Tổ chức tốt công tác tiếp công dân

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 94)

Nhằm đổi mới công tác tiếp dân, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Tiếp công dân. Với 9 chương 36 điều, Luật đã quy định đầy đủ, thống nhất, khắc phục tình trạng tản mát của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề tiếp dân, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân còn chưa thống nhất ở các hệ thống cơ quan khác nhau. Đồng thời, tạo nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, gắn kết công tác tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh việc xác định những nguyên tắc tiếp công dân phải công khai, dân chủ, kịp thời; giữ bí mật, bảo đảm an toàn cho người tố cáo; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo, phản ánh theo quy định của pháp luật, Luật còn nghiêm cấm những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở người khiếu nại, tố cáo, phản ánh hoặc thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc tiếp công dân. Đồng thời, Luật cũng nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, xuyên tạc, vu khống,

gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiêm cấm cá nhân, kích động, lôi kéo người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân…

Để Luật Tiếp công dân khi có hiệu lực có thể triển khai thực hiện được ngay, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cần quy định các biện pháp xử lý cụ thể đối với những trường hợp công dân cố tình đến các nơi tiếp công dân để khiếu nại, lôi kéo, kích động, gây áp lực tại nơi tiếp công dân; cần quy định cụ thể những trường hợp cơ quan chính quyền có quyền từ chối không tiếp những người cố tình khiếu nại kéo dài, không đúng pháp luật.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện công tác tiếp công dân hiện nay là phải trên cơ sở phát huy dân chủ, tôn trọng và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Muốn vậy, phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác tiếp công dân. Quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06-3-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt là Luật tiếp công dân. Chú trọng củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với công dân. Kịp thời xử lý cán bộ quan liêu cửa quyền, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân.

Sớm thành lập Ban Tiếp công dân của tỉnh trên cơ sở Phòng tiếp công dân của tỉnh hiện có; tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ phận tiếp công dân ở sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã. Bố trí cán bộ có năng lực công tác, hiểu biết pháp luật, tâm huyết với công việc để làm công tác tiếp công dân. Những huyện chưa xây dựng được trụ sở tiếp công dân theo quy định cần nghiên cứu,

Duy trì thường xuyên lịch tiếp công dân của Lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh theo quy định của Luật tiếp công dân, đặc biệt là đối với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp

công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp công dân ít nhất 02 ngày trong 01 tháng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tuần. Ngoài ra, còn phải thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây: Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau; vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tham gia tiếp công dân phải có đầy đủ các thành phần: đại diện cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; người khiếu nại; cơ quan hoặc người bị khiếu nại; các cơ quan chuyên môn có liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại; đại diện cơ quan dân cử (Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội)… Tại các buổi tiếp công dân, người chủ trì buổi tiếp công dân phải dành thời lượng thích hợp để nghe: công dân trình bày nội dung khiếu nại, đề đạt nguyện vọng, nêu yêu cầu đối với cơ quan nhà nước; giải trình của cơ quan, người bị khiếu nại; ý kiến phát biểu của các cơ quan dự tiếp công dân (đặc biệt là ý kiến của các cơ quan chuyên môn liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại), sau đó người chủ trì tổng hợp, kết luận giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại đảm bảo khách quan, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; đồng thời người chủ trì cũng nên thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động người khiếu nại thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 94)