nghề nghiệp cho bản thân và cho các đồng nghiệp.
3.2.4.1. Những mong muốn liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ làm việc.
Bác sỹ ở bất kì chuyên ngành nào cũng muốn có những cơ sở vật chất, trang thiết bị và những dụng cụ làm việc tốt nhất phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh đạt hiệu quả nhất, có 9/10 bác sỹ mong muốn một trong những điều này:
“Thực ra mong muốn thì cũng nhiều, mong muốn làm sao để mà có những cái trang thiết bị hoặc là những cái hỗ trợ gì đó để mà làm giảm bớt cái rủi ro trong công việc của mình, cụ thể về trang thiết bị thì phải cung cấp
cho đầy đủ.” (bác sỹ chuyên ngành sản phụ khoa).
“Về dụng cụ y tế thì các panh, dao trong phòng mổ thì tốt hơn, đáp ứng
yêu cầu, rồi dụng cụ thì phải được sắp xếp cẩn thận, đúng quy định…” (bác
sỹ chuyên ngành ung thư)
“Dụng cụ y tế khác thì thực ra có một cái mà tôi cũng biết nhưng ở đây của mình chưa thực hiện được, và kinh tế nhà mình cũng chưa thể làm được đâu. Đó là cái ống hút máu mà áp lực âm ý, như là ở nước ngoài khi mà tôi sang thực tập tôi thấy là họ có cái ống lấy máu nhưng áp lực âm, thế còn ở chúng ta chưa làm được cái điều đấy, chưa thể triển khai rộng rãi được. khi mà làm cái ống hút máu áp lực âm như thế thì nó sẽ hạn chế được rất nhiều
cái rủi ro mà lây truyền qua đường tiêm truyền”. (bác sỹ chuyên ngành
truyền nhiễm)
3.2.4.2. Những mong muốn liên quan đến quy định, chính sách của nhà nước.
Khi được hỏi về những chế độ đãi ngộ, trợ cấp hay bảo hiểm rủi ro hiện nay cho các bác sỹ thì hầu hết các bác sỹ (6/10 người) đều biết rằng có trợ cấp độc hại nhưng chỉ có ở một số chuyên ngành như tâm thần, truyền nhiễm :
“Đối với những bác sỹ chuyên ngành đặc biệt thì có cái mức hỗ trợ độc hại bao nhiêu % đấy, ví dụ như tâm thần, lao, truyền nhiễm,chẩn đoán hình ảnh là
những khoa chịu nguy cơ cao này…” (bác sỹ chuyên ngành nội – tâm thần)
Bác sỹ khi gặp các rủi ro nghề nghiệp như trên, từ mức độ nhẹ đến nặng đều chưa được biết đến những chế độ hỗ trợ hay chế độ bảo hiểm cho bản thân. Có 5/10 bác sỹ chỉ biết đến hoặc nghe thấy những quy định, chế độ cho những bác sỹ gặp rủi ro nghề nghiệp là nhiễm HIV:
“Có hẳn cái quy định, cái văn bản hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng
phơi nhiễm đối với cả bệnh nhân HIV..” (bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm)
Chính vì vậy mà tất cả các bác sỹ được phỏng vấn đều mong muốn có những chế độ đặc biệt như bảo hiểm rủi ro cho bản thân mình và cho đồng nghiệp của mình:
“Thực ra thì nếu bác sỹ có những chế độ bảo hiểm thì anh rất là ủng hộ, có cái bảo hiểm RRNN ý , bởi vì anh thấy đó là một hình thức rất là chuyên
nghiệp .” (bác sỹ chuyên ngành tai mũi họng).
“Rồi mong muốn có các chế độ trợ cấp nghề nghiệp. cần có các quy định như thế nào là RRNN và làm thế nào xác định được RRNN, cũng cần
phải có bảo hiểm rủi ro.” (bác sỹ chuyên ngành nhi khoa).
“ Cái thứ 3 là nếu mà có rủi ro xảy ra mà mình có một cái bảo hiểm RRNN thì quá tốt. chứ còn bây giờ làm tốt thì ko ai khen nhưng khi xảy ra rủi ro thì tất cả đổ lên đầu bác sỹ, mà cái ngành này là ngành nhiều rủi ro, ai
cũng muốn “ lương y như từ mẫu..” (bác sỹ chuyên ngành ngoại khoa).
