3.2.3.1. Rủi ro vật sắc nhọn đâm vào và nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể.
Tất cả các bác sỹ được phỏng vấn đều cho rằng rủi ro là bị vật sắc nhọn đâm vào tay thường gặp ở các chuyên ngành mà bác sỹ phải thường xuyên sử dụng kim tiêm và dao kéo như ngoại khoa, sản khoa, ung thư, răng hàm mặt, tai mũi họng. Bị vật sắc nhọn đâm vào tay sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể:
“Dao mổ và kim tiêm ví dụ cụ thể như bọn anh là tiếp xúc thường xuyên thì cũng những lần mà bị kim tiêm và dao mổ đâm vào tay trong quá trình đang mổ, thì đấy anh nghĩ là nếu bác sỹ mà được trang bị không tốt những
phương tiện bảo hộ thì có thể lây bệnh…” (bác sỹ chuyên ngành ngoại khoa).
“Trong ngành ung thư bọn anh hay phải mổ thì cũng hay bị kim tiêm,
dao mổ hay những vật dụng sắc nhọn đâm vào tay..” (bác sỹ chuyên ngành
ung thư).
“Khi mình thao tác mà mình chú tâm vào việc đang làm, không để ý va chạm vào những mũi khoan, dụng cụ, dao giũa sắc bén làm cho tổn thương
gây chảy máu…” (bác sỹ chuyên ngành răng hàm mặt).
3.2.3.2. Rủi ro mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
Có 4/10 bác sỹ được phỏng vấn cho rằng công việc hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nên nhiều bác sỹ bị lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp:
“Bác sỹ mà chuyên điều trị lao thì sẽ mắc bệnh lao, bác sỹ phẫu thuật có thể hay mắc các bệnh truyền nhiễm đường máu hay đường dịch tiết của bệnh nhân. Cái ngành của tôi là truyền nhiễm mà, chăm sóc các bệnh nhân nhiễm trùng thì cái RRNN hay gặp nhất tôi nghĩ là mắc các bệnh truyền nhiễm…”
(bác sỹ chuyên ngành nội – truyền nhiễm).
“Trong phòng khám răng hàm mặt, khi làm thì nước bọt từ trong miệng bệnh nhân qua máy hơi tạo thành khí dung bắn ra ngoài tình cờ mình sẽ hít
3.2.3.3. Rủi ro là bị stress, căng thẳng, giảm trí nhớ, mệt mỏi kéo dài
Có 5/10 bác sỹ được phỏng vấn cho rằng với đặc thù nghề nghiệp là trách nhiệm cao, bệnh nhân đông, phải trực đêm nhiều khiến cho nhiều bác sỹ hay bị mệt mỏi, căng thẳng:
“Stress, căng thẳng thì có chứ, nhiều chứ ..” (bác sỹ chuyên ngành nội- tâm thần )
“Mỗi hôm khám bệnh xong về nhà tối là không muốn làm gì hết nữa, con hỏi cũng không buồn nói nữa vì lúc đấy mệt quá rồi chẳng muốn làm gì hết. Khám bệnh nhân, hỏi bệnh nhân, áp lực công việc vì bệnh nhân quá đông…”
(bác sỹ chuyên ngành sản phụ khoa).
“…rồi có mệt mỏi, căng thẳng vì nhiều ca bệnh khó…” (Bác sỹ chuyên
ngành ung thư).
3.2.3.4. Rủi ro khác
Ngoài ra, có 4/10 bác sỹ cho rằng theo họ thì tai biến trong điều trị cho bệnh nhân cũng là một loại rủi ro nghề nghiệp.
“Có những bệnh nhân diễn biến đột ngột như nhồi máu cơ tim chẳng hạn, họ đến với mình có thể còn khỏe mạnh, bs tiêm cho một liều thuốc bổ thì
lăn ra chết, cái đó thì bác sỹ ko thể giải thích được..” (bác sỹ chuyên ngành
ngoại khoa).
Có 4/10 bác sỹ cho biết, họ đã từng bị bệnh nhân hoặc người nhà đe dọa, chửi mắng, xúc phạm:
“Với chuyên ngành tâm thần của chị thì nguy cơ bị bênh nhân tấn công,
chị thì chưa bị nhưng bị bệnh nhân quát mắng là chuyện bình thường..” (bác