Các nghiên cứu trong nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 26 - 27)

* Năm 2001, Nguyễn Ngọc Khanh nghiên cứu trên 602 phụ nữ Hà Nội nhận thấy tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B là 4,5% [21], vì tác giả chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo mà bỏ qua lấy bệnh phẩm ở trực tràng nên tỷ lệ (+) với LCK nhóm B không cao.

* Năm 2003, Aya Gotto nghiên cứu tại 10 huyện tại Nghệ An thấy tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B là 4,4% [41], tương tự với Nguyễn Ngọc Khanh, tác giả cũng chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo nên tỷ lệ cũng tương đương.

* Năm 2006, Đỗ Khoa Nam nghiên cứu trên 200 thai phụ có tuổi thai từ 28-40 tuần tại Bệnh viên Từ Dũ thấy tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B là 17%. Cùng với tỷ lệ truyền dọc từ mẹ sang con là 50%. Tác giả đã tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ (+) với LCK nhóm B âm đạo – trực tràng và nơi ở của thai phụ: các đối tượng ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B cao hơn, tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ LCK nhóm B với tuổi mẹ và thói quen vệ sinh. Kháng sinh đồ được làm với nhiều nhóm kháng sinh trong đó độ nhạy của LCK nhóm B với Augmentin là cao nhất (91,2%), Cefazolin (79,4%), Vancomycin (71%) [18].

* Năm 2007, Nguyễn Thị Vĩnh Thành và Ngô Thị Kim Phụng nghiên cứu trên 376 thai phụ có tuổi thai từ 35-37 tuần tại bệnh viện Từ Dũ thì tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B là 18,1%. Bệnh phẩm được lấy ở cả âm đạo và trực tràng. Trong nghiên cứu tác giả cho thấy con rạ (14,1%) có tỷ lệ cấy (+) cao hơn so với con so (4%). Nơi ở của thai phụ ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác có tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B cao hơn. Có 85,3% thai

phụ có kết quả cấy (+) có tuổi thai từ 35-36 tuần [21].

* Năm 2010, Bùi Thị Thu Hương lấy bệnh phẩm từ ÂĐ-TT trên 234 thai phụ chuyển dạ sinh non có tuổi thai từ 28 tuần đến 36 tuần 6 ngày tại Bệnh viện Từ Dũ thì tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B là 17,5% [42]

* Năm 2011, Trần Quang Hiệp nghiên cứu trên 2154 thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần tại khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B là 6,5%. Tác giả chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo. Trong nghiên cứu tác giả cho thấy nhóm tuổi từ 25-29 tuổi (+) với LCK nhóm B chiếm tỷ lệ cao nhất 42%. Nơi ở: nội thành Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất 26,8%. Thai phụ có tiền sử hút thai, sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non có nguy có nhiễm LCK nhóm B cao hơn các thai phụ không có các tiền sử trên. Thai phụ nhiễm LCK nhóm B có nguy cơ ối vỡ sớm, ối vỡ non và rỉ ối cao hơn thai phụ không bị nhiễm [43].

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w