xây dựng
1.3.1. Khái quát chung về công chức ngành thanh tra xây dựng
1.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm về công chức ngành thanh tra xây dựng
Thanh tra là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hoạt động thanh tra thƣờng xuyên diễn ra ngay trong quá trình tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng nhƣ thực hiện đƣờng lối, chính sách pháp luật. Mặt khác, hoạt động của thanh tra nhà nƣớc còn thực hiện ở lĩnh vực chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý, đánh giá việc thực hiện đúng sai của đối tƣợng thanh tra trong việc chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, thực hiện kế hoạch của đơn vị; phân tích và đánh giá đúng thực chất tổ chức, bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý; xét giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; tham mƣu cho lãnh đạo cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Do đó, có thể nói, thanh tra nhà nƣớc bao hàm cả hoạt động giám sát hành chính.
Xét về vị trí, vai trò, đặc điểm và nội dung của hoạt động thanh tra trong quản lý nhà nƣớc, có thể thấy thanh tra là một trong ba khâu của chu trình quản lý nhà nƣớc, là phƣơng thức và nội dung quan trọng để nâng cao
26
hiệu quả quản lý nhà nƣớc; là một trong những phƣơng tiện phòng ngừa có hiệu quả những vi phạm pháp luật và phòng chống tội phạm. Hoạt động của các cơ quan thanh tra trong thực thi nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nƣớc; phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, cải cách hành chính nhà nƣớc, nâng cao phòng ngừa có hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng hiện nay. Bởi vì, trong việc thực hiện nhiệm vụ của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nƣớc nào, trên bất kỳ lĩnh vực nào, với bất kỳ quy mô nào, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đều phải thực hiện đồng thời cả ba công tác: Đề ra chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách nhiệm vụ, kế hoạch trong phạm vi thẩm quyền quản lý của cơ quan mình; Tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch đã đƣợc xây dựng và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức tiến hành thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ trên của các đối tƣợng quản lý thuộc quyền quản lý của mình.
Mục đích của thanh tra là đánh giá chính xác những mặt làm đúng, những mặt làm sai trong việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nƣớc, phát hiện những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc để biểu dƣơng, khen thƣởng, phát huy, phát hiện và ngăn ngừa những đơn vị và cá nhân mắc khuyết điểm, giúp đỡ sửa chữa và kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm.
Về mặt tổ chức, các cơ quan thanh tra của nƣớc ta hiện nay nằm trong cơ cấu của cơ quan hành pháp (Chính phủ), là bộ phận không thể thiếu của bộ máy các cơ quan quản lý nhà nƣớc và nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Thanh tra là tai mắt của trên là bạn của dƣới, công chức ngành thanh tra xây dựng nhƣ cái gƣơng cho ngƣời soi mặt, gƣơng mờ thì không soi đƣợc. Các tổ
27
chức thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng, của chính quyền trong việc thanh tra, kiểm tra sự chấp hành đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc cũng nhƣ việc thực hiện kế hoạch nhà nƣớc giao cho đơn vị, cho nên các cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền cũng nhƣ Thủ trƣởng của các ngành cần nhận thức đúng đắn vị trí của tổ chức thanh tra trong bộ máy nhà nƣớc và hoạt động thanh tra trong quá trình quản lý nhà nƣớc.
Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, chúng ta có thể khái quát những yêu cầu cơ bản đối với công tác thanh tra là:
Thứ nhất, công tác thanh tra phải thường xuyên, độc lập
Theo Chủ tịch Hồ Chí minh, vì công tác thanh tra là công tác quan trọng của cơ quan nhà nƣớc, do đó phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Công tác thanh tra nếu không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên tất yếu sẽ dẫn tới bệnh quan liêu, mệnh lệnh từ đó gây ra những tác hại to lớn khác cho sự nghiệp cách mạng. Hoạt động thanh tra phải đƣợc đảm bảo tính độc lập tƣơng đối, thanh tra phải đƣợc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Tính thƣờng xuyên trong hoạt động thanh tra do chính đặc điểm, tính chất của hoạt động chấp hành, điều hành trong quản lý hành chính nhà nƣớc quyết định và có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu kịp thời của việc tìm ra các quyết định lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, công tác thanh tra phải kịp thời, cụ thể, khách quan
Hoạt động thanh tra giúp cơ quan cấp trên nắm đƣợc tình hình, giúp cấp dƣới sửa chữa, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc; giúp đỡ cấp dƣới thực hiện chủ trƣơng chính sách pháp luật. Do vậy hoạt động thanh tra luôn đòi hỏi tính kịp thời. Thanh tra phải đến tận nơi, xem tận chỗ, đây chính là phƣơng thức hoạt động đặc trƣng của công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì hoạt động thanh tra phải cẩn thận, khách quan. Những thông tin mà thanh tra cung cấp cho cơ quan cấp
28
trên, ngƣời lãnh đạo đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn có đƣợc độ chính xác đó thì thái độ của công chức ngành thanh tra xây dựng là phải cẩn thận, xem xét một cách tỉ mỉ, thấu đáo và đánh giá một cách khách quan, không đƣợc áp đặt những ý nghĩ chủ quan của cá nhân mình.
