đất đai, khiếu nại
Hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai không chỉ phụ thuộc vào ý thức pháp luật của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại mà còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân đối với vấn đề này. Nhiều vụ việc khiếu nại phát sinh do nguyên nhân từ việc công dân không nắm bắt được các quy định của pháp luật. Do đó, cần nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về đất đai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Đảng lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai nói riêng theo tinh thần và nội dung chỉ đạo tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX), Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Hai là, kịp thời phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 (nhất là các vấn đề mới so với Luật Đất đai năm 2003); tiếp tục phổ biến các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai để cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững và thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật. Tích cực đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phương. Phát huy hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: qua các phương tiện thông tin đại chúng; trong trường học; thi tìm hiểu
pháp luật; trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; diễu hành cổ động; treo pa nô, áp phích; cấp phát tờ rơi, tờ gấp, tài liệu có nội dung tìm hiểu về pháp luật… Kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động cải cách các thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh…
Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên duy trì và tiếp tục phát huy chế độ giao lưu trực tuyến hằng quý thông qua trang thông tin điện tử (http://tnmtthainguyen.gov.vn) để giải đáp các chính sách, pháp luật về đất đai, khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cho mọi đối tượng, nhất là các trường hợp đang có khúc mắc, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án… cần tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai (nhất là về cơ chế, chính sách liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất), pháp luật về khiếu nại cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng với các hình thức thích hợp như: tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến; cấp phát tờ rơi, tờ gấp, tài liệu có nội dung tìm hiểu pháp luật về đất đai, khiếu nại; tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí; tuyên truyền qua Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình, hệ thống loa truyền thanh cơ sở… Qua đó, giúp cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng có điều kiện nâng cao kiến thức pháp luật về đất đai, khiếu nại, góp phần hạn chế các vụ việc khiếu nại phát sinh có nguyên nhân do không hiểu biết pháp luật.
Ba là, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị kịp thời triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Bố trí một khoản kinh phí cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, khiếu nại.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp của tỉnh có trách nhiệm vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác tham gia tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đất đai, khiếu nại; tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Các Chi bộ đảng đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình sinh hoạt định kỳ. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức tôn trọng, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực vận động gia đình, người thân và những người xung quanh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; coi đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tư cách đảng viên và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
Bốn là, thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, đảm bảo phát huy tốt vai trò phối hợp tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương, đơn vị. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế, giáo viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân, hoà giải viên cơ sở… Thường xuyên cấp phát tài liệu, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này hoạt động hiệu quả.
quan thông tin tuyên truyền của tỉnh tiếp tục phối hợp xây dựng, duy trì có hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời lượng tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, đất đai để thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã đề ra.