Các xét nghiệm sinh hoá khác của nhóm II

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc nấm (Trang 63 - 65)

Từ bảng 3.15, chúng tôi nhận thấy đờng máu thấp diễn ra vào ngày thứ 4 (3,5 ± 2,23). Hạ đờng máu ở thời điểm này có thể là do suy gan vì suy gan gây giảm khả năng huy động glycogen từ kho dự trữ, giảm sự tân tạo glucose ở tế bào gan [53].

LDH và GGT tăng nhẹ vào ngày thứ 3, thờng trở về bình thờng vào ngày thứ 5 sau ngộ độc. Tăng LDH và GGT có lẽ là do tổn thơng tế bào gan.

Điện giải đồ BN có biểu hiện hạ kali trong ngày nhập viện (2,9 ± 0,31), có thể vì mất kali trong quá trình nôn và tiêu chảy.

Các điện giải khác nh: Natri, Canxi, Clo trong giới hạn bình thờng.

4.3.7. Xét nghiệm khí máu

Nghiên cứu của chúng tôi có 6/29 BN của nhóm II có toan chuyển hoá chiếm tỷ lệ 20,7%. BN suy thận không có tổn thơng gan có pH 7,24 và đã đợc lọc máu thẩm tách. 5 BN còn lại có tổn thơng gan nặng, toan máu thờng xuất hiện từ ngày thứ 4. 2 trong số 5 BN có toan máu nhẹ (7,32 < pH < 7,35), trở về bình thờng sau một ngày mà không cần điều trị gì. 3 BN còn lại suy gan, rối loạn đông máu toan máu nặng (pH < 6,9) không cải thiện khi truyền bicarbonate, đã đợc lọc máu liên tục. Sau lọc pH máu trở về bình thờng.

Chúng tôi nhận thấy rằng quá trình toan chuyển hoá thờng đi kèm với mức độ biểu hiện tổn thơng gan trên lâm sàng. Nếu toan chuyển hoá đi kèm với suy gan cấp tiến triển thì rất khó điều chỉnh đợc toan máu bằng các biện pháp thông thờng nh truyền bicarbonate. Lọc máu là biện pháp tốt cải thiện đ- ợc thăng bằng kiềm toan trong những trờng hợp này.

4.4. Điều trị.

4.4.1. Các biện pháp của tuyến y tế cơ sở.

Trong giai đoạn sớm một lợng lớn độc chất còn nằm trong dạ dày sau

ăn. Tuy nhiên theo khuyến cáo của (AACT/EAPCCT năm 1997) (American

Academy of Clinical Toxicology and European Association of Poisons Centers and Clinical Toxicologists) rửa dạ dày chỉ có hiệu quả trong vòng 6 giờ sau ăn nấm. Nhng các BN chỉ đến với cơ sở y tế thờng sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (> 6 giờ) nh vậy là muộn để rửa dạ dày.

Than hoạt: Theo phác đồ nên cho than hoạt trong 3 ngày đầu sau ngộ độc nấm amanitin, 2 ngày đối với ngộ độc orellanin nhằm làm giảm hấp thu độc chất.

Trong số 29 BN ngộ độc nấm nhóm II có 27/29 BN đợc điều trị ở tuyến trớc chiếm tỷ lệ 93,1%. Trong số 29 BN của nhóm II này có 51,9% đợc truyền dịch tuyến trớc, lợi tiểu 10,5% chủ yếu dùng trong trờng hợp BN đã xuất hiện suy thận. Than hoạt đơn liều chiếm tỷ lệ thấp 33,4%, không có BN nào đợc dùng than hoạt đa liều. Vì 60 % độc tố amanitin đợc hấp thu qua chu trình gan ruột, nên chúng tôi nghĩ rằng nếu BN ngộ độc nấm rừng ở những vùng có nhiều nấm gây tổn thơng gan, nên áp dụng phơng pháp điều trị than hoạt đa liều để là giảm hấp thu và tăng đào thải độc chất.

Trong nghiên cứu chúng tôi có 3 BN vào TTCĐ vì lí do vàng da sau khi đã đợc ra viện ở tuyến cơ sở, không có BN nào dùng các loại thuốc bảo vệ tế bào gan và than hoạt đa liều. Có lẽ ở BN ngộ độc nấm do quá trình diễn tiến tổn thơng gan của amatoxin có giai đoạn tiến triển âm thầm, sau khi hết các triệu chứng nôn, tiêu chảy, BN cảm thấy khoẻ hơn nên đợc ra viện. Sau giai đoạn tiến triển âm thầm, tổn thơng gan rầm rộ hơn, BN trở lại viện với triệu chứng vàng da.

Nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm. IPCS khuyến cáo đối với những trờng hợp ngộ độc nấm ở những vùng có các loài nấm độc mà chẩn đoán không rõ ràng, cố gắng tham khảo ý kiến nhà nấm học. Nhng bắt đầu điều trị nh ngộ độc amatoxin không trì hoãn [20], [46], [49]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc nấm (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w