Theo dỏi số liệu và báo cáo diện tích, sản lượng thủy sản nuôi:

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 68)

Theo quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “V/v ban hành quy chế kiểm soát dư lựong các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi”, hàng tháng Chi cục Thủy sản đều theo dỏi và báo cáo diện tích và sản lượng thủy sản nuôi để kết hợp thực hiện Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi ở Cần Thơ với Trung tâm Chất lượng, ATVS & TYTS vùng 6. Qua thực hiện chương trình từ năm 2002-2005, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi tăng nhanh chóng từ 16.461 ha với 25.215 tấn năm 2002 lên 25.656 ha với 104.049 tấn năm 2005. Vùng nuôi thủy sản thu mẫu thực hiện chương trình gồm 3 vùng nuôi lớn là Ô Môn, Thốt Nốt, Phụng Hiệp (tỉnh Cần Thơ), và số mẫu thu hàng tháng từ 6-8 mẫu/tháng năm 2003, lên đến 14 – 16 mẫu/tháng năm 2005.

Qua kết quả phân tích mẫu theo chương trình, từ năm 2003-2005 chỉ có 4/322 mẫu thu bị nhiễm dư lượng kháng sinh cấm: 1 mẫu tôm càng xanh năm 2003, 1 mẫu cá tra thương phẩm năm 2004, 1 mẫu cá tra thương phẩm và 1 mẫu cá tra giống năm 2005. Khi phát hiện mẫu thủy sản thu phân tích nhiễm dư lượng kháng sinh cấm, cơ quan chức năng đã tạm thời thông báo đình chỉ

thu hoạch, thành lập đội giám sát đình chỉ thu hoạch, điều tra tìm hiểu nguyên nhân, cũng như thu mẫu tăng cường để phân tích lại. Kết quả thu mẫu tăng

cường phân tích cho thấy tất cả các mẫu nhiễm dư lượng kháng sinh cấm khi phân tích lại đều không phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh, nên cơ quan chức năng thông báo cho thu hoạch lại, giải thể đội giám sát đình chỉ thu hoạch.

Qua điều tra các hộ nuôi thủy sản có mẫu thủy sản nuôi nhiễm dư

lượng kháng sinh cấm cho biết: các hộ nuôi thủy sản đều hiểu biết về danh mục kháng sinh cấm sử dụng theo các quyết định của Bộ Thủy sản ban hành, và không sử dụng. Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra nông hộ, các hộ đa số đều hiểu biết về việc không sử dụng thuốc cấm trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Vấn đề đặt ra là như vậy thì kháng sinh cấm bị nhiễm từ đâu? Đây là vấn đề còn đang gây nhiều nghi vấn trong các hộ nuôi, cơ quan chức năng, cần nghiên cứu sâu hơn để có kết luận chính xác giải thích với người nuôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 68)