Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên sau ăn nấm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc nấm (Trang 55 - 56)

Tỷ lệ BN ngộ độc ở nhóm II (nhóm BN ngộ độc nấm có thời gian ủ bệnh trên 6 giờ) là 70,7%. Thời gian ủ bệnh trung bình của nhóm II sau ăn

nấm là 10 1,4; muộn nhất là 18 giờ. Trong khi đó thời gian ủ bệnh của±

nhóm I (nhóm BN ngộ độc nấm có thời gian ủ bệnh dới 6 giờ) trung bình là 2 1,2; sớm nhất là 30 phút.

±

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống với nghiên cứu của tác

giả Bế Hồng Thu: thời gian ủ bệnh trung bình của nhóm II là 10 2,7. Theo±

các tác giả A Pajoumand và CS [49] thời gian ủ bệnh trung bình của nhóm I là 2 giờ, muộn nhất là 4 giờ, nhóm II là 10 giờ, muộn nhất là 24 giờ.

Sự khác nhau về thời gian ủ bệnh giữa 2 nhóm đối tợng, theo chúng tôí có thể do cơ chế tác dụng của độc chất. Các loại nấm độc có thời gian ủ bệnh kéo dài là do độc tố của nấm (amanitin và orellanin) gây tổn thơng ức chế không hồi phục mARN dẫn đến giảm tổng hợp protein, trong đó cả có tế bào niêm mạc ruột. Vì vậy, ngộ độc nấm thuộc nhóm này thờng biểu hiện triệu chứng lâm sàng muộn. Ngộ độc nấm có thời gian ủ bệnh ngắn là do resin, một chất gây tiêu chảy thẩm thấu nên triệu chứng lâm sàng xuất hiện sớm.

Trong số 41 ca ngộ độc nấm của chúng tôi, nhóm II chiếm tỷ lệ 70,7 % cao hơn so với nhóm I là 29,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của A Pajounal [49]: nhóm I (48%), nhóm II (52%) có thể vì:

Tại Việt Nam, TTCĐ là tuyến cao nhất điều trị về ngộ độc nên thờng nhận các BN ngộ độc nấm nhóm II là những BN nặng (có tổn thơng gan thận) do các cơ sở y tế địa phơng chuyển lên.

Chúng tôi ít gặp các BN ngộ độc nấm thuộc nhóm I có thể do cơ sở y tế địa phơng đã điều trị có hiệu quả các BN này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc nấm (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w