Thứ ba, công tác thanh tra phải được thực hiện bằng phương thức dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một trong những cách thức đảm bảo dân chủ trong hoạt động thanh tra là công tác phê bình và tự phê. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên hiệu quả của công tác thanh tra. Để đạt đƣợc yêu cầu đó, đòi hỏi công chức ngành thanh tra xây dựng phải có năng lực và uy tín, đạo đức cách mạng, phải cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn.
Trong mỗi gia đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chủ trƣơng thích hợp, điều chỉnh kịp thời chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra phù hợp với yêu cầu, nội dung quản lý nhà nƣớc và sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhiệm vụ thanh tra đƣợc mở rộng chỉ từ chỗ tập trung kiểm tra, kiểm soát và công việc của công chức, viên chức trong bộ máy nhà nƣớc, xem xét các khiếu nại của công dân đến chỗ xác định nhiệm vụ thanh tra đối với các hoạt động kinh tế, xã hội.
Từ những phân tích trên cho thấy: thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, nhiệm vụ đƣợc giao của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền thực hiện nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trong lĩnh vực xây dựng có thể hiểu khái niệm: Thanh tra xây dựng là hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan và cá nhân thanh tra xây dựng có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về xây dựng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
29
Hoạt động thanh tra tại cơ quan thanh tra nói chung và thanh tra xây dựng nói riêng do cán bộ, công chức ngành thanh tra xây dựng thực hiện.
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức là:
Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [35, Điều 4].
Nhƣ vậy công chức ngành thanh tra xây dựng là ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh trong cơ quan thanh tra xây dựng các cấp đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, có nhiệm vụ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động xây dựng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm công chức ngành thanh tra xây dựng
Ngoài những đặc điểm của cán bộ, công chức nói chung nhƣ: là những ngƣời đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và đƣợc xếp vào ngạch bậc tƣơng ứng trong hệ thống hành chính; là ngƣời đƣợc bổ nhiệm giữ một chức vụ thƣơng xuyên trong các cơ quan của Nhà nƣớc, đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền; là những ngƣời tự làm chủ
30
đƣợc hành vi, thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật với tƣ cách là một công dân, một công chức hành chính. Họ trƣởng thành ở mặt xã hội còn biểu hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ đƣợc xã hội công nhận và bằng sức lao động của mình thì công chức Thanh tra xây dựng còn mang những đặc điểm đặc thù của mình đó là việc đề cao phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan; đã tốt nghiệp đại học một trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội, quản lý nhà nƣớc, có trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ nhất định; có nghiệp vụ công tác thanh tra, nắm vững và vận dụng tốt đƣờng lối, chính sách, pháp luật vào công tác thanh tra; có trình độ nghiên cứu, phát hiện, phân tích tổng hợp, để xuất biện pháp giải quyết theo yêu cầu của công tác thanh tra.
Những tiêu chuẩn công chức thanh tra xây dựng đƣợc cụ thể hóa ở quy định của Luật Thanh tra về tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên. Theo đó, ngƣời đƣợc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức, văn hoá tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nƣớc và kiến thức pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
- Có nghiệp vụ thanh tra;
- Có ít nhất hai năm làm công tác thanh tra đối với ngƣời mới đƣợc tuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ, công chức công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nƣớc thì phải có ít nhất một năm làm công tác thanh tra.
Nhƣ vậy Thanh tra viên là công chức làm công tác thanh tra và chỉ có trong các tổ chức Thanh tra nhà nƣớc. Thanh tra viên là ngƣời có đủ tiêu
31
chuẩn nghiệp vụ, đƣợc cấp có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ Thanh tra theo quy định của pháp luật.
Công chức ngành thanh tra xây dựng thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động xây dựng. Thanh tra hoạt động xây dựng là một loại hoạt động thanh tra có tính chuyên ngành, hoạt động thanh tra xây dựng có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động thanh tra xây dựng đƣợc tiến hành trong phạm vi quản lý nhà nƣớc về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động thanh tra xây dựng luôn gắn với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc và phục vụ cho quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng;
- Hoạt động thanh tra xây dựng do các cơ quan thanh tra chuyên ngành xây dựng tiến hành, thực hiện quyền lực nhà nƣớc trong các hoạt động thanh tra.
- Đối tƣợng của thanh tra xây dựng là các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nƣớc về xây dựng và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
Do vậy cũng giống nhƣ các hoạt động thanh tra chuyên ngành khác. Công chức ngành thanh tra xây dựng chỉ có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Nhiê ̣m vụ và quyền hạn của công chức ngành thanh tra xây dựng
Công chức ngành thanh tra xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn là thanh tra hoạt động xây dựng dƣới 02 nội dung là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành xây dựng.
Đối với hoạt động thanh tra hành chính:
32
dựng đƣợc tiến hành thanh tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ đƣợc giao; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Đối với thanh tra chuyên ngành xây dựng:
Theo nội dung này, cơ quan thanh tra xây dựng có thẩm quyền tiến hành thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về hoạt động xây dựng. Cụ thể là:
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc: Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;
Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;
Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sƣ, điều kiện hành nghề kỹ sƣ quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sƣ, chứng chỉ hành nghề kỹ sƣ quy hoạch đô thị.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tƣ xây dựng:
33
Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi