Thống kê thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu hướng dẫn kinh doanh tại nhật bản (Trang 65 - 69)

Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng.

Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%[21], Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho

các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

Đồng USD hiện đang tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác như Yên, Euro và hầu hết các đồng tiền ở các nước châu Á. Ngoài ra, giới đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến cũng đẩy đồng USD tăng mạnh so với đồng yên, đạt 109 yên/USD vào ngày 20/9/2014, mức cao nhất trong 6 năm qua. Sự suy yếu của đồng yên trong thời gian gần đây đã mang lại cả những tín hiệu tích cực và tiêu cực cho các công ty Nhật Bản.

J. Hạn chế

1. Cấm vận

Nhật là một quốc gia có nền kinh tế mạnh và độc lập. Vào năm 1967, Nhật Bản đã quyết định tự cấm xuất khẩu vũ khí sang một số nước bị LHQ cấm vận vũ khí và những nước có liên hệ hoặc có thể sẽ có liên hệ với những xung đột quốc tế. Đến năm 1976, Nhật Bản tự cấm hoàn toàn xuất khẩu vũ khí. Khi ra quyết định năm 1967 tự cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã theo đúng tinh thần bản Hiến pháp hòa bình năm 1947 do Mỹ áp đặt, với nội dung chính là Nhật Bản từ bỏ “vĩnh viễn” chiến tranh.

Điều 9 của Hiến pháp hiện hành quy định là Lực lượng phòng vệ Nhật Bản không được làm gì khác ngoài việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Thủ tướng Shinzo Abe muốn cải tổ Hiến pháp hiện hành và nhất là sửa đổi điều 9 nói trên. Ông Abe chủ trương nhân danh nguyên tắc phòng thủ tập thể, Nhật Bản sẽ có thể ứng cứu các đồng minh đang gặp khó khăn. Có điều, hiện giờ, xuất khẩu vũ khí vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm ở Nhật. Kết quả một cuộc thăm dò do hãng tin Kyodo thực hiện gần đây cho thấy

là gần 67% dân Nhật chống việc xuất khẩu vũ khí. Nói chung, đa số dân Nhật Bản vẫn muốn duy trì bản Hiến pháp hòa bình hiện nay. Nếu xét riêng về mặt kinh tế thì từ trước đến nay, Nhật chưa bị một quốc gia nào cấm vận.

2. Hạn mức

GDP năm 2013 của Nhật ở mức 5.100 tỷ USD, đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Kể từ thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã có bước nhảy vọt tuyệt vời để trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những lĩnh vực sản xuất mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản là ô tô, xe gắn máy, sản phẩm công nghệ cao, chất bán dẫn, các sản phẩm thép và sắt, đóng tàu, dệt may, thực phẩm chế biến, robot và hóa chất. Mặc dù khá khiêm tốn so với các quốc gia khác nhưng ngành nông nghiệp Nhật Bản lại nằm trong số những nền sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận nhất thế giới. Nhật Bản hiện là thành viên của G8 và một số nhóm quốc gia giàu có khác trên thế giới.

3. Các loại thuế nhập khẩu

Các mặt hàng nông sản chế biến sâu, nông sản tươi sống, các mặt hàng điện máy, điện tử… sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản với thuế suất 0% theo các cam kết song phương và đa phương đã được ký kết.

Theo Hiệp định đối tác toàn diện Asean - Nhật Bản (AJCEP ) có hiệu lực năm 2008, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Đổi lại, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Ngay khi có

hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế.

K. Lực lượng lao động

Dân số Nhật ngày càng già và đó là lý do vì sao rất nhiều người cao tuổi của nước này vẫn phải tham gia vào lực lượng lao động. Mặc dù Nhật Bản đã tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65, thế nhưng, nhiều người quá tuổi nghỉ hưu vẫn phải làm việc do chủ lao động yêu cầu hoặc đơn giản do lương hưu của họ không đủ sống. Nhật Bản hiện là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới tuy nhiên đây không phải là việc đáng mừng. Việc có hơn 23% dân số Nhật là người già trên 65 tuổi đang đẩy nước này vào tình trạng thiếu lao động trẻ trầm trọng. Do thiếu hụt lao động mà Nhật bản đang phải tiếp nhận ngày càng nhiều lao động xuất khẩu đến từ các nước kém đang triển như Việt nam, Nepal, Phillipin,.. (dưới hình thức Thực tập sinh - tu nghiệp sinh kỹ năng đến Nhật bản) và tiếp nhận nguồn lao động trẻ có bố mẹ, ông bà là người Nhật bản đến từ Brazil.

 Tỷ lệ thất nghiệp

Các thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy số lượng việc làm vẫn không thay đổi từ tháng 7/2014. Tỷ lệ việc làm trên số người tìm việc trong tháng 8/2014 vẫn là 1,1, có nghĩa là cứ 100 người tìm việc thì có 110 vị trí đang tuyển dụng.

Hình Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản từ 2004 - 2014

Một phần của tài liệu hướng dẫn kinh doanh tại nhật bản (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w