Kỹ thuật và các bước tiến hành thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 34 - 37)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5.Kỹ thuật và các bước tiến hành thu thập số liệu.

- Tất cả các thai phụ trong mẫu nghiên cứu sẽ được khám thai theo quy trình khám thai bình thường.

- Giải thích cho thai phụ mục đích nghiên cứu chỉ mang tính chất điều tra, mọi thông tin của đối tượng được giữ bí mật. Những bước phỏng vấn và khám được thực hiện sau khi thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Phỏng vấn theo bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu.

- Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm được tiến hành như sau:

Thai phụ nằm trên bàn phụ khoa khám trong tư thế phụ khoa, bộc lộ âm đạo. Giải thích cho thai phụ nghe về cách thức lấy bệnh phẩm. Sau đó dùng mỏ vịt bé nhất để quan sát khí hư, âm đạo, cổ tử cung. Dùng một que tampon phết bệnh phẩm ở cùng đồ sau của âm đạo, xoay tampon 1 hoặc 2 vòng quanh trục. Đặt tampon vào ống nghiệm, dán nhãn trên ống chứa bệnh phẩm ghi rõ họ tên và ngày lấy mẫu. Dùng tampon thứ hai lấy bệnh phẩm ở trực tràng bằng cách đưa nhẹ nhàng tampon vào lỗ hậu môn qua khỏi cơ vòng hậu môn, xoay tampon 1 hoặc 2 vòng quanh trục rồi rút tampon ra. Đặt tampon vào ống nghiệm, dán nhãn trên ống chứa bệnh phẩm ghi rõ họ tên và ngày lấy mẫu.

Bệnh phẩm được chuyển về khoa Vi sinh bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong vòng 3 giờ kể từ khi lấy bệnh phẩm để được phân lập và định danh vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 72 giờ.

- Quy trình phân lập và định danh liên cầu khuẩn nhóm B tại khoa Vi sinh Bệnh viện Phụ Sản Trung ương bằng máy Phoenix.

- Thai phụ nhiễm LCK nhóm B sẽ được làm kháng sinh đồ và điều trị với nhóm kháng sinh phù hợp.

Kỹ thuật phân lập và định danh LCK nhóm B.

Các bước tiến hành nuôi cấy phân lập và định danh liên cầu nhóm B được thực hiện theo thường quy.

Thai phụ được kết luận nhiễm liên cầu nhóm B khi phân lập được vi khuẩn trên từ bệnh phẩm lấy từ âm đạo và/hoặc trực tràng nuôi cấy trực tiếp trên môi trường thạch đĩa và/hoặc sau khi tăng sinh từ canh thang Todd- Hewitt.

KSĐ sẽ được thực hiện với các chủng phân lập từ thạch máu 1 khi thạch máu 1 dương tính và thạch máu 2 dương tính hoặc âm tính với liên cầu nhóm B.

KSĐ sẽ được thực hiện với các chủng phân lập từ thạch máu 2 khi thạch máu 1 âm tính và thạch máu 2 dương tính với liên cầu nhóm B.

* Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn:

- Các tampon 1 và 2 được cấy riêng rẽ, lần lượt trên các môi trường: Thạch máu (A1 với bệnh phẩm dịch âm đạo, H1 với bệnh phẩm lấy từ trực tràng), Uriselect (A1 với bệnh phẩm dịch âm đạo, H1 với bệnh phẩm lấy từ trực tràng) theo kỹ thuật phân vùng, ủ ở tủ ấm có nồng độ CO2

10%/37oC/24 giờ

Canh thang Todd-Hewitt (A với bệnh phẩm dịch âm đạo, H với bệnh phẩm lấy từ trực tràng), ủ ở tủ ấm có nồng độ CO2 10%/37oC/qua đêm.

Từ môi trường Todd-Hewitt để qua đêm, cấy chuyển sang thạch máu (A2 với bệnh phẩm dịch âm đạo, H2 với bệnh phẩm lấy từ trực tràng), Uriselect (A2 với bệnh phẩm dịch âm đạo, H2 với bệnh phẩm lấy từ trực tràng) theo kỹ thuật phân vùng, ủ ở tủ ấm có nồng độ CO2 10%/37oC/24 giờ. - Quan sát và lựa chọn các khuẩn lạc nghi ngờ là liên cầu nhóm B. Đó là các khuẩn lạc nhỏ (0,5-1mm), có hiện tượng tiêu huyết β trên thạch máu, khuẩn lạc có màu xanh nhạt trên môi trường thạch Uriselect .

Nhỏ 1 giọt hydroxy peroxide lên khuẩn lạc vi khuẩn đặt trên lam

Staphylococci

Men catalase gây hiện tượng sủi bọt Không có men catalaseStreptococci không sủi bọt

- Lấy vi khuẩn từ các khuẩn lạc nghi ngờ để tiến hành định danh xác định liên cầu nhóm B.

Hình 2.1. LCK nhóm B được phân lập tại khoa Vi sinh BV Phụ sản Trung ương

* Kỹ thuật định danh liên cầu nhóm B.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhiễm liên cầu khuẩn nhóm b ở phụ nữ có thai từ 28 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 34 - 37)