động bảo hiến hiê ̣n nay
Chính bởi những khiếm khuyết trong hoạt động bảo hiến của Việt Nam hiê ̣n nay đã đƣợc nêu ở chƣơng 2 nên trong thực tế hầu nhƣ chƣa có bất kỳ đề xuất xem xét một vụ việc vi phạm Hiến pháp nào và cũng chƣa có một kết luâ ̣n nào đƣợc coi là phán quyết về vi phạm Hiến pháp . Vì vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động bảo hiến hiện nay ở Việt Nam hiệu quả thấp và nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là do ở Việt Nam không có cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.
Ngày nay, để bảo đảm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa tất yếu phải xây dựng mô hình bảo hiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Điều này càng có ý nghĩa khi mà đòi hỏi của thực tế phát triển xã hội và quy trình lập pháp đã đổi mới theo hƣớng Quốc hội ngày càng ban hành nhiều luật. Đây còn là một nội dung quan trọng phản ánh yêu cầu của dƣ luận xã hội mong muốn trong hệ thống pháp luật của Việt Nam cần phải có thiết chế mới để ràng buộc các cơ quan nhà nƣớc, các chủ thể có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kể cả Quốc hội cũng phải tuân thủ Hiến pháp, đảm bảo cho Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong thực tiễn hoạt động nhà nƣớc, chứ không chỉ là quy định mang tính tuyên ngôn chính trị.
3.1.3. Xuất phá t từ tính tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế và xu
thế của thời đại
Từ vài thập kỷ nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới rộng rãi. Một thế giới nhƣ một ngôi làng toàn cầu, một thế giới không còn biên giới theo nguyên nghĩa truyền thống, một thế giới đang đi tới nhất thể hoá đặt ra nhu cầu của một nền pháp luật thế giới mới. Toàn
cầu hoá không đơn thuần chỉ là kinh tế, càng không chỉ liên quan đến kinh tế, nó bắt buộc phải bắt đầu bằng pháp luật và tiếp tục triển khai nhờ sự điều chỉnh của pháp luật.
Trƣớc hết, thƣơng mại quốc tế ngày càng rộng mở làm nảy sinh nhu cầu về một hệ thống quy tắc pháp lý chung, thậm chí cả một cơ chế tài phán quốc tế thống nhất. Để hợp tác thƣơng mại, các bên đối tác tiến hành giao dịch với nhau trên cơ sở một khung pháp luật chung, nghĩa là cùng tuân thủ các nguyên tắc giao dịch đã đƣợc thoả thuận chung.
Mặt khác, bản thân quá trình toàn cầu hoá kinh tế lại thúc đẩy xu hƣớng cải cách pháp luật trên quy mô toàn cầu. Trong bối cảnh này, tuyệt đại đa số các quốc gia đều nhanh nhạy cải cách pháp luật nhằm xác lập, hoàn thiện hệ thống đảm bảo pháp luật, đƣợc xem nhƣ yếu tố cạnh tranh hàng đầu hiện nay. Luật đầu tƣ, luật mậu dịch, luật công ty, luật hợp đồng, luật thuế, luật tiền tệ, luật sở hữu trí tuệ, luật chống bán phá giá..., tất cả đều đƣợc xây dựng, cải cách theo các chuẩn thông thƣờng của quốc tế và theo cách làm phổ biến của những chủ thể đi trƣớc.
Các tƣ tƣởng về bảo vệ Hiến pháp thực sự phát triển mạnh và càng về sau càng phát triển phổ biến, trở thành một đặc trƣng không thể thiếu của nhà nƣớc pháp quyền. Quan điểm của chủ nghĩa Hiến pháp hiện đại thì lập hiến và bảo vệ Hiến pháp luôn là những nội dung quan trọng và đi liền với nhau. Việt Nam chúng ta trong quá trình hội nhập toàn cầu, việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp là một đòi hỏi khách quan và đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.