Theo Phạm Văn Lâm (2001)[12], có rất nhiều loài thực vật có khả năng hấp thụ asen trong đất, nước, điển hình là loài cây Dương xỉ (Pteris vittata) được coi là thực vật siêu hấp thụ asen. Quá trình này rất phù hợp với việc cải tạo đất nhiễm các kim loại nặng.
Lehimans và cộng sự (2001)[30] đã nghiên cứu áp dụng lọc sinh học để loại bỏ asen (III), trạng thái oxy hóa của asen khó xử lý nhất. Khi nước ngầm qua lớp cát lọc, asen bị giữ lại trên các kết tủa oxit sắt được hình thành liên
tục nhờ hoạt động của vi khuẩn sắt. Khi nồng độ cao đến 400 g/l, hiệu suất
xử lý asen phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ sắt chứa trong nước ngầm. Với
nồng độ ban đầu là 75 g/l, hiệu suất loại bỏ tối đa là 90%, nồng độ sau khi
xử lý là dưới 10 g/l. Ngoài ra, còn loại bỏ hoàn toàn được sắt. Kết luận rằng
ở nhiệt độ, độ pH và điều kiện oxy hóa tối ưu và có đủ sắt thì lọc sinh học cho phép loại bỏ đồng thời cả Fe và As.
Fujikawa và cộng sự (2011)[28] đã phát triển hệ thống lọc sinh học sử dụng các loài vi khuẩn bản địa nhằm loại bỏ As (III) và As(V). Trong số các loài vi khuẩn sử dụng , vi khuẩn sắt (gọi tắt là IRB ) và vi khuẩn nitrit /nitrat hóa có vai trò quan trọng nhất .. Khi cho nước đi qua thiết bị lọc , Fe và Mn ở dạng hòa tan b ị oxy hóa (hóa học và sinh học) và lắng đọng lại trên bề mặt vi sinh vật, và được lọc bỏ dư ới dạng các ôxít sắt và Mn (gọi tắt là IMO ). Trên vật liệu lọc có cấy IRB, As được hấp phụ trên các IMO được tạo thành bởi vi sinh vật và được loại bỏ khỏi nguồn nước .