Vai trò của đạo đức trong thực thi công vụ

Một phần của tài liệu Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng (Trang 28)

Thứ nhất, là chuẩn mực cư xử cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ

Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực nhƣ những thang giá trị đƣợc xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi ngƣời, phù hợp với lợi ích của xã hội, của đất nƣớc. Đạo đức vừa mang tính “bổn phận” đƣợc hiểu là “văn hóa bổn phận”, diễn ra một cách tự giác của mỗi cá nhân, đồng thời cũng chịu sự chế định của dƣ

23

luận xã hội. Mỗi cá nhân có thể thực hành đạo đức qua nhiều mối quan hệ: Từng ngƣời thì lấy mình làm đối tƣợng nhƣ thực hiện các hành vi cần, kiệm, liêm, chính. Trong mối quan hệ với đất nƣớc và nhân dân là trung với nƣớc, hiếu với dân. Quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, đó là yêu thƣơng con ngƣời, sống có tình có nghĩa. Với nhân loại, đó là tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.

Đạo đức công vụ không nằm ngoài các lớp quan hệ đó, tức là đạo đức công dân, đạo đức của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, còn phải thực hành đạo đức của ngƣời cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của Chính phủ. Trong khi thực hành đạo đức công vụ, tùy theo tính chất nghề nghiệp, vị trí công tác, chức vụ đƣợc giao, v.v.. mà yêu cầu, đòi hỏi cũng khác nhau.

Trong quá trình thực thi công vụ ngoài việc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thực thi công vụ, cán bộ, công chức còn phải thực hiện theo đúng các chuẩn mực đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Đạo đức công chức cần đƣợc chuẩn mực trở thành bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên pháp luật. Công chức phải làm tròn bổn phận của mình với một phẩm chất cao nhất là sự liêm khiết. Bởi vậy, trong thực thi công vụ, công chức cung cấp cho xã hội một sự quản lý không thiên lệch, trong sáng; thực hiện những dịch vụ hành chính có chất lƣợng cao, vận hành, sử dụng tài sản công theo hƣớng tối đa hóa lợi ích là một vấn đề cốt lõi trong cải cách tài chính công, tài sản công hiện nay. Công chức trong quá trình thực hiện công việc của mình là công việc phục vụ lợi ích công. Do đó, yêu cầu phải làm tăng niềm tin của nhân dân với các cơ quan thực thi quyền hành pháp thì yếu tố cần thiết nữa là phải có lƣơng tâm, công minh và dũng cảm. Đây là yếu tố rất cần thiết trong đạo đức của công chức hiện nay.

24

Thứ hai, là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả khi thực thi công vụ

Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng nhƣ kết quả khi thực thi công vụ của một cán bộ, công chức không chỉ dựa vào việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi thực thi công vụ mà còn phải dựa trên những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Nếu chỉ áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong khi thực thi công vụ thì mới chỉ hoàn thành đƣợc một nửa yêu cầu về thực thi công vụ. Bởi hệ thống các quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ rất đa dạng, không chỉ gồm các luật, văn bản dƣới luật, các văn bản hƣớng dẫn thi hành, văn bản quy định về tiêu chuẩn, quy trình, nghiệp vụ mà còn bao gồm cả các quy tắc mang tính đạo đức, nghề nghiệp… Đây là nền tảng để vận hành toàn bộ hoạt động của nền công vụ. Hệ thống các quy tắc ứng xử trong thực thi công vụ luôn ẩn chứa trong đó chủ thuyết, định hƣớng, nguyên tắc, mục đích của chế độ công vụ.

Thứ ba, là cơ sở để cán bộ, công chức hoàn thiện bản thân trong khi thực thi công vụ

Đạo đức chính là gốc nếu gốc vững, thì con ngƣời dễ dàng phát huy tài trí, tự làm sáng bản thân và trở thành con ngƣời có ích cho xã hội. Nếu gốc ấy không vững, thì con ngƣời dễ dàng ngả nghiêng, sa ngã, “lòng dạ không còn trong sáng nữa”. Và khi đó, con ngƣời đó sẽ tự làm xấu chính mình và làm hại ngƣời khác. Đối với ngƣời công chức, đạo đức càng quan trọng. Là cầu nối giữa Nhà nƣớc và nhân dân, ngoài năng lực, ngƣời công chức phải thực sự là những ngƣời có tƣ cách đạo đức tốt. Mọi cán bộ, công chức phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc mọi nơi. Nói cách khác, tƣ cách đạo đức của mỗi công chức đều có tác động mạnh mẽ đến ngƣời dân. Nếu không có đạo đức tốt, ngƣời công chức sẽ trở thành tấm gƣơng xấu có thể gây mất lòng tin và giảm hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính.

25

nhà nƣớc ngày càng cao. Đồng thời, trong nền kinh tế thị trƣờng, những cám dỗ vật chất và tinh thần từ cuộc sống tác động rất mạnh mẽ; nếu không luôn luôn rèn luyện và tu dƣỡng đạo đức, ngƣời công chức sẽ nhanh chóng xa rời mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm mất lòng tin của quần chúng, từ đó, làm yếu đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Trong bối cảnh đó các chuẩn mực đạo đức sẽ là cơ sở để cán bộ, công chức làm cơ sở để hoàn thiện bản thân mình ngoài việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong khi thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)