Tỷ lệ nhiễm LCK nhó mB và các hình thái lâm sàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 71 - 82)

C. Phản ứng ngưng kết late

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.10. Tỷ lệ nhiễm LCK nhó mB và các hình thái lâm sàng

Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tình trạng ra khí hư ở những thai phụ có nhiễm LCK nhóm B là 86,4%, ở những thai phụ không nhiễm LCK nhóm B là 82,3%. Không có sự khác biệt của tình trạng ra khí hư giữa những thai phụ nghiễm LCK nhóm B và những thai phụ không nhiễm LCK nhóm B với p>0,05. Điều này cũng có thể giải thích rằng trong thời gian mang thai âm

đạo giãn, dài và rộng ra, niêm mạc âm đạo tăng các nếp gấp và các nhú. Dưới ảnh hưởng của progesterone niêm mạc âm đạo bong ra hàng loạt và kết hợp với dịch âm đạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn gây bệnh nói chung và LCK nhóm B nói chung. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh LCK nhóm B tồn tại ở người phụ nữ khỏe mạnh là 10-35% [18] và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào kể cả việc ra khí hư. Bệnh phẩm lấy từ ÂĐ-TT có chứa rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau nhưng trong quá trình phân lập LCK nhóm B, chúng tôi đã cho vào môi trường nuôi cấy kháng sinh Gentamycin và Acid Nalidixic mục đích là để loại trừ những vi sinh vật không phải là LCK nhóm B. Vì vậy, biểu hiện ra khí hư trong quá trình mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà không chỉ do LCK nhóm B.

Có 6,8% thai phụ nhiễm LCK nhóm B kèm theo ngứa rát âm hộ, 13,6% kèm theo viêm âm hộ. 10,8% ngứa rát âm hộ, 15,1% viêm âm hộ có tỷ lệ âm tính với LCK nhóm B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này có thể do những viêm nhiễm khác nhau ở vùng âm hộ mà hay gặp là nguyên nhân do nấm.

Có 40,9% thai phụ (+) với LCK nhóm B và 45,7% thai phụ (-) với LCK nhóm B có viêm âm đạo. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nguyên nhân viêm âm đạo có thể do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ có lỗ niệu đạo, âm đạo, hậu môn nằm gần nhau, diện tích bề mặt của âm hộ lớn nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Ngoài ra, trong quá trình mang thai âm đạo dài, giãn và rộng ra kèm theo có nhiều nếp gấp tạo thành khe kẽ, nên dễ lắng động các chất tiết, thuận lợi cho nhiều vi khuẩn ẩn nấp và phát triển gây nên tình trạng viêm nhiễm và ra khí hư.

Có 68,2% thai phụ nhiễm LCK nhóm B và 61,8% thai phụ không nhiễm LCK nhóm B không có tổn thương tại cổ tử cung. Không có sự khác biệt giữa

2 nhóm này với p>0,05. Cũng như các vi khuẩn khác LCK nhóm B không gây tổn thương tại cổ tử cung với tỷ lệ cao, chính vì vậy khi phân lập LCK nhóm B thì mẫu bệnh phẩm lấy từ ÂĐ – TT nhạy hơn so với mẫu bệnh phẩm phân lập từ cổ tử cung.

Rất nhiều thai phụ đặc biệt ở những thai phụ con quý hiếm, tiền sự sản khoa nặng nề hay có can thiệp hỗ trợ sinh sản họ rất sợ thăm khám âm đạo vì nhiều người nghĩ rằng có thể gây ra dọa đẻ non hoặc ra máu âm đạo. Tuy những nhận thức này chưa đúng nhưng khi được tư vấn về nguy cơ cho đứa trẻ khi ra đời thì họ đã mong muốn được hợp tác để thăm dò xét nghiệm với hy vọng có một đứa con khỏe mạnh. Khi thăm khám chúng tôi đã lựa chọn loại mỏ vịt bé nhất, đặt nhẹ nhàng và đánh giá tổn thương ở cổ tử cung chỉ dừng lại bằng quan sát mắt thường nên chúng tôi không phân loại và đánh giá tổn thương sâu hơn.

