KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG:

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 75)

3.4.1- Kết quả đo các chỉ tiêu môi trường qua các năm (bảng 15):

Bảng 15: Số liệu đo các chỉ tiêu môi trường qua các năm

TT Chỉ tiêu ĐV tính Giá trị giới hạn* Năm 2003 2004 2005 1 pH 5,5 –8,5 7,11 7,20 7,07 2 SS mg/l 80 82,62 102,54 86,96 3 BOD mg/l <25 6,43 8,17 8,73 4 COD mg/l <100 12,73 14,43 14,24 5 DO mg/l >3 4,90 4,53 4,16 6 Fe mg/l 2,0 1,08 0,85 1,11 7 NO2 mg/l <0,01 0,03 0,03 0,03 8 NH3 mg/l 1 0,38 0,33 0,52 9 Asen mg/l 0,1 1,5-6,1.10-3 0,6-1,0.10-3 0,4- 5,6.10-3 10 Chì mg/l 0,5 0,2-1,2.10-3 0,3-1,1.10-3 0,7-1,2.10-3

11 Cadimia mg/l 0,02 0,1-0,3.10-3 0,2-1,0.10-3 0,5-1,9.10-312 Thủy ngân mg/l 0,005 <0,025.10-3 <0,025.10-3 <0,025.10-3 12 Thủy ngân mg/l 0,005 <0,025.10-3 <0,025.10-3 <0,025.10-3

13 Thuốc BVTV mg/l 0,01 KPH KPH KPH

14 DDT mg/l 0,01 KPH KPH KPH

Ghi chú: * Giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong vùng nước ngọt nuôi thủy sản theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản.

Kết quả theo dõi và phân tích mẫu nước các năm (bảng 15) cho thấy: môi trường nước ở Cần Thơ chưa có hiện tượng ô nhiễm, các chỉ tiêu thủy lý hoá phân tích đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép, hoặc vượt mức không đáng kể (chỉ tiêu SS, NO2).

Các chỉ tiêu kim loại nặng, thuốc BVTV, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản đều không phát hiện, hoặc phát hiện dưới ngưỡng qui định của nhà nước (bảng 15).

Bảng 16: Số liệu môi trường theo khu vực

Chỉ tiêu pH SS BOD COD DO Fe NO2 NH3

ĐV tính mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Giá trị * 5.5 –8.5 80 <25 <100 >3 2.0 <0.01 1.0 Sông Hậu 2003 7.21 49.75 4.12 8.91 5.82 0.63 0.01 0.06 2004 7.28 55.5 5.2 7.57 6.02 0.74 0.01 0.16 2005 7.05 49.68 6.68 11.69 4.39 0.69 0.02 0.23 Khu Công nghiệp 2003 7.19 56.62 4.58 9.16 5.54 0.72 0.02 0.06 2004 7.29 54.39 5.48 9.93 5.35 0.68 0.01 0.21 2005 7.11 51.45 5.83 10.2 4.53 0.72 0.02 0.41 Khu vực đô 2003 7.13 69.77 9.62 19.26 4.46 0.98 0.03 1.02 2004 7.18 86.69 10.8 19.68 3.83 0.76 0.02 0.55

thị 2005 7.05 77.14 11.3 17.94 3.97 0.97 0.02 0.91 Khu nội đồng 2003 7.09 85.14 5.57 10.9 4.98 1.18 0.03 0.21 2004 7.18 126.4 7.56 13.33 4.97 1 0.04 0.26 2005 7.07 106.7 8.17 14.12 4.23 1.4 0.05 0.38 * Giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong vùng nước ngọt nuôi thủy sản theo Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản.

Qua số liệu môi trường tính theo khu vực sông Hậu (sông Hậu ở đoạn sông Ô Môn), khu Công nghiệp (sông Hậu ởđoạn sông Trà Nóc), khu cơ khí, dân cư đô thị (sông chợ Cần Thơ), khu nội đồng (Châu Thành, Thốt Nốt, Vị

Thủy, cho thấy: các chỉ tiêu môi trường vẫn còn trong khoảng phù hợp cho nuôi trồng thủy sản, chỉ có chỉ tiêu chất lơ lửng vượt ngưỡng cho phép đối với thủy vực khu nội đồng; chỉ tiêu NO2 cao hơn mức qui định nhiều nhất ở khu vực nội đồng, kế đến là khu đô thị, khu công nghiệp, ít nhất là khu vực sông Hậu (bảng 16).

