Với chuyên ngành

Một phần của tài liệu thực trạng những rủi ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng ở hà nội năm 2011 và một số yếu tố liên quan (Trang 52 - 55)

4.3.2.1. Rủi ro do vật sắc nhọn đâm vào

- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong hầu hết các chuyên ngành thì một số loại rủi ro mà bác sỹ thường gặp phải là: Vật sắc nhọn đâm vào nhiều nhất ở chuyên ngành Ngoại/sản 68,1%, RHM 63,6%, Ung thư 59,5% (bảng 3.7), nhiều hơn các chuyên ngành khác, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê

(p<0,05. Test χ2 cho biến danh mục). Đây đều là những chuyên ngành mà phải

sử dụng dao, kéo, kim tiêm hàng ngày cụ thể là sử dụng nhiều trong phòng mổ, phòng tiểu phẫu, trong các phòng khám răng hàm mặt. Những rủi ro này tiềm ẩn nhiều nguy cơ phơi nhiễm với các mầm bệnh nguy hiểm từ bệnh nhân đặc biệt là virut HIV, virut viêm gan B,C.

- Nhìn chung, tỷ lệ gặp rủi ro của chuyên ngành nội thấp hơn so với các chuyên ngành khác. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê này chỉ thể hiện rõ rệt giữa chuyên ngành ngoại/sản và chuyên ngành nội. Môi trường làm việc của các bác sỹ nội khoa chủ yếu là tại phòng khám, tại các bệnh phòng, tiếp xúc với bệnh nhân, điều trị bệnh nhân chủ yếu dựa vào thuốc và rất ít phải sử dụng đến kim tiêm hay dao kéo. Vì vậy mà nguy cơ bị vật sắc nhọn đâm vào thấp hơn các chuyên ngành khác rất nhiều, chuyên ngành ngoại/ sản nguy cơ cao hơn nội với OR=2,66 lần (95% CI: 1,90-3,73), chuyên

ngành ung thư cao gấp 4,89 lần (OR = 4,89; 95%CI: 2,20-10,87), chuyên ngành khác như tai mũi họng, phục hồi chức năng…cũng gấp 3,85 lần (OR=3,85; 95%CI: 1,61-9,20), nhưng nguy cơ cao nhất trong nghiên cứu này là chuyên ngành răng hàm mặt cao gấp 5,83 lần nội khoa (OR = 5,38; 95%CI: 2,19-15,56). Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

4.3.2.2. Stress

Với đặc thù và tính chất công việc chung của ngành y là áp lực và trách nhiệm trước tính mạng bệnh nhân thì ở bất kì vị trí nào, chuyên ngành nào, độ tuổi nào hay kinh nghiệm lâm sàng bao lâu thì nguy cơ bị căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ kéo dài hay stress đều như nhau. Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt giữa các chuyên ngành liên quan tới loại rủi ro này. Nổi bật hơn chỉ thấy nguy cơ bị stress của các bác sỹ chuyên ngành Nội cao hơn Ngoại/sản là OR=1,32 lần (95%CI: 0,72-2,43; p>0,05). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Shih-Chieh HSU năm 2011 [47] là nguy cơ stress của bác sỹ ngoại gấp 1,54 lần (95%CI: 0,60-3,96; p>0,05). Một trong những nguyên nhân bị stress với tỷ lệ cao như trong nghiên cứu này có thể giải thích là do cường độ và áp lực công việc của các bác sỹ cao. Kết quả nghiên cứu của Phạm Đăng Quân về “Điều kiện lao động và sức khỏe của cán bộ y tế một số bệnh viện Trung Ương” năm 2006 [18] đã cho thấy chỉ có 7,1% tổng số CBYT là không phải trực đêm, tỷ lệ trực hai lần và trên hai lần trong một tuần rất cao lần lượt là 55,5% và 23,1%, còn lại là một lần chiếm 14,3%, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng trong từng ca trực thì bác sỹ làm việc tại khoa sản và khoa hồi sức cấp cứu là có trách nhiệm cao nhất [18].

4.3.2.3. Nguy cơ lây nhiễm

Các yếu tố lây nhiễm nguy hại luôn thường trực đối với các bác sỹ hàng ngày, hàng giờ. Những loại bảo hộ cá nhân thông thường như là quần, áo, mũ vải trắng, găng tay cao su, xà phòng, mặt nạ chống độc, ủng cao su…Cũng

theo kết quả nghiên cứu của Phạm Đăng Quân thì có đến 37,2% CBYT không được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân, trong đó nhóm bác sỹ là 47,9% [18]. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm các bệnh cho bác sỹ từ bệnh nhân là rất cao nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, mà những bệnh này thì gặp nhiều hơn cả ở Nhi khoa, nội khoa như truyền nhiễm hay hô hấp, rồi các bác sỹ Răng hàm mặt tiếp xúc rất gần với miệng bệnh nhân… “bác sỹ mà chuyên điều trị lao thì sẽ mắc bệnh lao, bác sỹ phẫu thuật có thể hay mắc các bệnh

truyền nhiễm đường máu hay đường dịch tiết của bệnh nhân. …” (bác sỹ nội-

truyền nhiễm). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được là nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở các bác sỹ thuộc Nhi khoa, nội khoa, và các chuyên ngành khác cao hơn rất nhiều so với ngoại /sản khoa, sự ảnh hưởng của chuyên ngành là có ý nghĩa thống kê. Môi trường làm việc có nhiều yếu tố nguy cơ và đặc thù nghề nghiệp khó khăn như vậy nhưng việc theo dõi sức khỏe định kì hàng năm và việc khám giám định bệnh nghề nghiệp theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ lao động chưa được thực hiện đầy đủ ở tất cả các cơ sở y tế, nhiều NVYT chưa hài lòng với môi trường làm việc hiện tại

4.3.2.4. Người nhà tấn công

- Một nét đặc thù mang tính thời sự của ngành y tế hiện nay là số lượng bệnh nhân ngày càng tăng mạnh, các bệnh viện nhất là ở tuyến Trung Ương, tuyến tỉnh/thành phố thì hiện tượng quá tải bệnh nhân gần như thường xuyên, hơn nữa xuất hiện nhiều bệnh mạn tính mới khó điều trị, các bệnh nhân thường là bệnh nhân nặng, trong nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân thường không giữ được bình tĩnh sẽ có thái độ thiếu tôn trọng bác sỹ, rồi họ có thể đe dọa, xúc phạm, chửi mắng thậm chí là hành hung bác sỹ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nguy cơ gặp phải rủi ro này cao nhất ở Nhi khoa 8,44 lần (1,9-37,59; p<0,05) so với răng hàm mặt (bảng 3.12). Trong Nhi

khoa đối tượng khám chữa bệnh là trẻ em, là niềm hy vọng của cả gia đình, khi con cái của họ ốm đau sẽ khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Nguy cơ cũng cao ở Nội khoa nhất là chuyên khoa tâm thần, bệnh nhân đều là những người không bình thường về tâm thần, đa số họ đều không kiểm soát được những lời nói và hành động của mình [19].

Một phần của tài liệu thực trạng những rủi ro nghề nghiệp của các bác sỹ lâm sàng ở hà nội năm 2011 và một số yếu tố liên quan (Trang 52 - 55)