Tình hình sử dụng thuốc nông nghiệp và thủy sản trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 33)

Việc thâm canh hóa mở rộng diện tích và tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc áp dụng những công nghệ hiện đại, đưa đến nhiều vấn

đề môi trường nảy sinh như: việc sử dụng thuốc trừ sâu quản lý được sâu bệnh nhưng làm ô nhiễm nguồn nước, gây độc cho động vật thủy sinh, tồn lưu

độc chất trong sản phẩm; phân bón làm tăng năng suất cây trồng nhưng chất gây độc gốc nitrat có thể gây ung thư, hạn chế phát triển các quần xã thực vật có thể làm chết cây. Đồng thời việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong nông nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người (Khoa và ctv, 2001).

Hầu hết các loại HCBVTV đều độc với người và động vật máu nóng. Tất cả bộ phận sinh trưởng của cây đều có khả năng hấp thụ, vận chuyển và tích lũy thuốc trong cây, được chuyển hóa và phân giải thành dạng ít độc và bài tiết ra ngoài bằng thể khí hoặc dạng hòa tan.

1.5.2- Sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới

Theo GESAMP (1997), thuốc được sử dụng trong NTTS với nhiều mục đích khác nhau như xử lý nước, chất lắng đọng, tăng năng suất thủy sinh vật, là thành phần trong thức ăn, nuôi tái phát dục, kích thích sinh trưởng, kiểm soát tác nhân gây bệnh, giảm stress. Thuốc dùng trong NTTS có thể chia làm 03 nhóm:

-Thuốc gây ra mối nguy ở mức độ cao.

- Thuốc có thể sử dụng một cách an toàn nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn.

- Thuốc an toàn đối với các trường hợp nhưng lại có hại đối với một số địa điểm đặc biệt.

Theo GESAMP (1997), trong nuôi QC hoặc QCCT thì nhu cầu về

vôi), diệt tạp (dùng hạt chè hoặc dây thuốc cá). Nhu cầu sử dụng thuốc rất thấp ở các hệ thống nuôi thả mật độ giống thấp, các loài cá ăn thực vật hoặc các loài ăn tạp: cá Chép, cá Rô Phi, cá Măng. Nhưng trong các hình thức nuôi TC/BTC thì nhu cầu sử dụng thuốc trị bệnh, chất phụ gia trong thức ăn, các hormon, thuốc trừ sâu, diệt ký sinh trùng là không thể thiếu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)