Vấn đề xây dựng một thiết chế bảo hiến độc lập

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam (Trang 67)

Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật

định” tại Điều 119. Về lý thuyết, để bảo vệ Hiến pháp một cách có hiệu quả

nhất, rất cần thiết xây dựng một thể chế hiến định độc lập, Hiến pháp cần xác định những vấn đề căn bản về thể chế và luật chỉ có thể xác định các chi tiết cụ thể về thủ tục không làm thay đổi bản chất của thể chế. Cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp phải đƣợc quy định chức năng, nhiệm vụ trong Hiến pháp, điều đó tƣơng tự nhƣ quy định về việc hình thành nên các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng nhƣ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chỉ có quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hình thành trong Hiến pháp mới tạo vị thế cho cơ quan bảo vệ Hiến pháp độc lập trong việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Nếu cho ra đời một cơ quan bảo hiến chuyên trách, không đƣợc quy định trong Hiến pháp mà đƣợc quy định trong luật thì cũng rất vƣớng về mặt lý luận nhƣ cơ quan đó hình thành nhƣ thế nào, có thẩm quyền gì, thuộc nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp hay tƣ pháp? Các mô hình cơ quan bảo hiến chuyên trách nhƣ đã phân tích ở mục 3.2 trên đây, chƣa mô hình nào đƣợc chấp nhận vì mỗi mô hình đều có những hạn chế nhất định, nhất là liên quan tới vị trí, vai trò của Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc.

Hơn nữa, tại Điều 119 Hiến pháp 2013 đã quy định chủ thể có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp gồm: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan khác của Nhà nƣớc và toàn thể Nhân dân. Với quy định nhƣ trên, nghĩa là chúng ta vẫn đang tiếp tục cơ chế bảo hiến do nhiều chủ thể tiến hành, có chăng chỉ là quy định rõ hơn, đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong việc phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi hiến, chứ rất khó hình thành một cơ quan nhà nƣớc chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.

Nhƣng về lâu dài, để phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc, phù hợp với xu thế quốc tế rất cần thiết phải hình thành một thiết chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách mà mô hình xây dựng một Tòa án Hiến pháp có lẽ là phù hợp hơn cả. Còn theo nhƣ Hiến pháp hiện hành, nếu có xây dựng Luật về bảo vệ Hiến pháp thì chỉ có thể quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể có quyền ban hành luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc tuân thủ Hiến pháp; đồng thời làm rõ cơ chế phát hiện, ngăn ngừa, xử lý hành vi có dấu hiệu vi hiến; quy định rõ trách nhiệm, chế tài đối với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật đƣợc đánh giá là vi hiến. Với quy định của Hiến pháp hiện hành, nên chăng giao thẩm quyền cho một ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, đánh giá một văn bản quy phạm pháp luật nào đó có dấu hiệu vi hiến để yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền xử lý văn bản đó, mà không cần thiết phải hình thành một Ủy ban riêng thuộc Quốc hội.

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)