Nguyên nhân hạn chế về đạo đức trong thực thi công vụ của công

Một phần của tài liệu Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng (Trang 88)

công chức ngành thanh tra xây dựng

Những tồn tại và hạn chế về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

83

Về nguyên nhân khách quan:

- Sự tác động của sự nghiệp đổi mới đất nước:

Sau Đại hội Đảng VI, Việt Nam thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, xã hội và chính trị. Chuyển đồi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN. Sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và công vụ vừa là nguồn lực nhƣng cũng là sự tác động nhiều chiều, dẫn tới sự bỡ ngỡ, lúng túng trong xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng.

Cơ chế thị trƣờng khuyến khích các cá nhân phấn đấu, khẳng định và tạo lập cơ chế đãi ngộ xứng đáng với sự cống hiến. Tuy nhiên nền kinh tế thị trƣờng cũng có những mặt trái dễ làm cho con ngƣời sa ngã có thể bị biến chất đạo đức bất kỳ lúc nào trong đó có bộ phận không nhỏ công chức ngành thanh tra xây dựng. Trƣớc kia trong nền kinh tế tập trung, bao cấp đề cao quá mức đời sống tinh thần, xem nhẹ vật chất (mà thực sự cũng không có đủ điều kiện cho một đời sống vật chất đầy đủ), nên khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, sự coi trọng vật chất đã đi quá đà trở thành sùng bái sau một thời gian dài bị kìm nén, và điều hết sức quan trọng là trong một thời gian dài Việt Nam chƣa xây dựng một nền tảng đạo đức cho xã hội, khi bƣớc vào cơ chế thị trƣờng khắc nghiệt, nhiều giá trị trƣớc đây chúng ta tƣởng sẽ bền vững nhƣng khi va chạm với thực tế thì vỡ tan hoặc bộc lộ những yếu ớt, bất lực.

Một bộ phận xã hội trong đó có số ít công chức ngành thanh tra xây dựng cho rằng cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay mà còn nói đến lý tƣởng, niềm tin… thì thật xa vời và thiếu thực tế. Từ đó, họ chuyển sang lối sống thực dụng một cách triệt để, để bộc lộ những khía cạnh thấp hèn, vụ lợi, thậm chí là tàn nhẫn mà không hay.

84

- Sự hạn chế của hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng, pháp luật về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng

Đánh giá chung về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra xây dựng có thể thấy rằng các quy định pháp luật về thanh tra xây dựng đƣợc quy định tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau, nhìn chung chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, nhiều quy định chồng chéo, trùng lặp hoặc còn thiếu những quy định cần thiết, thậm chí có những quy định đã lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho công tác pháp điển hoá các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Xét về hình thức văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng thì cơ bản mới chỉ dừng ở nghị định nên chƣa bao quát đầy đủ tất cả các vấn đề về thanh tra xây dựng.

Vấn đề đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng chƣa đƣợc thể chế cụ thể vào văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ đƣợc quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Bộ quy tắc ứng xử của công chức thanh tra xây dựng hiện nay đƣợc thực hiện theo Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB nên chƣa thể hiện đƣợc những chuẩn mực về đạo đức đặc trƣng của công chức ngành thanh tra xây dựng. Đặc biệt Quyết định Quyết định số 1860/2007/QĐ- TTCP-TCCB đƣợc ban hành năm 2007, hiện nay có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Về nguyên nhân chủ quan:

- Do chất lượng đội ngũ công chức ngành thanh tra xây dựng

Hạn chế về trình độ, chuyên môn: Hiện nay một bộ phận công chức ngành thanh tra xây dựng còn yếu kém, bất cập về nhiều mặt, chƣa đƣợc đào

85

tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu. Trong vấn đề vận dụng các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc và áp dụng các quy định của pháp luật về thanh tra xây dựng trong thực thi công vụ còn chƣa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc. Không ít cán bộ, công chức cơ sở chƣa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình thực hiện công vụ còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật về thanh tra xây dựng dẫn đến vi phạm. Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chƣa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi công vụ, thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với tình hình phức tạp của hoạt động thanh tra xây dựng.

Hạn chế về nhận thức: Hiện nay có một bộ phận công chức ngành thanh tra xây dựng, thậm chí ngay cả một số cán bộ lãnh đạo ngành thanh tra xây dựng nhận thức về vị trí, vai trò của chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ còn chƣa đầy đủ. Chƣa nhận thấy rõ mối quan hệ gắn bó giữa hiệu quả hoạt động thanh tra với việc thực hiện đạo đức trong thực thi công vụ; chƣa quan tâm gắn hoạt động thanh tra với xây dựng và xây dựng các chuẩn mực về đạo đức trong thực thi công vụ; chƣa coi việc thực hiện đạo đức trong thực thi công vụ là là trách nhiệm của toàn ngành Thanh tra và mỗi cá nhân công chức ngành thanh tra xây dựng.

