KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học (Trang 76 - 78)

- Tốc độ lọc 400m/ngày Vật liệu lọc: 1 3mm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Qua thời gian tiến hành nghiên cứu hệ thống lọc sinh học xử lý asen trong nước ngầm sử dụng vi khuẩn oxy hoá sắt và mangan từ tháng 9/2009 đến tháng 5/2011, đề tài có một số kết luận như sau:

1) Phương pháp lọc sinh học sử dụng vi khuẩn oxy hoá sắt và mangan có khả năng xử lý asen trong nước ngầm với hiệu suất cao, có thể đạt 92%. Phương pháp này cũng đồng thời loại bỏ được sắt và ở chừng mực nào đó có khả năng xử lý mangan.

2) Tốc độ lọc có ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý asen. Khi tốc độ lọc tăng hiệu suất xử lý asen có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này là không đáng kể. Tốc độ lọc tăng đến 400m/ngày, hiệu suất xử lý asen vẫn đạt khá cao, từ 75 - 87%.

3) Trong phạm vi và điều kiện nghiên cứu, kích thước vật liệu lọc có ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý asen. Khi sử dụng vật liệu lọc có kích thước từ 1 - 3mm sẽ cho hiệu suất xử lý asen cao hơn so với vật liệu lọc kích thước từ 3 - 5mm trong các điều kiện vận hành tương tự nhau.

4) Phương pháp lọc sinh học có thể xử lý nước ngầm có chứa hàm lượng lớn asen. Khi nồng độ asen đầu vào khoảng 50 µg/l, hiệu suất xử lý asen dao động từ 68 - 90%; khi nồng độ asen đầu vào khoảng 100 µg/l, hiệu suất xử lý asen dao động trong khoảng 77 - 92%.

5) Chế độ vận hành hệ thống liên tục hay gián đoạn không ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý asen. Chế độ vận hành liên tục, hiệu suất xử lý asen đạt từ 75 - 90%, chế độ vận hành gián đoạn hiệu suất xử lý asen cũng đạt từ 80 - 90%.

6) Phương pháp lọc sinh học có hệ thống đơn giản, dễ vận hành, chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp, không sử dụng hoá chất, không cần tiền xử lý và có hiệu suất xử lý asen cao, có thể áp dụng cho cả quy mô xử lý tập trung cũng như quy mô hộ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu hiệu suất xử lý asen của hệ thống khi nồng độ asen trong nước đầu vào cao hơn 100µg/l.

- Nghiên cứu hiệu suất xử lý của hệ thống trên những vật liệu lọc khác nhau. Đồng thời cũng có giải pháp xử lý nước thải của quá trình rửa ngược để hệ thống thật sự thân thiện với môi trường.

- Đối với các khu vực bị nhiễm asen và sắt trong nước ngầm, đề nghị nhân rộng mô hình của phương pháp lọc sinh học để xử lý asen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng phương pháp lọc sinh học (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)