Từ đó ta thấy nhiễm LCK nhóm B không có triệu chứng rầm rộ như ra nhiều khí hư, ngứa rát âm hộ nhiều, viêm âm đạo, cổ tử cung gây khó chịu và khiến thai phụ đi khám như nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa khác. LCK nhóm B có mặt ở ÂĐ – TT và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào [34], vì vậy, cần tư vấn và tuyên truyền cho thai phụ hiểu rõ việc cần thiết của việc cấy tầm soát tìm LCK nhóm B ở ÂĐ – TT trong thời kỳ mang thai để được điều trị, tốt nhất là theo kháng sinh đồ nhằm giảm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm cho em bé hay sẩy thai muộn, đẻ non, thai lưu, ối vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối hoặc gây viêm niêm mạc tử cung sau đẻ, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 230 thai phụ có tuổi thai từ 28 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có 44 thai phụ dương tính với LCK nhóm B, qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Trong 44 thai phụ nhiễm LCK nhóm B có 86,4% ra khí hư, 13,6% viêm âm hộ kèm theo, 40,9% có kèm theo viêm âm đạo, 25% có kèm theo viêm cổ tử cung.

- Có 56,8% thai phụ nhiễm LCK nhóm B kèm theo nhiễm nấm.

- Độ nhạy cảm của LCK nhóm B với Amoxicillin, Cefotaxim, Imipenem, Vancomycin lần lượt là 90,2%, 81,4%, 90,9%, 90,9%.

2. Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B âm đạo – trực tràng là 19,1%. Trong 44 thai phụ nhiễm LCK nhóm B, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B với nơi ở, nghề nghiệp, trình độ, cũng như một số tiền sử sản khoa và phụ khoa của thai phụ.

KIẾN NGHỊ

1. Nên phổ cập thăm dò cấy tầm soát nhiễm LCK nhóm B ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ.

2. Nên làm kháng sinh với những loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai để có nhiều lựa chọn trong điều trị.

1. Đinh Thị Hồng (2004), “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuổi của thai kỳ tại bênh viện Phụ Sản Trung ương”. Luận văn tôt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2001), “Nghiên cứu lâm sàng những trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản điều trị tại Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và trẻ sơ sinh (Trong 5 năm từ tháng 6/1997 – 6/2000)”. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Dudley D.J, Dagerfield A et al (1996), “Group B Streptococci (GBS)

Stamule chemokin production by cultures human chorion cells”,

Journal of the Society for Gynecologic Investigatian, Vol 3, Issue 2, Supplement 1,66.

4. Phạm Thị Thanh Hiền (2011). Các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai. Nhà xuất bản y học. Trang 68- 76.

5. Mitchell, Anta, Steffenson N, Hogan H, Brooks S, (1997). Group B Streptococcus and pregnancy: update and recommendation. MCN Vol 22 (5), pp 242-248.

6. Schrag S, Gorwitz R, Fultz-Butts K (2002), Prevention of streptococcal disease. Revised guidelines from CDC. Morbidity&Mortality Weekly Report. Recommendations & Report 51: 1.

7. Centers for Disease Control Prevention (2002). “Prevention of perinatal group B streptococcal disease: revised guidelines from CDC”, Morb Mortal Wkly Rep, 2002.

bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Tập II, tr 452- 455.

10.Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001). “Nhiễm khuẩn đường sinh dục ở

phụ nữ có thai ở Hà Nội”, Tạp chí Y Học Thực hành, số 42, tr 67-70. 11.Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001). Nghiên cứu một số nguy cơ của

nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai tại Hà nội năm 1998- 2000 và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp. Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr 54- 97.

12. Nguyễn Việt Hùng (2002). “Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ có

thai”, Bài giảng Thai phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, tr 36-51.