- Do chế độ đãi ngộ đối với công chức ngành thanh tra xây dựng còn nhiều hạn chế

Hiện nay chế độ lƣơng và phụ cấp của cán bộ, công chức ngành thanh tra nói chung và công chức ngành thanh tra xây dựng nó riêng hiện nay đƣợc thực hiện theo Thông tƣ liên tịch số 46/2012/TTL-BTC-TTCP quy định chế đôi

86

bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thông tƣ liên tịch số 04/2009/TTLT- BNV-BTC ngày 24/12/2009 hƣớng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã đƣợc xếp lƣơng theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm theo hƣớng mở rộng đối tƣợng cán bộ trong ngành Thanh tra cùng các văn bản khác nhƣng còn nhiều bất cập nhƣ về thời gian tính phụ cấp thâm niên nghề thanh tra, về đối tƣợng hƣởng phụ cấp, về chế độ bồi dƣỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành xây dựng… Những bất cập từ chế độ lƣơng và phụ cấp dẫn đến công chức ngành thanh tra xây dựng không thể “chuyên tâm” thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ.

Đặc biệt hiện nay vấn đề tiền lƣơng, tiền thƣởng hay phụ cấp, môi trƣờng làm việc đều đƣợc so sánh với khu vực tƣ nhân và sự chênh lệch giữa hai khu vực này cũng làm cho tƣ duy về giá trị công vụ, công chức thay đổi dẫn đến “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nƣớc sang khu vực tƣ nhân.

- Do hạn chế từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Sự chỉ đạo, lãnh đạo của ngành Thanh tra Chính Phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng về chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng bộc lộ sự bất cập, hạn chế. Phƣơng thức lãnh đạo còn chậm đƣợc đổi mới trƣớc những biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo về đạo đức trong thực thi công vụ còn chƣa lƣờng hết tính phức tạp và những tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng đối với chuẩn mực đạo đức của công chức ngành thanh tra xây dựng. Chậm chỉ đạo xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để tạo động lực tăng cƣờng thực hiện chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng.

87

Ngoài ra còn do công tác quản lý công chức ngành thanh tra xây dựng chƣa tốt, chậm đƣợc đổi mới. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức thanh tra xây dựng đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa thực hiện một cách đồng bộ và khoa học. Do đó không chủ động đƣợc nguồn cán bộ cho việc bố trí thay thế, thiếu nguồn bổ sung, làm cho lực lƣợng công chức thanh tra xây dựng bị hẫng hụt.

Công tác kiểm tra, đánh giá về công tác cán bộ, công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ công chức chức thanh tra xây dựng của các cấp ủy, của Thanh tra các Sở xây dựng, các đội trật tự xây dựng chƣa thƣờng xuyên, chƣa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Nhiều nơi còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Việc xử lý những sai phạm, tiêu cực ở đội ngũ công chức thanh tra xây dựng còn chƣa kịp thời và nghiêm minh, dẫn đến có vụ việc kéo dài làm cho tình hình phức tạp thêm.

88

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với bản chất nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, nên những giá trị đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhân dân của nhà nƣớc Việt Nam rất đƣợc chú trọng, nó hình thành và phát triển trên nền tƣ tƣởng đạo đức mới, pháp luật mới. Sự thật là qua nhiều năm, nhiều nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới đƣợc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng nền công vụ mới, gắn với nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.

Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra nói chung và công chức ngành thanh tra xây dựng nói riêng đã có lịch sử hình thành và phát triển khá dài và luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta ở mọi thời kỳ quan tâm. Tại chƣơng 2 Luận văn đã phân tích và tổng hợp lịch sử hình thành, phát triển các quy định pháp luật về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng từ năm 1945 đến nay. Phân tích biểu hiện đạo đức của công chức ngành thanh tra xây dựng qua những thành tựu đạt đƣợc từ công tác chỉ đạo, triển khai và giám sát cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc; qua đó phân tích những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng.

Từ những kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng sẽ là căn cứ để tác giả đƣa ra những giải pháp tăng cƣờng đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng ở chƣơng 3.

89

Chương 3

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC NGÀNH

THANH TRA XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)