Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Ái và cộng sự (2000)[1], Việt Nam hiện có 3 vùng ô nhiễm asen:
- Vùng núi với các đá biến đổi nhiệt dịch, quặng vàng, đa kim, sunfua và vỏ phong hoá cũng như đất phát triển trên chúng (Bản Phúng, Đồi Bù, Khâu Âu, Chợ Đồn). Nguồn ô nhiễm là do các quá trình tự nhiên (quá trình nhiệt dịch, tạo quặng sunfua, đa kim, vàng, hoạt động núi lửa, phong hoá…).
- Một số nơi ở đồng bằng có hàm lượng asen vượt quá quy định về tiêu chuẩn nước sinh hoạt TCVN-1995. Nguồn ô nhiễm asen là các quá trình tự nhiên (ôxy hoá khoáng vật sunfua và khoáng vật chứa asen trong trầm tích, khử các hydroxit sắt chứa asen…) và hoạt động nhân sinh.
- Đới duyên hải (trầm tích biển ven bờ một số vùng ở Quảng Ngãi, Phú Yên). Nguồn ô nhiễm chủ yếu là hoạt động nhân sinh, đặc biệt là do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, vũ khí hoá học…).
Hình 1.3. Bản đồ ô nhiễm Asen
MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐƯỢC PHÂN THEO MÀU SẮC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở vùng đồng bằng sông Hồng, các địa phương bị ô nhiễm asen nghiêm trọng nhất là Hà Nam, nam Hà Nội và Hà Tây cũ, một phần của tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương, tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam sông Hồng. Trong thời gian từ 2005 đến 2007, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội kết hợp với các chuyên gia thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Nước (Eawag), Liên bang Thuỵ Sĩ đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên toàn khu vực đồng bằng sông Hồng với tổng số 461 mẫu nước giếng khoan. Nồng độ asen dao động từ 1 g/l đến 400 g/l. Trong đó, số mẫu vượt quá tiêu chuẩn cho phép lên tới 11%. Nghiêm trọng hơn, các mẫu có hàm lượng asen cao lại tập trung ở những khu vực người dân sử dụng nguồn nước này làm nước ăn uống sinh hoạt hàng ngày (UNICEF, 2004) [21].
Hiện nay, những số liệu thu thập được cho thấy sự ô nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Đáng chú ý là cả vùng đồng bằng sông Hồng đều nằm trong tình trạng đáng lo ngại về mức độ ô nhiễm asen. Tiến sĩ Trần Hữu Hoan - Viện Hóa học công nghiệp cho biết: Việt Nam đã được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm asen của thế giới (Trần Hữu Hoan, no date) [6].
Bảng 1.2. Tổng hợp những kết quả xét nghiệm asen do UNICEF hỗ trợ năm 2004 [21] TT Địa điểm Tổng số giếng Tổng số mẫu Nồng độ asen (mg/l) và tỷ lệ % >0,01 % >0,05 % 1 An Giang 1.453 240 61 25,4 10 4,2 2 Bình Phước - 52 0 0 0 0 3 Đồng Tháp 7.780 212 88 41,5 83 39,2 4 TP Hồ Chí Minh - 240 0 0 0 0 5 Long An 2.272 235 0 0 0 0 6 Tây Ninh - 603 0 0 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số liệu nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Đản và Tống Ngọc Thanh (bảng 2.3) cho thấy cả hai tầng chứa nước bên trên (qh) và bên dưới (qp) ở nhiều nơi khu vực Hà Nội đều bị nhiễm asen. Đặc biệt, ở Huyện Thanh Trì có tới 59,7% (43/72 mẫu) số mẫu phân tích ở tầng chứa nước bên trên và 54,2% (13/24 mẫu) số mẫu ở tầng chứa nước bên dưới vượt quá giá trị 0,05 mg/l. Nếu so sánh với tiêu chuẩn asen cho phép của bộ Y tế (0,01 mg/l) thì tỉ lệ này còn cao hơn nhiều (Nguyễn Văn Đản, Tống Ngọc Thanh, 2001) [4].
Bảng 1.3.Tổng hợp một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước ngầm Thành phố Hà Nội mùa khô 12/2000 - 2/2001 [4]
Chỉ tiêu phân tích vùng nghiên cứu
Asen Mangan Sắt Amoni
Số mẫu vượt TC* /TS % Số mẫu vượt TC/TS % Số mẫu vượt TC/TS % Số mẫu vượt TC/TS %
Tầng chứa nƣớc bên trên (qh)
Khu vực phía Bắc 4/66 6.1 44/66 66.7 27/66 36.4 2/66 3.0
Khu vực Đông Nam 8/20 40 19/20 95.0 12/20 60 3/20 15.0
Khu vực phía nam sông Hồng + Huyện Từ Liêm 8/55 14.5 46/55 83.6 72.7 72.7 10/55 18.2 + Huyện Thanh Trì 43/72 59.7 59/72 81.9 91.7 91.7 56/72 77.8 + Các quận nội thành 18/47 38.3 44/47 93.6 87.23 87.2 3 17/47 36.2
Tầng chứa nƣớc bên dƣới (qp)
Khu vực phía Bắc 4/46 8.7 33/46 71.7 71.7 71.7 3/46 6.5
Khu vực phía Đông
Nam 13/72 13 67/72 70.8 70.8 70.8 21/72 29.2
Khu vực nam sông Hồng + Huyên Từ Liêm 9/25 36 22/25 100 25-25 100 9/25 36 + Huyện Thanh Trì 13/24 54.2 22/24 95.8 23/24 95.8 18/24 75 + Các quận nội thành 17/43 39.5 40/43 97.7 42/43 97.7 12/43 27.9 * TCVN 5501-1991
Một số nghiên cứu khác cho thấy ở một số huyện của tỉnh Hà Nam (Lý Nhân, Bồ Đề và Bình Lục) đã có các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý của nhiễm độc mạn tính ở cộng đồng do ăn uống nguồn nước bị ô nhiễm. Kết quả hội chẩn với UNICEF đã xác định được 8 trường hợp có biểu hiện tổn thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngoài da do tác hại của asen cần được theo dõi. 86% số hộ mới sử dụng nước giếng khoan được 6 năm (từ 1997), song qua thống kê của Y tế xã từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2003 và kết quả khám sức khoẻ cho thấy: tỷ lệ bệnh ngoài da, biến đổi sắc tố da, sừng hoá, bệnh lý thai sản, tỷ lệ ung thư chung khá cao và có xu hướng tăng theo thời gian (Đặng Minh Ngọc và cộng sự, 2004) [13].
Như vậy, ở Việt Nam không những đã phát hiện ra các vùng nước ngầm ô nhiễm asen mà còn có các biểu hiện lâm sàng ở cộng đồng do nhiễm độc asen. Do vậy, nếu không có biện pháp khắc phục, tiếp tục sử dụng các nguồn nước ô nhiễm asen kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng nề như đã gặp ở Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc….