2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km², phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cách cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục, y tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên được coi là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trên địa bàn tỉnh có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong vùng như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37, Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Lưu Xá - Kép; trong thời gian tới sẽ có đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 5 của Hà Nội.
Về mặt hành chính, tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 01 thị xã, 7 huyện), với 181 xã, phường, thị trấn (trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du).
Về dân số, tỉnh có khoảng 1,2 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 28,28%. Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc khá đa dạng, có 32 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó các dân tộc có tỷ trọng lớn trong tổng dân số của tỉnh là: dân tộc Kinh chiếm khoảng 73,1%; Tày 11,0%; Nùng 5,7%; Sán Dìu 4,41%; Sán Chay 3,9%; Dao 2,4%; Mông 0,7%...
Cơ cấu đất đai của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đất núi (chiếm 48,4%), đất đồi (chiếm 31,4%) và đất ruộng (chiếm 12,4%). Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong diện tích đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên được Bác Hồ và Trung ương chọn làm Thủ đô kháng chiến - An toàn khu (ATK). Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng vào công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đây là một trong những lợi thế quý báu để tỉnh tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2010-2015, kinh tế, xã hội của tỉnh đã có những phát triển đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm 2011, 2012 và năm 2013 của tỉnh bình quân đạt 7,53% [24, tr.3]. GDP bình quân đầu người tăng từ 17,5 triệu đồng năm 2010 lên 29 triệu đồng năm 2013 (tương đương 1.394 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. So với năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,3% lên 41,9% năm 2013; dịch vụ tăng từ 37% lên 38,1%; nông, lâm nghiệp giảm từ 21,7% xuống 20%. Trong cơ cấu công nghiệp, có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực kinh tế nhà nước, tăng dần tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước. Kết quả thu ngân sách đạt khá, năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.430 tỷ đồng,
Bình quân hằng năm huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển trong xã hội được trên 14.000 tỷ đồng, tốc độ tăng vốn đầu tư đạt 19%/năm. Từ năm 2010 đến tháng 6/2013, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 284 dự án với tổng vốn đăng ký 92.500 tỷ đồng (cấp phép 172 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký trên 44.000 tỷ đồng); thành lập mới 1.418 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký trên 8.600 tỷ đồng; 16 dự án ODA, nguồn vốn 2.959 tỷ đồng. Đặc biệt, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI năm 2013 của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt khoảng 3.4 tỷ USD. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2013, Thái Nguyên là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI (không kể dầu khí ngoài khơi), chiếm 16,1% vốn đăng ký; đứng thứ 17 cả nước về tổng số vốn đăng ký đối với các dự án FDI còn hiệu lực. Hàng loạt dự án lớn được khởi công xây dựng như: Khu công nghiệp Yên Bình, Nhà máy điện tử Samsung, Samsung bản mạch và các dự án công nghiệp phụ trợ của Tập đoàn Samsung, tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp công nghệ cao. Giải ngân vốn FDI năm 2013 cũng đứng đầu cả nước. [25, tr.6]
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, thương mại, dịch vụ, thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến và bắt đầu đưa vào khai thác, sử dụng từ tháng 01/2014.
Công tác quy hoạch chung và quy hoạch ngành, lĩnh vực được tăng cường; cơ bản đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cấp huyện. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống đô thị được đẩy mạnh; toàn tỉnh đã lập, phê duyệt quy hoạch chung 13/15 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá đạt 28%. Tập trung xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I của thành phố Thái Nguyên; xây dựng thị xã Sông Công trở thành thành phố
trực thuộc tỉnh (đạt 5/10 tiêu chí theo quy định); xây dựng huyện Phổ Yên trở thành thị xã công nghiệp (đạt 70,3/100 điểm các tiêu chí đô thị loại IV)... Công tác quy hoạch đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp có chuyển biến tích cực. Đến nay, đã phê duyệt quy hoạch 6 khu công nghiệp với diện tích 1.420 ha; 31 cụm công nghiệp với diện tích 1.178 ha. Chủ động tham gia xây dựng các chính sách, quy hoạch, dự án đầu tư trên cơ sở phát huy những lợi thế theo tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1758/QĐ- TTg ngày 20/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. [25, tr.6]
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Các chính sách xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả thiết thực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục đổi mới, phát triển. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Văn hoá, thể dục - thể thao, thông tin tuyên truyền phát triển đa dạng và phong phú.
Quốc phòng - an ninh được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Công tác xây dựng Đảng đã tập trung làm tốt trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Quan tâm xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2.1.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tạo nguồn nội lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút nguồn vốn đầu tư. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh quan tâm xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai Luật Đất đai và các văn bản của Trung ương đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, đặc biệt là các nội dung: khung giá đất hàng năm; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai có chuyển biến tích cực. Trình tự, nội dung và các mẫu đơn, tờ khai được niêm yết công khai, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa liên thông” của tỉnh.
Tổ chức bộ máy quản lý đất đai từng bước được hoàn thiện, việc sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy gắn với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp và tổ chức phát triển quỹ đất đã hình thành và đang hoạt động phát huy hiệu quả.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh được triển khai sớm và đồng bộ ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 đang được cơ quan chức năng của tỉnh lập, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai được chú trọng. Toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc và lập bản đồ địa chính ở 162/181 xã, phường, thị trấn với diện tích trên 338 nghìn ha đạt 95,82% diện tích tự nhiên. Hệ thống bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số, có độ chính xác cao và chi tiết đến từng thửa đất đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất lượng.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện Nghị quyết số 30/QH của Quốc hội khóa XIII, Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 12/4/2013 của Tỉnh uỷ Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính đến hết năm 2013, toàn Tỉnh cấp Giấy chứng nhận lần đầu đạt 92,36% diện tích cần cấp, tăng 18,36% so với năm 2012, vượt 7,36% so với kế hoạch, trong đó: nhóm đất nông nghiệp cấp đạt 92,26%; nhóm đất phi nông nghiệp cấp đạt 93,47% diện tích cần cấp. Đồng thời, Tỉnh cũng cơ bản hoàn thành việc điều chỉnh, cấp đổi lại khoảng 30.408 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt tỷ lệ trên 97% số Giấy chứng nhận cần cấp đổi.
Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế được triển khai đồng bộ, cơ bản đúng quy định pháp luật, góp phần thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước với quy mô lớn cả về đất đai và vốn đầu tư. Từ năm 2003 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.300 tổ chức, doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích khoảng 4.000 ha, bước đầu đã bảo đảm được quỹ đất chủ yếu dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị.
Diện tích đất dành cho phát triển đô thị tăng nhanh, đến nay đã có trên 109 dự án đã được chấp thuận với diện tích 5.276ha, trong đó có 33 dự án với
diện tích trên 740ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, góp phần hình thành mạng lưới đô thị phân bố tương đối đồng bộ ở các địa phương trong tỉnh; diện tích đất quy hoạch dành cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp của toàn tỉnh hiện có gần 4.500ha, bình quân tăng gần 400 ha/năm.
Tỉnh đã xây dựng bảng giá đất hằng năm đến từng huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn trong tỉnh, làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính thuế, lệ phí và các khoản thu tài chính khác. Nguyên tắc xác định giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác lập và triển khai thực hiện, bước đầu đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất, làm lành mạnh hóa các quan hệ đất đai, hạn chế tham nhũng, tiêu cực và đầu cơ trong sử dụng đất.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thời gian qua có nhiều tiến bộ. Tổ chức triển khai các quy định về công bố công khai quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hoà lợi ích của nhà nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn đi liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và việc làm cho người lao động.
Công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai thời gian qua được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm. Qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. [29]
2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.2.1. Tình hình, đặc điểm khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh
2.2.1.1. Tình hình khiếu nại về đất đai
Về tình hình tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại hành chính: Giai đoạn từ năm 2009 đến hết năm 2013, các cơ quan hành chính các cấp của tỉnh đã tiếp 16.441 lượt, 18.359 người với 12.631 vụ việc khiếu nại, tố cáo (số đoàn đông người 458 đoàn với 1.658 người), trong đó, lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp của tỉnh tiếp 1.637 lượt, 1.869 người với 1.187 vụ việc. Tiếp nhận 1.412 đơn/1.412 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền. [26, tr.4]
4120 4507 2786 3507 3723 2637 3740 4025 2537 3061 3474 2435 2013 2630 2236 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượt Số người Số vụ Nguồn: [26]
Biểu đồ 2.1: Tình hình tiếp công dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013
423 235 249 299 206 423 235 249 299 206 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Tổng số đơn Tổng số vụ việc 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: [26]
Biểu đồ 2.2: Tình hình tiếp nhận đơn, vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh,
giai đoạn 2009 - 2013
Đối với khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, trong 5 năm qua, các cơ quan