Các phƣơng pháp xử lý asen đang đƣợc nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học (Trang 33 - 35)

dụng tại Việt Nam

Theo thống kê chưa đầy đủ, hầu hết những nghiên cứu hiện nay của các nhà khoa học Việt Nam đều áp dụng những qui trình công nghệ theo tài liệu đã tổng kết ở trên. Các hệ dụng cụ và qui trình xử lý asen đã ra đời, theo hướng vừa học hỏi, vừa sáng tạo ra những qui trình thích hợp cho điều kiện thực tế ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự (2010)[11] đã tiến hành nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm ở một số vùng nông thôn bằng hyđroxit sắt(III). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng pH tối ưu là 6 - 6,5, khả năng hấp phụ asen bởi hyđroxit sắt(III) đạt 19,9 mg/g. Động học quá trình hấp phụ tuân thủ theo

phương trình Lagergren với hệ số k = 0,486, phương trình hồi quy qt = 19,77(1-

e-0,486t) với hệ số tương quan R2

= 0,92, thời gian hấp phụ đạt cân bằng trong khoảng 15 phút thể hiện hiệu suất hấp phụ As của hydroxit sắt cao. Tỷ lệ Fe/As ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng xử lý As, với tỷ lệ Fe/As>30, hàm lượng As còn lại trong nước có khả năng đạt dưới 10 µg/l.

Phan Đỗ Hùng và cộng sự (2005)[8] đã tiến hành nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng các phương pháp cộng kết tủa với hydroxit sắt, hấp phụ trên các vật liệu nền dioxit mangan tự nhiên và nhân tạo và phương pháp kết hợp oxi hoá bằng tác nhân Fenton - cộng kết tủa. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả As(III) và As(V) có khả năng cộng kết tủa với hydroxit sắt, tuy nhiên, hiệu quả loại bỏ As(V) cao hơn nhiều so với As(III).

Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công hệ thống xử lý asen trong nước ăn uống quy mô hộ gia đình và cụm gia đình, bệnh viện, cơ quan bằng vật liệu nanocomposite NC-MF (nano composite trên cơ sở oxit phức hợp Mn-Fe) và NC-F20 (vật liệu nano composite trên cơ sở nano oxit sắt từ) tự chế tạo. Thiết bị lọc asen gia đình có dung tích máy 30 lít, dung tích chứa nước sạch 25lít; tuổi thọ của vật liệu phụ thuộc vào hàm lượng asen ban đầu, với nồng độ đầu vào nhỏ hơn 100 ppb xử lý được trên

300 m3 nước mới phải thay vật liệu; Tốc độ xử lý 5 - 8 lít/giờ, có thể cung cấp đủ

nước ăn uống cho hộ gia đình 4 - 6 người. Giá thành 2.000.000 đồng. Thiết bị

lọc asen cụm gia đình, bệnh viện, cơ quan có công suất 1,5 m3/h, được lắp đặt tại

bệnh xá xã Nhân Khanh, Lý Nhân, Hà Nam (Phạm Văn Lâm, 2001) [12].

Ngoài những công nghệ nêu trên, nhiều đơn vị cũng đã nghiên cứu, tìm kiếm, áp dụng những phương pháp xử lý asen trong nước ngầm, tuy nhiên, thực sự vẫn chưa có nơi nào có công trình hoặc bộ dụng cụ hoàn chỉnh đưa vào thực tế được. Tất cả còn cần phải được đầu tư nghiên cứu tiếp tục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, người dân sống trong những vùng có nguồn nước bị nhiễm asen đã áp dụng một số công nghệ xử lý asen đơn giản mà người dân có thể tự làm được. Ở các giếng chứa nhiều sắt thì bố trí lại cơ cấu lọc hợp lí để kết hợp

loại sắt đồng thời với loại asen. Khi sắt kết tủa dạng Fe(OH)3 có khả năng hấp

thụ kết tủa chứa asen dưới dạng FeAsO4, cần có kết cấu loại sắt hợp lí để lợi

dụng tối ưu khả năng này. Tức là tận dụng cái rủi ro nhìn thấy, là nhiều sắt, để hạn chế cái rủi ro không nhìn thấy, không lường trước mà nguy hiểm hơn, là thạch tín/asen (Trần Hữu Hoan, no date) [6].

* Ở hộ gia đình dùng bơm điện

- Giàn mưa làm bằng ống nhựa, đường kính 27 mm, khoan 150-200 lỗ, mỗi lỗ có đường kính 1,5-2mm tuỳ công suất máy bơm đang sử dụng.

- Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5-3 gang.

- Không dùng đệm xốp, loại đệm lót giường, hoặc than củi. Các vật liệu này dễ sinh phản ứng phụ, sau một thời gian sử dụng, chúng có thể làm tăng nồng độ nitrit trong nước.

* Ở hộ gia đình dùng bơm tay: Nước từ vòi bơm róc vào máng mưa. Máng mưa cần có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả oxi hoá của oxi có sẵn trong không khí.

* Bể lọc nên có 3 ngăn: Ngăn đầu dùng lọc cặn, nước thô chảy từ dưới lên; có đường xả cặn ở đáy. Ngăn thứ hai dùng lọc tinh, nước chảy từ trên xuống. Ngăn thứ ba dùng chứa nước sạch. Kích thước tối ưu bể lọc phụ thuộc vào công suất, lưu lượng từng giếng. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn tỉnh Thái Bình đã sử dụng loại hình này từ lâu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)