Tỷ lệ lạm phát

Một phần của tài liệu hướng dẫn kinh doanh tại nhật bản (Trang 69 - 72)

Từ thập kỷ 90 đến nay, Nhật bản là nước có nền kinh tế phát triển mạnh, dự trữ ngoại hối hùng hậu, cán cân thương mại luôn thặng dư. Tuy nhiên, sau khi ký kết đồng thuận với Mỹ, đồng Yên nhật buộc phải điều chỉnh lên giá tới 10%. Chỉ trong vòng 5 năm, Nhật bản bị rơi vào tình trạng giảm phát. Tình trạng giảm phát kéo dài, làm cho nền kinh tế sa lầy, chính sách tiền tệ, tỷ giá mất tác dụng. Đặc biệt từ năm 2008 đến nay, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế quốc tế, Nhật bản càng gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 GDP của Nhật bản giảm tới trên 5%, chính phủ đã phải sử dụng gói kích thích kinh tế trị giá tới trên 275 tỷ USD để đối phó với khủng hoảng, song kết quả mang lại rất hạn chế, tình trạng giảm phát không được cải thiện.

Mới đây, Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật bản phát biểu trong bài tham luận tại New York cho biết: Nền kinh tế Nhật bản đã lâm vào tình trạng trì trệ trong suốt thập kỷ 90, nhưng vẫn không rơi vào tình trạng tệ hại như hiện nay, cuộc khủng hoảng của Nhật bản xảy ra trong bối cảnh giảm phát, nói chính xác là giảm phát tài sản, giá bất động sản tại các thành phố lớn đã giảm xuống tới mức -70%, -80%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuông mức -3%. Chính phủ Nhật bản đã bơm một nguồn vốn lớn nhưng nó không đủ để hạn chế cái vòng luẩn quẩn giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính.

Hình Tỷ lệ lạm phát Nhật Bản IV. Phát triển khoa học và công nghệ

A. Tỷ lệ phần trăm GNP đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

Đang có sự so sánh, cả ngấm ngầm và công khai, giữa các nước trong đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển (NC&PT) công nghệ. Ở nhiều trường hợp, đầu tư cho NC&PT được nhấn mạnh là mang tính cạnh tranh.

Nhật Bản từng lấy mức đầu tư cho NC&PT của các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây làm mục tiêu phấn đấu. Vào thời điểm tháng 10/1960, trong báo cáo đầu tiên của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Nhật Bản với nhan đề “Những biện pháp cơ bản và toàn diện để phát triển khoa học và công nghệ trong thập kỷ tới” (đây là báo cáo có ý nghĩa như một kế hoạch dài hạn, được vạch ra một cách cận thận), đã nhấn mạnh đến nâng cao mức đầu tư cho NC&PT đạt khoảng 2% thu nhập quốc dân. Lúc đó tư cho NC&PT của Nhật Bản chiếm khoảng 1% GNP nên là một mục tiêu đầy tham vọng. Thực chất mục tiêu của Hội đồng là tăng đầu tư cho NC&PT của Nhật Bản lên ngang mức các nước Châu Âu (Anh: 2%, Pháp: 1,8%; Tây Đức: 1,5%). Tháng 8/1966, sau 6 năm đệ trình báo cáo đầu tiên, Hội đồng Khoa học và Công nghệ đưa ra “Kiến nghị về các biện pháp cơ bản toàn diện thúc đẩy KH&CN” với điểm nhấn là đề nghị tăng đầu tư cho NC&PT lên 2,5% GNP. Vào thời gian đó, tỷ lệ đầu tư cho NC&PT so với thu nhập quốc dân ở Nhật Bản là 1,6-1,7%, Mỹ là 3,6%, Anh là 2,8%, Tây Đức và Pháp là 2,3%.

Tỷ lệ đầu tư cho NC&PT của Nhật Bản cũng đã có lúc đạt 3,7% GDP nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 3,5% GDP (năm 2012 là 3,48%).

B. Kỹ năng công nghệ của lực lượng lao động và dân số nói chung

Sự phát triển của giáo dục và khoa học- công nghệ ở Nhật được phản ánh một phần trên các giải Nobel. Có thể kể đến các giải Nobel dành cho các nhà khoa học Nhật Bản như Yukawa Hideki (Vật lý, 1949), Tomonaga Shin’ichiro (Vật lý, 1965), Esaki Reona (Vật lý,1973), Fukui Ken’Ichi (Hóa học, 1981), Tonegawa Susumu (Y học, 1987), Shirakawa Hideki (Hóa học, 2000), Noyori Ryoji (Hóa học, 2001), Masatoshi Koshiba (Vật lý, 2002), Koichi Tanaka (Hóa học, 2002). Trong Văn học có Kawabata

Yasunari (1968), Oe Kenzaburo (1994). Ngoài ra còn có Nobel Hòa bình dành cho Thủ tướng Sato Eisaku (1974)...

Một phần của tài liệu hướng dẫn kinh doanh tại nhật bản (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w