Tỷ lệ nhiễm LCK nhó mB

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 66 - 67)

C. Phản ứng ngưng kết late

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1. Tỷ lệ nhiễm LCK nhó mB

Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B âm đạo – trực tràng ở thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi là 19,1%.

STT Tác giả Tỷ lệ 1 Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001)[10] 4,5% 2 Aya Goto và cs (2003) [41] 4,4% 3 Al-Sweih (2005) [50] 14,6% 4 Đỗ Khoa Nam (2006) [18] 17% 5 Nguyễn Thị Vĩnh Thành và Ngô Thị Kim Phụng (2007) [21] 18,1% 6 Trần Quang Hiệp (2011) [43] 6,5%

7 Phan Thị Kim Dung (2013) 19,1%

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) được thực hiện trên các thai phụ sống tại Hà Nội, tuy nhiên tác giả chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo và không sử dụng môi trường cấy dinh dưỡng chọn lọc làm tăng khả năng phát hiện LCK nhóm B và có thể đây là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ âm tính giả của việc phát hiện LCK nhóm B.

Nghiên cứu của Aya Goto và cs (2003) được tiến hành tại các cộng đồng nông thôn của 10 huyện ở Nghệ An, có thể sự khác biệt về địa lý và dân cư cũng có thể là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về tỷ lệ LCK nhóm B so với nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu của Al-Sweih tiến hành với phương pháp lấy mẫu và định dạnh đúng tiêu chuẩn của CDC năm 2002 đã cho kết quả là 14,6%, kết quả này không quá cách biệt với kết quả của chúng tôi.

phụ, kết quả (+) với LCK nhóm B là 17%. Nguyễn Thị Vĩnh Thành và Ngô Thị Kim Phụng (2007) đã nghiên cứu trên 376 thai phụ tỷ lệ (+) với LCK nhóm B là 18,1%. Các tác giả trên đã thực hiện đúng theo chỉ dẫn của WHO và CDC phiên bản 2002 về cách lấy mẫu ÂĐ - TT, sử dụng môi trường nuôi cấy lý tưởng và phương pháp định danh là nhuộm Gram thử nghiệm catalase, thử nghiệm ngưng kết nên tỷ lệ (+) với LCK nhóm B khá cao và ít khác biệt so với kết quả của chúng tôi (19,1%).

Trần Quang Hiệp (2011) nghiên cứu trên 2154 thai phụ có tuổi thai từ 34- 36 tuần tại khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ (+) với LCK nhóm B là 6,5%. Kết quả này thấp hơn hẳn so với nghiên cứu của chúng tôi vì tác giả chỉ lấy bệnh phẩm tại âm đạo mà không lấy bệnh phẩm tại trực tràng.

Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 19,1%, phù hợp với kết quả của tác giả Stoll [51] khi tác giả này kết luận: Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B âm đạo – trực tràng ở các nước đang phát triển là 17,8%, riêng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 19%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả mà trong y văn đã viết là 10-30%[51],[52] khi phân lập ở âm đạo – trực tràng ở người bình thường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w