Bi bệnh nhân hoặc người nhà đe dọa, tấn công

Một phần của tài liệu thực trạng những rủi ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng ở hà nội năm 2011 và một số yếu tố liên quan (Trang 50 - 51)

- Một vấn đề thời sự hiện nay trong ngành y được dư luận và báo chí rất quan tâm là việc nhiều bác sỹ bị bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đe dọa, xúc phạm, chửi mắng thậm chí là tấn công, hành hung. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra điều đó với tỷ lệ 27,1%, đặc biệt bệnh viện tuyến thành phố và tuyến huyện là 40%. Kết quả này tương đương với một báo cáo của Mỹ năm 2010 là có đến 40% bác sỹ hồi sức cấp cứu bị tấn công ở bang California [19]. Thái độ và hành vi bạo lực là yếu tố rất thường gặp khi bác sỹ phải tiếp xúc với bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo. Sự mất mát dễ làm tăng những cơn giận giữ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Như vậy, có thể thấy bạo lực là yếu tố nghề nghiệp đặc thù trong ngành y tế nhất là với những người làm việc trong các khoa phòng cấp cứu hoặc trong các bệnh viện tâm thần. Kết quả nghiên cứu định tính cũng nói lên được điều này: “Với chuyên ngành tâm thần của chị thì nguy cơ bị bệnh nhân tấn công, chị thì

chưa bị nhưng bị bệnh nhân quát mắng là chuyện bình thường..” (bác sỹ

chuyên ngành tâm thần). Do vậy, cần có những chính sách, những biện pháp thiết thực để bảo vệ người thầy thuốc trong những trường hợp như vậy.

- Khi gặp phải rủi ro bác sỹ có thể lựa chọn một hay nhiều cách xử trí khác nhau. Bảng 3.9 cho thấy cách xử trí mà bác sỹ đã lựa chọn nhiều nhất là trao đổi với đồng nghiệp 66,2%, không trao đổi với ai mà tự xử trí 47,9%. Cách xử trí được ít bác sỹ lựa chọn hơn là tìm kiếm sự hỗ trợ tư vấn tâm lý 14,1%, tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý chỉ 5,6% (bảng 3.9). Tỷ lệ này cũng tương đương khi bác sỹ làm ở các chuyên ngành khác nhau và có những năm kinh nghiệm khác nhau. Bác sỹ làm việc trong bất cứ bệnh viện, phòng khám hay chuyên ngành nào thì cũng đều phải hoạt động trong một tập thể, làm việc phối hợp với các CBYT khác như các bác sỹ khác, điều dưỡng, hộ lý rồi những mối quan hệ với lãnh đạo cơ quan. Vì vậy mà bác sỹ không những thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp của mình về công việc, về chuyên môn mà khi gặp bất kì rủi ro nào thì đồng nghiệp của bác sỹ thường là người đầu tiên được người bác sỹ đó trao đổi, hỏi ý kiến và tìm hỗ trợ giúp đỡ.

Một phần của tài liệu thực trạng những rủi ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng ở hà nội năm 2011 và một số yếu tố liên quan (Trang 50 - 51)