định pháp luật về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng
Với bản chất nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, nên những giá trị đạo đức nghề nghiệp phục vụ nhân dân của nhà nƣớc Việt Nam rất đƣợc chú trọng, nó hình thành và phát triển trên nền tƣ tƣởng đạo đức mới, pháp luật mới. Sự thật là qua nhiều năm, nhiều nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới đƣợc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng nền công vụ mới, gắn với nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân.
Cùng với đó, uy quyền nhà nƣớc liên quan trực tiếp đến nền công vụ, đƣợc phản ánh qua đội ngũ cán bộ, công chức. Bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải định ra những chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ của mình. Ngoài những nội dung chuẩn mực mà nhiều quốc gia sử dụng tƣơng tự nhƣ nhau, thì tuỳ theo đặc điểm văn hoá, tâm lý xã hội... mỗi quốc gia lại có những chuẩn mực đạo đức đặc thù riêng trong nền công vụ của mình.
Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, coi là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ cán bộ, công chức và đƣợc gói gọn trong tinh thần lời dạy của Bác “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, "chí công vô tƣ".
Ngay từ năm 1950, trong điều kiện khó khăn, gian khổ của công cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam. Sắc lệnh khẳng định: “Công chức Việt
48
Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân… Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc” [31, Điều 1].
Điều 2 của Quy chế quy định:
Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ [31, Điều 2].
Từ những quy định trên có thể thấy, ngay trong Quy chế công chức đầu tiên của nƣớc Việt Nam độc lập, Nhà nƣớc ta đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức - pháp lý rất quan trọng đối với công chức nhà nƣớc.
Kế thừa và phát huy những quy định pháp luật về công chức và đạo đức công vụ và nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức trong tình hình mới, Hiến pháp năm 1980 quy định:
Tất cả các cơ quan nhà nƣớc và nhân viên nhà nƣớc phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền [34, Điều 8].
Ngày 01/4/1990, Pháp lệnh Thanh tra - một văn bản mang tính pháp lý cao đƣợc công bố. Pháp lệnh Thanh tra gồm 6 chƣơng, 41 điều quy định về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Nhà nƣớc, tổ chức Thanh tra nhân dân và trình tự thanh tra, Ủy ban Thanh tra Nhà nƣớc đƣợc đổi thành Thanh tra Nhà nƣớc. Cho đến thời điểm này, đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao của Nhà nƣớc Việt Nam về công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp lý và xác định rõ vị trí của công tác thanh tra trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
49
Pháp lệnh Thanh tra ra đời đã đáp ứng đƣợc đòi hỏi cấp bách lúc đó là giữ vững trật tự, kỷ cƣơng trong các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quá trình đổi mới là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức. Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn có ý nghĩa quan trọng góp phần thực thi có hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng khóa VI vào cuối những năm 80. Tại Pháp lệnh Thanh tra chƣa có quy định cụ thể về hoạt động thanh tra chuyên ngành và cũng nhƣ quy định về đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nói riêng.
Tiếp đó, việc hình thành các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành đƣợc xuất hiện ở các quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1995. Tuy cũng không trực tiếp nhƣng các quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đã gián tiếp đề cập đến tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong việc quy định thẩm quyền áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Việc gián tiếp quy định nhƣ vậy, thêm một bƣớc khẳng định sự cần thiết phải có hoạt động của thanh tra chuyên ngành nhƣ là yếu tố khách quan, việc ban hành các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành là yêu cầu trƣớc tiên và tiếp đó ban hành các quy định về tổ chức của các cơ quan thanh tra chuyên ngành.
Nhƣ vậy, có thể nói trƣớc tháng 9/2000, các hoạt động thanh tra trong lĩnh vực xây dựng đƣợc thực hiện theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990. Trên cơ sở thực tế của yêu cầu quản lý trật tự đô thị, để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 về việc thí điểm thành lập Thanh tra chuyên ngành xây dựng thành phố Hà Nội. Để đảm bảo xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày
50
26/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Luật Thanh tra năm 2004 cùng với Nghị định số 41/2004/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra đƣợc ban hành, sau khi có hiệu lực đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Tại Luật Thanh tra 2004 đã quy định cụ thể hoạt động thanh tra chuyên ngành nhƣng chƣa cụ thể và rõ ràng. Trên cơ sở tổng kết việc thí điểm thành lập thanh tra chuyên ngành xây dựng ở thành phố Hà Nội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng. Nghị định này có thể nói là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức lực lƣợng thanh tra xây dựng, theo đó xác định rõ chức năng, đối tƣợng của thanh tra xây dựng, nguyên tắc hoạt động của thanh tra xây dựng, hệ thống tổ chức các cơ quan thanh tra xây dựng. Tuy nhiên, trƣớc đòi hỏi mới của quá trình phát triển đô thị, sự đa dạng của các hoạt động xây dựng ở những thành phố lớn nên Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phƣờng, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định này thay thế Quyết định số 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra chuyên ngành xây dựng thành phố Hà Nội).