Ngoài ra, có 3/10 bác sỹ cũng muốn có những quy trình làm việc chặt chẽ trong công tác tổ chức của bệnh viện :
“Thứ 2 là về mặt tổ chức, hiển nhiên một cái tổ chức, một cái cơ sở làm việc nó có cái quy định cũng như là quy trình làm việc một cách chặt chẽ thì nó sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho bản thân bác sỹ, cho nhân viên y tế
Một mong muốn rất thiết thực của tất cả các bác sỹ là được tăng lương:
“Rõ ràng là thu nhập của bác sỹ…nếu nói về đầu tư chất xám để làm được người bác sỹ thì rất là lớn, rõ ràng là cái tiền lương thì ai cũng thấy nó không thể được so với các ngành nghề khác, và ngay cả trong các chuyên ngành khác nhau thì cũng có sự chênh lệch, cái đấy thì ai nhìn cũng thấy đúng không? Và tất nhiên như thế thì ai chẳng mong có cái đời sống nó tốt
hơn ..” (bác sỹ chuyên ngành nội –truyền nhiễm).
“Về chế độ hỗ trợ, đãi ngộ thì cần tăng lương cho xứng đáng với công
sức lao động mà bác sỹ bỏ ra.” (bác sỹ chuyên ngành ngoại khoa).
Có 3/10 bác sỹ muốn được tạo điều kiện để học tập, nâng cao chuyên môn của mình:
“…mình rất muốn có những cái là những cái lớp để mà tập huấn, những cái lớp để mà nâng cao chuyên môn để tránh những cái rủi ro cho nghề nghiệp đấy, rủi ro gây ra cho mình đấy. bởi vì khi chuyên môn mình ko đạt được thì mình cũng gây ra những rủi ro đó, mặc dù mình không muốn hại bệnh nhân
nhưng đấy là do chuyên môn.” (bác sỹ chuyên ngành sản phụ khoa).
“Rồi thì cũng muốn được học tập nhiều hơn, tạo điều kiện để nâng cao tay
nghề” (bác sỹ chuyên ngành ung thư).
3.2.4.3. Những mong muốn liên quan đến môi trường làm việc
Có 5/10 bác sỹ muốn môi trường làm việc của mình được thoải mái về tinh thần, tạo điều kiện để họ có thể cống hiến cho xã hội:
“Về môi trường làm việc thì anh cũng mong muốn đầu tiên là với bệnh nhân và người nhà thì phải giáo dục người dân này, cộng đồng hiểu rõ về ngành y và những công việc của bác sỹ để hiểu được sự vất vả, căng thẳng của mình để họ thông cảm, từ đó có những hành động và lời lẽ đúng mực.”
(bác sỹ chuyên ngành ung thư).
“Thế còn làm sao mà giảm được áp lực bệnh nhân để cho mình có thể giảm được stress trong công việc, cái stress mình thấy là nó tác động quá lớn
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các bác sỹ tham gia nghiên cứu là các bác sỹ trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân tại các bệnh viện Nhà nước và tư nhân. Trong đó bác sỹ làm việc tại các bệnh viện tuyến Trung ương là 51,1%, còn lại là tuyến Thành phố, Quận/huyện và khối tư nhân (bảng 3.2).
Tỷ lệ các bác sỹ nam và bác sỹ nữ tham gia nghiên cứu là tương đương nhau với tuổi đời trung bình là 41,4 tuổi. Về tuổi nghề, nhiều nhất là nhóm dưới 10 năm kinh nghiệm chiếm 43,3% (bảng 3.1). Phần lớn các bác sỹ tham gia nghiên cứu trả lời rằng họ chỉ làm ở 1 cơ sở y tế chiếm 86,4% với 355 bác sỹ (bảng 3.2). Đa số các bác sỹ có mức thu nhập hàng tháng dưới 10 triệu đồng là 90%, rất ít bác sỹ có thu nhập trên 20 triệu đồng chỉ có 14 người chiếm 3,4% (bảng 3.1). Đối tượng nghiên cứu tính chung các chuyên ngành thì học vị chủ yếu là Bác sỹ 29,9%, Thạc sỹ 27,7% và Chuyên khoa I 23,6%. Học vị Tiến sỹ, chuyên khoa II và Nội trú chiếm tỷ lệ thấp trong các chuyên ngành (bảng 3.3). Nhìn chung các bác sỹ tham gia nghiên cứu của chúng tôi tương đối đa dạng về lứa tuổi, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, chuyên ngành cũng như học vị.