13. http://www.pregnancylab.net/2012/01/screening-tests-for-group-b- strep-infection.html

14.Rauen NC, Wesenberg EM, Cartwright CP (2005), “Comparison of selecttve and nonselective enrichment broth media for the detection of vaginal and anorectal colonization with group B streptococcus”, Diagn Microbiol Infect Dis, 51(1): 9-12

15.Clad, H-M. Runge (2005), “Module 8: Infection in pregnancy and childbirth”, Postgaduate training and research in reproductive health.

16.Stephanie Schrag, Phil, Rachel Gorwitz, Kristi Fultz-Butts, Anne

Schuchat (2002), “Prevention of perinatal group B streptococcal disease”.

1

18.Nguyễn Khoa Nam (2006). Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo – trực tràng của các thai phụ và các yếu tố liên quan. Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú- chuyên ngành Thai phụ khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr 39- 65.

19.Nguyễn Thị Tuyến, “Liên cầu”, Bài giảng Vi sinh Y học; 110-115. Bộ môn Vi sinh vật, Trường Đại học Y Hà Nội, 1997.

20.Mohle-Boetani JC, Schuchat A, Plikaytis BD, Smith JD, Broome CV (1993). “Comparison of prevention strategies for neonatal group B streptococcal infection. A population-based economic analysis”, JAMA, Vol 270, No 12, August 1993, p1442– 1448.

21.Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Ngô Thị Kim Phụng (2007), Tỷ lệ thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Từ dũ 6/2006- 6/2007, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ 2007.

22.Orrett FA (2003), “Colonization with Group B streptococci in pregnancy and outcome of infected neonates in Trinidad”, Peditr Intern.

23.Heath PT, Balfour G, Weisner AM, Efstratiou A, Lamagni TL,

Tighe H et al (2004). “Group B streptococcal disease in UK and Irish infants younger than 90 days”, Lancet, Vol 363, Issue 4, September 2004, p 292- 363.

24.Boyer KM, Gotoff SP (1986). “Prevention of early-onset neonatal group B streptococcal disease with selective intrapartum chemoprophylaxis”, New Engl J Med, 1986, 314:1665–9.

26.America College of Obstetricians and Gynecologists, Committee on

Obstetric Pratice, “Prevention of early-onset group B streptococcal diseasein newborns” [opinion 173]. Washington, D.C: American College of Obstetricians and Gynecologists, 1996.

27.Schrag SJ, Zell ER, Lynfield R, Roome A, Arnold KE, Craig AS et al (2002). “A population-based comparison of strategies to prevent early-onset group B streptococcal disease in neonates”, New Engl J Med 2002, 347(4):233–9.

28. Bệnh viện Từ Dũ (2008), “Báo cáo khoa sinh”. Hoạt động bệnh viện Từ Dũ 2008.

29. Mai Trọng Dũng (2004), “Nghiên cứu tình hình sinh non tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 1/2003 – 8/2004”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.

30.Trần Quang Hiệp (2001), “Nhận xét tình hình sanh non tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998-2001”. Luận văn thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội.

31.CDC (2000), “Early-onset group B streptococcal disease”, United States, 1998-1999, MMWR 49: 793-6

32. Nguyễn Việt Hùng (1999). “Sanh non”. Bài giảng thai phụ khoa. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản y học. Tr 129- 135.

192:1341-1347

34.Đỗ Thị Thu Thủy (2001), Nghiên cứu tình hình viêm đường sinh dục dưới ở thai phụ trong 3 tháng cuối. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.

35.Simoes JA, Aroutcheva AA, Heimler I, Faro S (2004), “Antibiotic resistance patterns of group B streptococcal clinical isolates”, Infect Dis Obstet Gynecol, 12(1):1-8

36.Al-Sweih N, Jamal M, Kurdia M, Abduljabar R, Rotimi V (2005).

