Một số tác động tiêu cực cuả thuốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 42)

1.8.1-Ảnh hưởng bất lợi đến vật nuôi

Việc sử dụng hoá chất kiểm soát vi khuẩn phát sáng ở tôm sú đã dẫn tới tỉ lệ chết và biến dạng ở tôm, hay hoá chất có gốc đồng dùng diệt vi khuẩn hình sợi đã gây chết ấu trùng tôm. Romalin dùng trị bệnh do nguyên sinh

động vật ở tôm giống và tôm trưởng thành cũng gây bệnh cho tôm ở các giai

đoạn ấu trùng (Lio-po and Sanvitores, 1986, trích dẫn bởi Erlinda R. Cruz- Lacierda, 1996) hay sử dụng hóa chất diệt nhuyễn thể như Gusathion trong ao tôm dẫn đến bệnh mềm vỏ mãn tính ở tôm. (Baticados et al. 1986, trích dẫn bởi Erlinda R.Cruz-lacierda, 1996, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005).

1.8.2- Hình thành hệ vi khuẩn kháng thuốc:

Đây là vấn đề nổi cộm hiện nay mà các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu, các quốc gia và người nuôi trồng thủy sản phải đối mặt. Trong khi kháng sinh sử dụng rộng rải cho người và vật nuôi trên cạn thì việc sử

dụng chúng trong nuôi trồng thủy sản lại là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt vì nó liên quan tới phương thức phân bố thuốc. Không giống như trên cạn, môi trường nước rất dễ phát tán, do đó khi sử dụng thuốc trộn vào thức ăn hoặc cho trực tiếp vào nước nuôi thủy sản, kết quả là thuốc phát tán rất nhanh và tồn lưu (tùy mức độ khác nhau) cả trong ao nuôi và nguồn nước tự nhiên chung quanh. Điều này làm xuất hiện dòng vi khuẩn kháng thuốc. Khi có dòng vi khuẩn kháng thuốc thì phải đưa kháng sinh mới đễ có thể diệt chúng, và cứ kéo dài chuổi thay đổi thuốc qua nhiều chu kỳ nuôi, đến một thời điểm việc nghiên cứu ra thuốc mới sẽ không kịp đáp ứng nhu cầu.

Hơn nửa, có rất nhiều chất có độc tính hay có mối nguy tiềm tàng cao

đối với cơ thể con người. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản có nguy cơ rất cao tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc, vi khuẩn có thể tự đột biến gen mà kháng được nhiều thuốc, có thể thừa hưởng về đặc điểm di truyền, cấu trúc hoặc trạng thái sinh lý mà cho chúng sự thuận lợi để đề kháng thuốc...(Claudia Harper, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005).

Vài nhóm nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy các điều kiện cho việc phát triển vi khuẩn kháng thuốc ở nuôi trồng thủy sản là nước, bùn đáy và cả

cá nuôi (Schmidt 2000; Sorum 1998, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005). Bùn

đáy ở gần một số trại nuôi có sử dụng nhiều kháng sinh thường chứa nhiều vi khuẩn kháng thuốc hơn những trại chung quanh ít hoặc không sử dụng kháng sinh, mà những vi khuẩn này phần lớn kháng một hoặc nhiều loại thuốc (Schmidt et al. 2000; Gonzalez et al. 1999; Herwig et al. 1997, dẫn bởi

Claudia Harper, 2000). Tuy nhiên nếu điều kiện nuôi trồng thủy sản tốt, sử

dụng thuốc kháng sinh một cách hợp lý thì ít khi gặp vi khuẩn kháng thuốc (Herwig et al. 1997, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005).

1.8.3- Ảnh hưởng tiềm tàng đến việc điều trị bệnh cho người và vật nuôi trên cạn

Người ta đã tìm thấy vi khuẩn kháng thuốc ở những nơi mà có tồn lưu kháng sinh trong nước vì vi khuẩn có thể tăng đề kháng để tồn tại, mà vi khuẩn có khả năng di truyền giữa chúng kể cả những thông tin để chống lại sự

tấn công của thuốc. Do đó có khả năng là vi khuẩn gây bệnh cho người và vật nuôi trên cạn cũng tìm thấy lối vào môi trường nước và trở nên nguy hiểm khi

đã nhận được thông tin di truyền kháng thuốc (Frohloff 2001; Macdonal et al, 2001, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005), và con người sẽ gặp nguy hiểm khi làm việc trực tiếp ở đây hoặc tiêu dùng sản phẩm từ môi trường này. Việc nghiên cứu gen kháng thuốc ở vi khuẩn gây bệnh ở cá cho thấy: gen kháng thuốc ở vi khuẩn gây bệnh cá cũng có chức năng kháng thuốc ở vi khuẩn gây bệnh ở nguời (Sorom 1998, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005).

Trong khi có vài rào cản ngăn cách sự lây lan vi khuẩn thông thường từ

thủy sản sang người thì có một lối nhỏ là ở cá nuôi, thí dụ như cá cảnh, trước khi nhập khẩu vào Mỹ, nhà xuất khẩu đã sử dụng kháng sinh, khi người ta mua về nhà nuôi, việc chăm sóc, tiếp xúc với cá, nước, bồn nuôi thì họ trở

thành nguồn lây lan vi khuẩn kháng thuốc (Benbrook 2002). Đợt bộc phát dịch do Cholera ở Ecuador, đất nước có số lượng lớn tôm nuôi xuất khẩu vào Mỹ đã được cho là có liên quan đến sử dụng kháng sinh không hợp lý (Weber et al. 1994, trích dẫn bởi Nguyễn Chính, 2005).

Một số kháng sinh, hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là mối nguy tiềm tàng đến sức khỏe người sử dụng thuốc và người tiêu dùng sản

phẩm. Chloramphenicol được báo cáo là nguyên nhân tiêu hủy hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu ở người, bệnh viêm miệng và các bệnh khác, hiện nay hầu hết các nước nhập khẩu thủy sản không cho phép sử dụng Chkoramphenicol , Furazolidone trong nuôi trồng thủy sản.

1.8.4- Tồn lưu trong sản phẩm thủy sản và trong môi trường

Các loại thuốc, hoá chất xử lý trong xây dựng công trình, tiêu diệt dịch hại và một số chất xử lý môi trường đều có tính xâm hại môi trường do độc chất tồn lưu lâu dài gây ra bệnh cấp tính và mãn tính cho người, vật nuôi như

bệnh về hô hấp, thần kinh, rối loạn nội tiết, ung thư, vô sinh, thai nhi dị dạng, yếu ớt... vôi hoá nền đáy, tiêu diệt quần thể tự nhiên... làm hủy hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của ngành thủy sản, của các vấn đề kinh tế xã hội...

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)