4.2. CÁC RRNN ĐÃ GẶP PHẢI CỦA CÁC BÁC SỸ TRONG MỘTNĂM QUA NĂM QUA
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 284 trong số 411 bác sỹ gặp phải ít nhất một loại RRNN trong năm qua chiếm 69%, tỷ lệ bác sỹ gặp 3 loại rủi ro chiếm 17,6% và 4 loại rủi ro chiếm 18,3%. Kết quả cho thấy nghề y là một nghề nguy hiểm, nguy cơ gặp phải rủi ro nghề nghiệp là rất cao. Với đặc thù nghề y là trách nhiệm cao, áp lực lớn, môi trường làm việc chứa nhiều yếu tố
độc hại như mầm bệnh, hóa chất thì khả năng bác sỹ gặp phải nhiều loại rủi ro có lẽ là không thể tránh khỏi [19].
4.2.1. Rủi ro vật sắc nhọn đâm vào
- Loại rủi ro mà bác sỹ gặp phải nhiều nhất là rủi ro do vật sắc nhọn đâm vào với 46,1%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Viện YHLĐ và VSMT năm 2006 trên địa bàn Hà Nội thì tỷ lệ nhân viên y tế nói chung bị vật sắc nhọn đâm vào là gần 70%. Sở dĩ có sự khác biệt về kết quả này có thể do nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào đối tượng là bác sỹ. Một lý do nữa có thể do tỷ lệ của nghiên cứu thấp hơn có thể là do hiện nay cơ sở vật chất, bảo hộ lao động cho cán bộ y tế đã được cải thiện đầy đủ hơn và chất lượng tốt hơn. Rủi ro vật sắc nhọn đâm vào cũng chính là yếu tố nguy cơ làm cho các bác sỹ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu. Chính vì vậy, tăng cường đào tạo cho bác sỹ về các rủi ro, cách phòng tránh cũng như cung cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất đủ về số lượng, tốt về chất lượng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị những loại rui ro như trên. Các nghiên cứu trên thế giới không đề cập nhiều tới rủi ro nghề nghiệp do vật sắc nhọn đâm mà đề cập nhiều tới các tai nạn nghề nghiệp như tai nạn do cháy nổ trong các phòng xét nghiệm, các khoa [44]; tai nạn do điện giật [48]; chấn thương do ngã vì tính chất công việc phải thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác [36].
4.2.2. Stress
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ các bác sỹ bị stress liên quan trực tiếp đến công việc kéo dài trên 2 tuần chiếm 41,9% trong các loại rủi ro (bảng 3.5). Điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu tại Việt Nam của Phạm Bích Ngân và Võ Quang Đức [7]. Trong nghiên cứu này thì các CBYT cho biết cảm giác chung sau mỗi một ca lao động bình thường phổ biến là khá mệt mỏi chiếm 58,8%, thậm chí rất mệt 3,8%. Kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy có tới 30,9% CBYT cho rằng tính chất công việc ảnh
hưởng rõ rệt thể tới suy giảm trí nhớ, suy giảm thính lực, thị lực. Nghiên cứu của Linn LS [43] cho thấy có 25% các bác sỹ lâm sàng bị stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức thì kết quả của nghiên cứu này là cao hơn rất nhiều. Điều này cho thấy, công việc của bác sỹ lâm sàng ở Việt Nam là vô cùng vất vả và phải chịu rất nhiều áp lực. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra bác sỹ là những người chịu nhiều công việc áp lực tâm lý và stress [35]. Các nguyên nhân gây stress được nhắc tới bao gồm sự thay đổi tâm lý khi nghề bác sỹ luôn phải ra quyết định mà quá trình ra quyết định trong các tình huống cấp cứu, phức tạp, đối mặt giữa cái sống và cái chết của người bệnh sẽ khiến bác sỹ dễ bị stress hơn các nghề khác. Nguyên nhân thứ hai gây stress là áp lực công việc kéo dài sẽ tác động tới nhịp sinh học của cơ thể [36].