Sau khi Luật Thanh tra 2004 ra đời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhà nƣớc ta đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra chuyên ngành trong đó có hoạt động thanh tra xây dựng nhƣ:
- Quyết định số 1657/2005/QĐ-TTCP ngày 06/9/2005 của Tổng Thanh tra Chính phủ Ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nƣớc trong ngành Thanh tra;
51
- Thông tƣ 18/2005/TT-BXD ngày 04/11/2005. Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn một số nội dung về thanh tra xây dựng.
- Thông tƣ liên tịch 10/2005/TTLT-BXD-BNV ngày 22/6/2005 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra xây dựng ở địa phƣơng
- Quyết định 36/2005/QĐ-BXD ngày 24/10/2005. Qui định về tiêu chuẩn Thanh tra viên, cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan thanh tra Xây dựng; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra Xây dựng.
- Quyết định 25/2005/QĐ-BXD ngày 8/08/2005. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng.
- Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra;
- Quyết định số 1860/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06/9/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của công chức Thanh tra;
- Quyết định số 2016/2007/QĐ-TTCP ngày 26/9/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ;
- Quyết định 27/2007/QĐ-BXD ngày 28/5/2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Các văn bản quy phạm pháp luật trên vừa là cơ sở để thực hiện hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra xây dựng nói riêng. Các quy định cụ thể về chuẩn mực đạo đức công vụ của công chức Thanh tra cũng nhƣ công chức ngành thanh tra xây dựng nhƣng các quy định này đã đƣợc ghi nhận lồng ghép hoặc nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là theo Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB ban hành ngày 06/9/2007, đã xây dựng 10 quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức thanh tra là:
52
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra với nhân dân nơi cƣ trú
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong ứng xử với cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thông tin, báo chí
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong ứng xử với cơ quan, cá nhân nƣớc ngoài
-Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong ứng xử với gia đình -Quy tắc ứng xử của công chức thanh tra trong ứng xử với nơi công cộng -Quy tắc ứng xử với cán bộ lãnh đạo với đồng nghiệp
-Quy tắc ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB của Thanh tra Chính phủ quy định về trách nhiệm cũng nhƣ chuẩn mực trong khi thực thi công vụ của công chức Thanh tra trong đó có hoạt động thanh tra xây dựng nhƣ:
-Trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ: Công chức Thanh tra phải có thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc, lắng nghe, tôn trọng và tiếp thu ý kiến giải trình của đối tƣợng thanh tra; hƣớng dẫn cho đối tƣợng thanh tra hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật; Tiếp xúc với đối tƣợng thanh tra tại công sở hoặc nơi thanh tra, kiểm tra, xác minh trong giờ hành chính đúng nguyên tắc khách quan, minh bạch, rõ ràng… Nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa Công chức Thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần nhằm vụ lợi; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối
53
tƣợng thanh tra; dùng phƣơng tiện, tài sản của cơ quan, đơn vị tại nơi thanh tra vì nhu cầu cá nhân…
- Trong ứng xử với cơ quan, tổ chức có liên quan và cơ quan thông tin, báo chí: Công chức Thanh tra chỉ cung cấp những thông tin tài liệu về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi có kết luận chính thức của cấp có thẩm quyền và đƣợc lãnh đạo giao theo quy định của pháp luật…
Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP-TCCB đƣợc coi là cơ sở pháp lý để công chức Thanh tra trong đó có công chức ngành thanh tra xây dựng thực hiện các chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức công vụ nói riêng.
Nhằm điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nƣớc về cán bộ, công chức, nhà nƣớc ta đã ban hành Luật cán bộ, công chức 2008, trong đó, những chuẩn mực đạo đức - pháp lý đƣợc thể hiện rất cụ thể ở các quy định về nghĩa vụ của công chức trong đó có công chức ngành thanh tra xây dựng, nhƣ: Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.
Luật cán bộ, công chức cũng quy định: trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức trong đó có công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo ngƣời có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nƣớc; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nƣớc đƣợc giao;
54
chấp hành quyết định của cấp trên. Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định công chức và đạo đức công vụ đã có bƣớc phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lập các chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam nói chung và công chức ngành thanh tra xây dựng trong tiến trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh.
Cùng với Luật cán bộ, công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng cũng có những quy định phản ánh những nội dung về chuẩn mực công chức, công vụ, trong đó xác định cụ thể cán bộ, công chức là một trong những đối tƣợng là ngƣời có chức vụ, quyền hạn. Những hành vi tham nhũng đƣợc xác định là: tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; nhận hối lộ; lợi dụng chức quyền để đƣa hối lộ, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa...
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhƣ: thực hiện công vụ đƣợc giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng tiền, tài sản nhà nƣớc đƣợc giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