trong lĩnh vực đất đai
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động có thể nhận biết thông qua lợi nhuận thu được trong một thời gian nhất định; hoặc thông qua việc tiết kiệm được chi phí, nhân lực, nguyên liệu, vật liệu đầu vào, trong khi năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm đầu ra vẫn không đổi hoặc tăng lên… Còn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nói chung, hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng, việc đánh giá hiệu quả hoạt động là vấn đề không đơn giản, dường như chỉ dừng lại ở đánh giá định tính hoặc nếu có đánh giá định lượng thì cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ, không thể toàn diện và tuyệt đối. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai không thể hiện ở lợi nhuận mà thể hiện ở kết quả thực hiện mục tiêu của hoạt động. Mục tiêu của hoạt động này là duy trì trật tự pháp luật, kỷ cương hành chính, khôi phục lại những quan hệ xã hội đã bị xâm hại…
Thứ hai, kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp thể hiện ở số lượng vụ việc khiếu nại đất đai được giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định với chi phí nguồn lực nhất định. Hiệu quả gián tiếp là sự tác động nhiều chiều của việc giải quyết khiếu nại đất đai tới đời sống chính trị - xã hội, tư tưởng của một nhóm đối tượng xã hội hoặc cộng đồng và toàn xã hội.
Thứ ba, kết quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai không chỉ là về mặt kinh tế mà còn bao gồm kết quả chính trị - xã hội và tâm lý - xã hội.
cũng tính được một cách đầy đủ như tính toán hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể. [12, tr.68]
Chính vì sự phức tạp trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cho nên phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể đánh giá sát, đúng hiệu quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Sau đây xin được đề cập đến một số tiêu chí đánh giá:
Một là, căn cứ vào số vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được giải quyết. Đây là một trong những tiêu chí dễ nhận thấy hơn cả so với các tiêu chí khác để đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Tiêu chí này được tính bằng tỷ lệ vụ việc khiếu nại về đất đai đã được giải quyết so với tổng số vụ việc khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà các cơ quan hành chính nhà nước đã thụ lý. Kết quả giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cao ngoài việc yêu cầu tỷ lệ giải quyết khiếu nại đạt cao cũng yêu cầu việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời hạn… theo quy định của pháp luật.
Hai là, căn cứ vào chi phí giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nói chung và hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng, chi phí cho hoạt động giải quyết khiếu nại biểu hiện chủ yếu là chi phí về tài chính, chi phí về thời gian, chi phí về nhân lực.
Đối với chi phí về tài chính, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai cũng như hoạt động giải quyết các khiếu nại hành chính khác đều đòi hỏi phải có sự đầu tư về kinh phí, chẳng hạn như kinh phí chi cho việc in ấn tài liệu, xăng xe phục vụ giải quyết khiếu nại, kinh phí thù lao cho người tham gia giải quyết khiếu nại… Do vậy, hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được xem như là đạt hiệu quả khi mà kinh phí chi cho hoạt động đó ít tốn kém. Tuy nhiên, từng vụ việc khiếu nại cụ thể mà sẽ có những chi phí về tài chính
không giống nhau, và cũng rất khó nếu đánh giá hiệu quả giải quyết khiếu nại bằng việc lấy chi phí của trường hợp này để so sánh với trường hợp khác.
Ba là, sự thay đổi tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, hay nói cách khác chính là sự hài lòng, đồng thuận của người dân và xã hội đối với việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai.
Khiếu nại hành chính nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng phản ánh sự không thống nhất về quan điểm của một bên là nhà nước và một bên là nhân dân. Do vậy, dù thế nào đi chăng nữa khi phát sinh khiếu nại về đất đai chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự của một địa phương hay có thể là trên phạm vi cả nước. Đôi khi với những vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài, nếu không được giải quyết dứt điểm có thể trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự.
Vì vậy, để đánh giá hoạt động giải quyết khiếu nại đạt hiệu quả hay không, có thể nhận thấy thông qua sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự khi giải quyết khiếu nại về đất đai. Nếu trong và sau khi giải quyết khiếu nại về đất đai, người dân đồng ý với kết quả giải quyết, không tiếp khiếu, tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự ổn định thì hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được coi là đạt hiệu quả. Ngược lại, nếu trong và sau khi giải quyết khiếu nại mà người dân tiếp tục khiếu nại, thậm chí khiếu nại gay gắt hơn, tình hình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự vẫn chứa đựng những nguy cơ mất ổn định, thậm chí có thể phát sinh thành “điểm nóng”… thì hoạt động giải quyết khiếu nại rõ ràng là hạn chế, chưa đạt hiệu quả.
Bốn là, tác động của hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phát hiện những vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh những sai phạm; và
thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai có thể phát hiện những bất cập của pháp luật về quản lý đất đai để kịp thời điều chỉnh (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ), từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Khi đó hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai được xem là có hiệu quả.
Ngoài các tiêu chí trên, hiệu quả giải quyết khiếu nại còn được đánh giá dựa trên một số tiêu chí khác như: mức độ hài lòng của cán bộ, công chức về lương, thưởng, điều kiện làm việc, về mối quan hệ giữa con người và môi trường làm việc; mức độ sử dụng công nghệ hiện đai; khả năng thu thập thông tin phản hồi đối với quyết định giải quyết khiếu nại; mức độ thích ứng với môi trường bên ngoài trong giải quyết khiếu nại…