3.4.2- Kết quả theo dõi môi trường của cơ quan quan trắc môi trường:

Bảng 17: Số liệu môi trường theo dõi qua các năm

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị giới hạn* Năm 2003 2004 2005 1 pH 5.5 –8.5 7.11 7.21 7.08 2 SS mg/l 80 82.62 102.50 86.96 3 BOD mg/l <25 6.44 8.18 8.73 4 COD mg/l <100 12.73 14.43 14.24 5 DO mg/l >3 4.91 4.54 4.17 6 Fe mg/l 2,0 1.08 0.86 1.11 7 NO2 mg/l <0,01 0.03 0.03 0.03 8 NH3 mg/l 1,0 0.39 0.34 0.52

Nguồn: TTquan trắc môi trường - Sở Tài nguyên – Môi trường, 2006. Qua bảng các số liệu theo dỏi môi trường định kỳ hàng tháng trên mẫu nước ở Cần Thơ các năm qua (bảng 17) cho thấy: các chỉ tiêu thủy lý hóa của môi trường cũng nằm trong ngưỡng qui định, chỉ có chỉ tiêu NO2,chất lơ lửng trong nước (SS) là còn cao, vượt mức qui định.

Như vậy, so với qui định về nước ngọt nuôi thủy sản, có thể nhận định rằng nguồn nước ngọt của các thủy vực ở Cần Thơ phù hợp cho nuôi trồng thủy sản. Nhưng chất lơ lửng trong nước còn nhiều, chỉ tiêu NO2 còn cao, cho thấy môi trường nước còn giàu dinh dưỡng. Mà các chỉ tiêu này trong môi trường cao một phần có lẻ do chất thải, nước thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt….còn thải trực tiếp ra sông, rạch chưa qua xử lý, chưa có khu vực lắng lọc. Vì vậy muốn giữ được môi trường nước với các chỉ tiêu chất lơ lửng và chỉ tiêu NO2 phù hợp, việc qui định xử lý chất thải, nước thải của tất cả các quá trình sản xuất, sinh hoạt trước khi thải ra môi trường là yêu cầu cần thiết.

Kết hợp các kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu thủy lý hoá của các cơ quan chức năng, môi trường nước sông rạch ở Cần Thơ chưa nơi nào bị ô nhiễm, trừ những lúc, những nơi bị ảnh hưởng thời tiết khi đầu mùa mưa, hoặc ở

những nơi tập trung các khu dân cư sinh hoạt đông đúc, hoặc các khu công nghiệp sản xuất tập trung, hoặc gần khu xả thải nước đồng ruộng ….mới xảy ra các sự cố ô nhiễm môi trường cục bộ.

Tuy nhiên, so với tình trạng xả thải nước thải, chất thải trực tiếp ra sông rạch từ các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế sinh hoạt như

hiện nay; cùng với sự phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp, đô thị hoá; tình trạng thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp; thì tương lai giữ

được nguồn nước chưa ô nhiễm như hiện nay theo nhận định của một số cơ

quan chức năng là một việc rất khó.

Qua kinh nghiệm của một số nước nuôi thủy sản, cũng như các luật liên quan nuôi thủy sản của các nước như Thái Lan, Philippine, Hungari, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì hệ thống nuôi thủy sản phải có khu vực lắng lọc nước

đầu vào, hệ thống xử lý nước thải…(các tài liệu tham khảo từ mạng Internet). Và khi nuôi thủy sản phải kết hợp cộng đồng và bảo vệ môi trường chung.

Qua tham khảo các báo cáo từ các cơ quan chức năng, hiện nay ở một số nước như Úc, Châu Âu, Mỹ, Thái Lan, Đức, Nhật Bản…đang áp dụng nuôi thủy sản theo GAP, EUREP GAP, nuôi sinh thái, nuôi thủy sản thân thiện với môi trường…. nhằm bảo vệ môi trường chung, bảo đảm sản phẩm thủy sản chất lượng, ATVSTP để phát triển ổn định và bền vững (Cục QLCL, ATVS & TYTS, 2006).

Vì thế, dù hiện tại qua nghiên cứu của đề tài, môi trường nước ở Cần Thơ chưa có hiện tượng ô nhiễm, nhưng về lâu dài, các cơ quan chức năng cần phải định hướng và đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong việc nghiên cứu bảo vệ môi trường, nghiên cứu sức tải của các dòng sông, khả năng tự phân giải chất thải của môi trường để bảo vệ môi trường chung cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái cho tương lai. Cũng như để

bảo đảm phát triển thủy sản bền vững, quá trình sản xuất, chế biến thủy sản như thế nào không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và ATVSTP, cân đối cung cầu, ổn định được thị trường, bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội, hài hoà lợi ích cộng đồng vùng nuôi trồng, chế biến thủy sản là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải được định hướng để phát triển và đề

xuất được các biện pháp cho quá trình phát triển thủy sản bền vững ở hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy sản và thủy vực ở cần thơ đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vừng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)