“Antibiotic susceptibility profile of group B Streptococcus at the Maternity Hospital Kuwait”, Med Princ Pract; 14(4): 260-3.

37.Garland SM, Fliegner TR (1991), “Group B streptococcus (GBS) and neonatal infections: the case for intrapartum chemoprophylaxis”, Aust NZ Obstet Gynaecol: 31: 119-122

38.Lin FYC, Azimi PH, Weisman LE, et al (2000), “Antibiotic susceptibility profiles for group B streptococci isolated from neonates”, Clin Infect Dis, 31: 76—9

39.Edwards RK, Clark P, Sistrom CL, Duff P (2002). “Intrapartum antibiotic prophylaxis 1: relative effects of recommended antibiotics on gram negative pathogens”, Obstet Gynecol, Vol 9, Issue 3, 2002, 534–539. 40.Centers for Disease Control Prevention (1996). “Prevention of

perinatal group B streptococcal disease: a public health perspective”,

Morb Mortal Wkly Rep, 1996.

health projet office, Nghe An MCH/FP center, Fukushima medical university, Tu Du hopsital, hospital of university of medecin and pharmacy, HoChiMinh city, 2003.

42.Bùi Thị Thu Hương (2010). “Tỷ lệ nhiễm Streptoccocus nhóm B âm đạo – trực tràng trên thai kỳ sanh non và một số yếu tố liên quan”. Luận văn Thạc sỹ y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 43.Nguyễn Quang Hiệp (2010). “Nghiên cứu một số đặc điểm của viêm

âm đạo do liên cầu khuẩn nhóm B ở những thai phụ khám thai và điều trị tại khoa Phụ Sản- Bệnh viện Bạch Mai từ 1/6/2010 đến 31/5/201”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội.

44.Anthony BF, Eisenstadt R, Carter J et al (1981). “Genital and intestinal carriage of group B streptococci during pregnancy”, J Infect Dis, Vol 143, p 761- 764.

45.Altoparlak U, Kadanali A, Kadanali S. (2004), “Genital flora in pregnancy and its association with group B streptococus colonization”, International Journal Obst & Gynecol, Vol 87, 2004, p 245-246.

46.Berkowitz K, Regan JA, Greenberg E (1990). “Antibiotic resistance patterns of group B streptococci in pregnant women”, J Clin Microbiol Vol 28, Issue 1, March 1990, p 5–7.

47.Trần Thị Trung Chiến, Trần Thị Phương Mai và cs (2004). “Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở

48.Bộ môn sản (2007). “Viêm sinh dục”. Bài giảng sản phụ khoa tập 1. Trường Đại học Y Hà Nội. Nhà xuất bản Y học.

49.Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2009). “Viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung”. Báo cáo chuyên đề khoa học về phụ khoa, hội Nội tiết – Sinh sản và Vô sinh Thành phố Hồ Chí Minh.

50.Al-Sweih N, Hammoud M, Al Shimmiri M, Jamal M, Neil L, Rotini V (2005),”Serotype distribution and mother to baby transmission rate

of Streptococcus agalactiae among expectant mothers in Kuwait”, Arch Gynecol Obtest; 272(2):131-5

51. Stoll BJ, Schuchat A (1998), “Matenal carriage of group B streptococci in developing countries”, Pediatr Infect Dis J, 17(6): 499-503

52.Valkenburg – van den Berg AW, Sprij AJ, Oostvogel PM, Mutsaers JA, Renes WB, Rosendaal FR, Joep Dorr P (2005),

“Prevalence of colonization with group B streptococci in pregnant woment of a multi-ethnic population in The Nerthelands”, Eur J Objest Gynecol Reprod Biol.

53.Kadanali A, Altoparlak U, Kadanali S (2005),”Maternal carriage and

neonatal colonization of group B streptococcus in eastern Turkey: prevalence, risk factors and antimicrobial resistance, Int J Clin Pract, 9(4):437-40.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w