Động vật và sản phẩm động vật thủy sản thường dễ nhiễm các chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, các chất đó có nguồn gốc từ:
- Chất thải công nghiệp: như kim lọai nặng, chất hóa học. - Canh tác nông nghiệp: như thuốc trừ sâu các lọai, nông dược.
- Các hợp chất được sử dụng trong quá trình nuôi: như thuốc kháng sinh, độc tố nấm, thuốc kích thích sinh sản, thuốc kích thích sinh trưởng....
Để nghiên cứu dư lượng các chất độc hại trên trong vùng nước và trong thủy sản, phương pháp sử dụng là:
* Lập 1.120 phiếu điều tra đối với nông dân, trong đó 560 phiếu điều tra hộ nuôi thủy sản, 560 phiếu điều tra hộ trồng trọt lúa, rau màu, cây ăn trái.
Điều tra chọn hộ bằng cách chọn ngẫu nhiên các hộ nuôi thủy sản và trồng trọt theo cách chọn như sau: 4-5 hộ/ấp, 3 ấp/xã; 3 xã/huyện x 9 huyện, thị, thành cuả Tỉnh Cần Thơ cũ; và điều tra 3 năm liên tục: 2002, 2003, 2004.
Số liệu điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS;
Bảng 3: Số phiếu điều tra cụ thể của từng huyện và năm như sau. (Bảng số liệu điều tra về trồng trọt và thuỷ sản giống nhau)
TT Huyện 2002 2003 2004 Tổng
1 Tp. Cần Thơ 21 21 21 63
2 Châu Thành A 20 21 21 62
4 Vị Thuỷ 21 21 21 63 5 Ô Môn 21 21 21 63 6 Thốt Nốt 21 20 21 62 7 Châu Thành 21 20 21 62 8 Phụng Hiệp 20 20 21 61 9 Long Mỹ 21 20 21 62 Tổng cộng 560
Đồng thời thu thập thông tin trên 150 thông báo định kỳ, đột xuất, báo cáo hàng tháng, báo cáo hàng năm từ các cơ quan chức năng về tình hình dịch bệnh cây trồng, dịch bệnh thủy sản, các loại thuốc thú y thủy sản, nông dược thường sử dụng, điều tra tình trạng xử lý nước thải trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Số liệu môi trường thu thập từ các cơ quan chức năng và đo trực tiếp nhiều đợt, lấy trung bình cộng.
* Thu mẫu nước và thủy sản để phân tích dư lượng các chất độc hại và
lập bản đồ thu mẫu dựa trên vùng nuôi tập trung theo Chương trình phát triển thủy sản 2002-2005 và Quy Họach Thủy sản Tỉnh Cần Thơ đến năm 2010 đã
được UBND Tỉnh phê duyệt, cụ thể như sau:
+ Đối với mẫu nước vùng nuôi và thủy sản nuôi (Phụ lục )
Từ năm 2003-2005, chọn các vùng nuôi thủy sản tập trung để thu mẫu nước và thủy sản nuôi như sau (phụ lục E):
- 247 mẫu cá tra Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt; Phụng Hiệp, Ninh Kiều,
- 23 mẫu tôm càng xanh ở Thốt Nốt, Nông Trường Sông Hậu, Ô Môn, Châu Thành A, Phụng Hiệp;
- 18 mẫu cá rô phi ở Nông trường Sông Hậu, Ô Môn, Châu Thành A; - 12 mẫu cá bống tượng ở Phụng Hiệp, Long Mỹ:
- 15 mẫu cá lóc ở Thốt Nốt, Phụng Hiệp, Châu Thành;
- 15 mẫu cá rô đồng ở Châu Thành, Vị Thủy, Thốt Nốt, Châu Thành A. - 37 mẫu nước ao nuôi thu cùng lúc một số mẫu thủy sản nuôi.
- 21 mẫu thuốc thủy sản, thu tại các hộ thu mẫu thủy sản nuôi.
- 22 mẫu thức ăn công nghiệp nuôi tôm càng xanh và cá tra tại các hộ
thu mẫu thủy sản nuôi.
Thu mẫu thủy sản nuôi trước khi thu hoạch 1 tháng.
Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là kháng sinh và độc tố vi nấm. Đối với vùng nuôi gần khu công nghiệp, cơ khí, hay vào mùa nước xả thải từ đồng ruộng phân tích thêm các chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trên 30 mẫu thủy sản nuôi đã thu.
Mẫu thức ăn nuôi thủy sản phân tích chỉ tiêu chất lượng, kháng sinh và
độc tố vi nấm.
+ Đề xuất biện pháp xử lý theo qui định đối với 1 mẫu tôm và 3 mẫu cá tra nhiễm dư lượng Chloramphenicol. Cụ thể như sau:
- Thông báo tạm đình chỉ thu hoạch gửi đến hộ nuôi, doanh nghiệp chế
biến thủy sản, chính quyền địa phương;
- Thành lập đội giám sát đình chỉ thu hoạch gồm cán bộ Chi cục Thủy sản, Liên trạm thủy sản huyện, cán bộ nông nghiệp xã nơi hộ nuôi cư trú;
- Điều tra tìm hiểu nguyên nhân, thu mẫu tăng cường để phân tích lại. Khi kết quả thu mẫu tăng cường không phát hiện dư lượng kháng sinh cấm, thông báo cho phép thu hoạch lại và giải tán đội giám sát đình chỉ thu hoạch.
+ Đối với mẫu nước và thủy sản tự nhiên
Thu 30 mẫu nước và 30 mẫu cá tự nhiên (tép cá thu qua các ghe cào, hoặc đăng mé) trên sông rạch vào lúc xả nước đồng ruộng vào vụ hè thu và
đông xuân đối với vùng gần đồng ruộng (Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Vị
Thủy), vào quí I và quí III hàng năm (vào lúc nắng nhất và vào mùa mưa dầm, nước nổi) đối với khu vực gần khu công nghiệp Trà Nóc (sông Hậu) và khu cơ khí, sinh hoạt dân cư đông đúc (sông chợ Cần Thơ).
Các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng (30 mẫu nước, 30 mẫu cá), phân tích thêm chỉ tiêu kháng sinh và độc tố
vi nấm trên 1/3 số mẫu cá đã thu (10/30mẫu).
* Thu mẫu, thuê cơ quan chuyên môn phân tích, kiểm nghiệm mẫu. * Căn cứ kết quả kiểm nghiệm mẫu, đề xuất biện pháp tiếp theo.