Tỉnh Cần Thơ có vị trí địa lý trung tâm vùng ĐBSCL, với diện tích đất tự nhiên 297.000ha, trong đó đất sản xuất lúa 170.000ha, có mặt đất ngập nước theo thời gian và quanh năm là 200.000 ha, là tiềm năng phát triển thủy sản to lớn của Cần Thơ.
Tuy nhiên, việc xác định mặt nước nuôi thủy sản, đối tượng thủy sản nuôi phù hợp cho từng vùng nước, cũng như phù hợp yêu cầu thị trường từng lúc, từng nơi còn nhiều bất cập. Một phần do việc chia tách địa giới hành chánh, các qui hoạch khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư, khu đô thị…,phát sinh để phù hợp định hướng phát triển chung của Tp cần Thơ hiện nay, nên việc quy hoạch nuôi thủy sản tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 đã được duyệt có nhiều thay đổi. Mặt khác, do người dân sản xuất không có kế hoạch, chạy theo thị trường không định hướng, sản xuất theo dạng nhỏ, lẻ, làm ăn cá thể…..; nên tự phát nuôi đưa đến việc sản lượng không ổn định, giá cả bấp bênh, không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội tích cực, ảnh hưởng bất lợi đến phong trào phát triển thủy sản theo định hướng bền vững, và tác hại xấu môi trường .
Vì vậy để có thể phát triển thủy sản bền vững, sản xuất hàng hóa chất lượng, ATVSTP phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, bảo vệ được môi trường chung và môi trường nuôi thủy sản cho tương lai, ngay từ bây giờ, nhiều biện pháp thiết thực đang được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện. Trong đó nuôi thủy sản theo quy hoạch, có kế hoạch và liên kết 4 nhà trong
sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm là một biện pháp quan trọng nhằm ổn
định sản xuất theo kế hoạch, bảo đảm cung cầu, bình ổn giá cả thị trường,
đem lại lợi ích hài hoà cho các thành phần tham gia trong quá trình sản xuất, tiêu thụ; góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường một cách tốt nhất.
Hình 10: Bản đồ Quy hoạch thủy sản Tỉnh Cần Thơ đến năm 2010
Chú dẫn
Vùng nuôi tôm ruộng lúa Vùng nuôi cá tra ao Vùng nuôi cá khác