Mong muốn liên quan đến những quy định, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu thực trạng những rủi ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng ở hà nội năm 2011 và một số yếu tố liên quan (Trang 57 - 59)

Về chế độ đãi ngộ hay những trợ cấp đặc biệt cho các bác sỹ thì hiện nay Nhà nước ta cũng đã có một số chế độ như phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp chống dịch…Tuy nhiên, những phụ cấp đó chưa nhiều và chỉ một số chuyên ngành đặc biệt mới được hưởng. Trong nhiều chuyên ngành mặc dù môi trường làm việc và đặc thù nghề nghiệp khó khăn như vậy nhưng việc theo dõi sức khỏe định kì hàng năm và việc khám giám định bệnh nghề nghiệp theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ lao động chưa được thực hiện đầy đủ ở tất cả các cơ sở y tế. Về hỗ trợ cho những bác sỹ không may mắn bị RRNN thì hiện nay chỉ có rủi ro nhiễm HIV là có những văn bản , quy định cụ thể về chế độ và chế độ cho 28 bệnh nghề nghiệp nói chung cho tất cả các

công việc chứ không phải cho riêng ngành y, mà trong các bệnh nghề nghiệp đó rất ít bệnh nghề nghiệp đặc thù của ngành y [22]. Chính vì vậy mà các bác sỹ đều mong muốn có những chế độ đặc biệt như bảo hiểm rủi ro cho bản thân mình và cho đồng nghiệp của mình, để đến khi bác sỹ không may mắn gặp phải những rủi ro đó thì sẽ có những hỗ trợ từ phía cơ quan, từ phía Nhà nước nhằm làm an ủi và một phần nào đó làm giảm hậu quả do rủi ro đó gây nên.

Ngoài ra, bác sỹ còn có những mong muốn khác như là về thu nhập, khía cạnh xã hội như được xã hội, dư luận báo chí nhìn nhận một cách khách quan, chính xác về công việc rất đặc thù của mình. Bác sỹ mong muốn được xã hội tôn trọng, được xã hội đền đáp xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của bác sỹ đó là thu nhập, để có được một tâm lý thoải mái, cống hiến hết mình mà không bị kinh tế gia đình chi phối và làm ảnh hưởng nhiều thì người bác sỹ phải có thu nhập ổn định. Công việc của người bác sỹ là vô cùng vất vả, ngày đêm chiến đấu với bệnh tật đem lại sức khỏe cho biết bao nhiêu bệnh nhân, vì thế mà họ cũng muốn được bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và xã hội tôn trọng mình. Một điều mong muốn nữa đó là người bác sỹ rất muốn có những quy trình làm việc chặt chẽ trong công tác tổ chức bệnh viện [9].

Về vấn đề chế độ chính sách, trong thời gian qua, nhà nước ta đã có một số chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành y tế như chế độ tiền lương, nâng bậc lương, chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, chế độ phụ cấp lưu động, chế độ phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp, chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, chế độ phụ cấp chống dịch, phụ cấp chức vụ .v.v.. nhưng chưa có quy định về thực hiện chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho cán bộ y tế. Ngoài ra trong Bộ Luật lao động, thông tư hướng dẫn của Bộ Y Tế, Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có những quy định về việc tổ chức khám sức khỏe tuyển dụng. Riêng Bộ Quốc Phòng đã có văn bản

riêng hướng dẫn việc bồi dưỡng cho các cán bộ và nhân viên quân y làm việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, ở Việt Nam chi phí dành cho tiền lương và tiền công vẫn còn rất thấp khoảng 29% của chi phí thường xuyên, ở các nước phát triển chi phí này khoảng 50-60%. Nhìn chung ngân sách đầu tư cho cải thiện môi trường lao động, công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ y tế còn rất thấp. Các cán bộ y tế hầu như chưa được học tập về an toàn, vệ sinh lao động. Hiện nay Việt Nam chưa có những hướng dẫn riêng về an toàn vệ sinh lao động cho CBYT. Chính vì vậy, những mong muốn của các bác sỹ về những quy định, chính sách và chế độ của Nhà nước như trên được coi là hợp lý và bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng những rủi ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng ở hà nội năm 2011 và một số yếu tố liên quan (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w