Stress cũng là rủi ro hay gặp nhất trong các CSYT tuyến Trung Ương 49,7% (bảng 3.6). Ngoài áp lực về trách nhiệm thì ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, tại các bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung Ương, tình trạng quá tải bệnh viện đang là một vấn đề thời sự bức xúc. Quá tải về trong các phòng khám, quá tải trong các bệnh phòng dẫn đến cường độ làm việc cao và rất căng thẳng. Các bác sỹ phải trực đêm nhiều, trách nhiệm cao, các ca cấp cứu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên tỷ lệ bị stress và những vấn đề về sức khỏe tâm thần khác như mất ngủ, mệt mỏi, cáu giận, giảm trí nhớ, giảm tập trung là cao. Công việc của các bác sỹ phải tiếp xúc với nhiều mối quan hệ (kể cả với người chết). Vì vậy, họ cần phải được chuẩn bị chu đáo về tinh thần [15], [17], [22], [26]. Để giảm nguy cơ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress do công việc như trên cần phải có hỗ trợ về mặt quản lý, tổ chức công việc trong bệnh viện hợp lý, giảm bớt tình trạng quá tải bệnh viện, có chế độ nghỉ ngơi lâu hơn sau mỗi ca trực của bác sỹ. Ngoài ra, tăng trợ cấp cho mỗi ca trực, trợ cấp khi tình trạng công việc quá tải cũng góp phần động viên bác sỹ. Hướng dẫn, đào tạo bác sỹ cách sắp xếp, xử lý công việc hợp lý phòng
ngừa căng thẳng, stress cũng là cách mỗi bác sỹ nâng cao ý thức và biết cách tự phòng bệnh cho bản thân.
4.2.3. Mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp
- Rủi ro mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao là 40,5% trong những loại rủi ro mà bác sỹ gặp phải. Cao nhất là các bác sỹ ở tuyến huyện với 52%. Đây là tuyến y tế cơ sở đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân nhất là đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về hô hấp như lao, cúm sởi, quai bị… Mặt khác, ở hầu hết các bệnh viện huyện đều chưa được trang bị một cách đầy đủ các trang thiết bị, bảo hộ lao động chuẩn để phòng tránh rủi ro nói chung và tránh các bệnh lây qua đường hô hấp nói riêng cho CBYT, ý thức tự phòng bệnh cho bản thân mình của CBYT còn chưa được nâng cao [3], [4]. Như vậy, để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp cho CBYT nói chung và các bác sỹ lâm sàng nói riêng thì trước hết cần đào tạo, rèn luyện ý thức tự phòng bệnh cho CBYT. Cung cấp các trang thiết bị, bảo hộ lao động đầy đủ, đạt tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng là khẩu trang y tế phải đạt chất lượng nhất là khi có các vụ dịch lớn và nguy hiểm.
4.2.4. Tổn thương các cơ quan
- Theo kết quả nghiên cứu thì một loại rủi ro bác sỹ gặp phải mà chiếm tỷ lệ cũng rất cao đó là những tổn thương rõ rệt do phải thực hiện công việc chuyên môn của mình như đau lưng, đau cơ xương khớp đau mắt, đau dạ dày...chiếm tỷ lệ 39,8%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Bích Ngân và Võ Quang Đức được thực hiện vào năm 2008 [7]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng 30,9% CBYT thấy có ảnh hưởng rõ rệt thể hiện ở việc suy giảm trí nhớ, suy giảm thính lực, rõ nhất là suy giảm thị lực, tỷ lệ người có bệnh mạn tính là 34,2%. Điều này có thể giải thích là các bác sỹ lâm sàng trong nghiên cứu này phải làm việc với nhịp sinh học không như những công việc khác, họ phải thức khuya trực đêm nhiều, làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao,
làm việc trong những tư thế không phù hợp như phải ngồi lâu trong các phòng khám, đứng lâu trong phòng mổ, cúi khom lưng trong các thao tác của bác sỹ răng hàm mặt…[18]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho biết kết quả tương tự. Đối với những rủi ro này quan trọng nhất là phải sắp xếp công việc hợp lý, tư thế làm việc thuận tiện hơn. Cần có những chế độ bảo hiểm cũng như các hỗ trợ phù hợp đối với bác sỹ khi gặp các vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp nêu ra ở trên. Khuyến khích các bác sỹ khám sức khỏe định kì cũng như tổ chức cho CBYT để phát hiện những bệnh lý cấp tính và mạn tính một cách kịp thời.
4.2.5. Bi bệnh nhân hoặc người nhà đe dọa, tấn công
- Một vấn đề thời sự hiện nay trong ngành y được dư luận và báo chí rất quan tâm là việc nhiều bác sỹ bị bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đe dọa, xúc phạm, chửi mắng thậm chí là tấn công, hành hung. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra điều đó với tỷ lệ 27,1%, đặc biệt bệnh viện tuyến thành phố và tuyến huyện là 40%. Kết quả này tương đương với một báo cáo của