vị bài học, các phần mục có tính thực hành cao trong chương trình Ngữ văn THCS: trong chương trình Ngữ văn THCS:
Trong khi chờ đợi chương trình và SGK mới thì nên tổ chức dạy – học và ứng dụng thật tốt môn Ngữ văn theo chương trình hiện hành. Tránh tình trạng lối dạy – học đối phó chạy theo thi cử, chỉ đề cao một số phần, đơn vị bài học mà GV, HS tự cho là trọng tâm. Cụ thể là cần phải dạy – học thật tốt:
- Văn bản nhật dụng - Văn bản hành chính - Các bài Luyện tập, Ôn tập
- Các phần Luyện tập trong từng đơn vị bài mới. - Các tiết Luyện nói.
Để làm được điều đó, nên thiết kế tiến trình bài học theo cách:
- Tăng tối đa thời lượng cho hoạt động của HS bằng cách tổ chức nhiều nội dung, hình thức hoạt động ứng dụng.
- Giảm tối đa hoạt động thuyết trình, diễn giảng của GV bằng cách dùng phiếu học tập, phiếu hỗ trợ, đáp án, tài liệu hỗ trợ.
Có thể tham khảo một giáo án thiết kế bài học (dạy tại lớp 8A2): Ngày soạn : 2-1-2014 Tuần : 20 Tiết : 75
Bài : CÂU NGHI VẤN I / Mục tiêu : Giúp HS :
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.