Các phương pháp hoá lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học (Trang 31 - 32)

1.7.1.2.1. Kết tủa và lọc

Hầu hết các phương pháp xử lý asen đều liên quan đến quá trình kết tủa và lọc, hoặc sử dụng muối kim loại, hoặc làm mềm bằng vôi. Phương pháp xử lý này rất có hiệu quả khi loại bỏ các chất rắn lơ lửng và hoà tan ngoài asen, độ đục, sắt, mangan, photphat và flo. Nó cũng có hiệu quả trong việc làm giảm mùi, màu và giảm nguy cơ hình thành dạng trihalomethane. Quá trình kết tủa và lọc để loại bỏ asen cũng sẽ làm tăng chất lượng nước.

1.7.1.2.2. Trao đổi ion

Đây là quá trình trao đổi giữa các ion trong pha rắn và pha lỏng, mà không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Công nghệ trao đổi ion tương đối phức tạp, ít có khả năng áp dụng cho từng hộ gia đình đơn lẻ, chỉ nên áp dụng cho quy mô một làng hay lớn hơn. Nói cách khác, cột trao đổi ion thường không đi kèm với chiếc giếng khoan bơm tay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.7.1.2.3. Phương pháp hấp phụ

Asen có thể được hấp phụ lên bề mặt của các vật liệu dạng hạt, hạt sét hay vật liệu gốc xellulo như: than hoạt tính; than hoạt tính đã xử lý bằng một số hợp chất kim loại; các hợp chất oxyt sắt, oxyt titan, oxyt silic; sét khoáng (caolanh, bentonite...); boxit, hematite, felspat; nhựa tổng hợp trao đổi anion; chitin và chitosan; bonechar; quặng oxit mangan, cát bọc một lớp oxyt sắt

hoặc dioxit mangan MnO2; các vật liệu xellulo (mùn cưa, bột giấy báo) (Trần

Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2000) [15].

Mỗi loại vật liệu có những đặc tính và yêu cầu chi phí khác nhau. Một số loại đã được sản xuất riêng để xử lý nước nhiễm asen. Hiệu suất xử lý của từng loại vật liệu phụ thuộc vào việc sử dụng các chất oxy hoá hỗ trợ quá trình hấp phụ asen.

1.7.1.2.4. Làm mềm bằng vôi

Vôi (Ca(OH)2) thuỷ phân và kết hợp với axit cabonic tạo ra canxi

cabonate. Nó hoạt động như là tác nhân hấp phụ đối với việc xử lý asen. Quá trình này thường được sử dụng chỉ với nước cứng và nước đã qua xử lý có giá trị pH cao khoảng 10 - 12. Nhược điểm của quá trình làm mềm bằng vôi để xử lý asen là phải yêu cầu hàm lượng chất kết tủa lớn khoảng 800 - 1000 mg/l và một thể tích lớn chất thải được tạo ra. Ngoài ra giá trị pH hoạt động là lớn nên phải yêu cầu axit mạnh để điều chỉnh giá trị pH của nước sau xử lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)