0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN (Trang 109 -116 )

Nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn được ông dựng lên khéo léo qua từng trang viết. Ông có tài mô tả bộ dạng bên ngoài, từ cái sống mũi, cái hõm mắt, đến cái áo, cái quần, rồi bước đi, đến kiểu ngồi… của nhân vật. Từ đó người đọc có thể nhận ra ngay tâm tính bên trong của nhân vật. Ví như để làm nổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bật tính cách “đĩ điếm” tài “câu gái” của nhân vật Them – gã lái xe ôm trong truyện ngắn “Xe ôm đường núi” nhà văn đã dựng chân dung nhân vật Them như thế này “Người gã to cao, mặt vuông, cằm bạnh, râu quai nón. Nhìn thấy gã là thấy chất đàn ông hừng hực như con bò rừng dễ hút hồn những ả đa tình vì thế gã không thể nhớ hết mình đã làm tình với bao nhiêu đàn bà từ ngày chạy xe ôm. Gã to khỏe, táo tợn, trơ trẽn nên rất dễ vật ngửa đàn bà để trèo lên bụng họ” [17, tr.53]. Trong một lần gần đây khi Tôi hỏi chuyện nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn về những nhân vật trong các tác phẩm của ông, Nguyễn Hữu Nhàn nói : “Nhân vật của Tôi chính là những người nông dân đang sinh sống, ăn ở hàng ngày tại làng”. Xác định được đối tượng cụ thể như vậy cùng với việc lựa chọn một đề tài chung thủy là những chuyện xoay quanh cuộc sống nông thôn nên khi cấu trúc nhân vật nhà văn đã làm nổi bật được tất cả những nét đặc trưng nhất về người nông dân từ dáng vẻ bên ngoài đến tính cách, tình cảm bên trong, dù cho nhân vật ở bất cứ độ tuổi nào.

Cuộc sống lao động nông nghiệp trên đồng ruộng một nắng hai sương luôn đòi hỏi người nông dân phải là những lực điền khỏe mạnh. Khi nhà nước đã giao khoán ruộng theo nhân khẩu tới từng hộ nông dân nên mỗi hộ gia đình thường có đến vài sào ruộng. Vào mùa vụ, cả người và vật đều phải làm việc cật lực từ sáng tinh mơ đến trưa có khi ăn cơm ngay trên bờ ruộng để làm việc quá sang buổi chiều. Năng suất lao động lớn như vậy đòi hỏi mỗi người đàn ông nông dân phải thực sự có sức khỏe. Chính công việc nông nghiệp với cường độ lao động nặng đã đem lại sự sung mãn, dẻo dai cho người nông dân. Những điều kiện sống như thế là cơ sở làm nên vẻ đẹp thể xác cho người nông dân dù là thanh niên hay là những lão nông. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn bằng vốn sống và khả năng quan sát khéo léo, đã dựng lên được những chân dung đẹp đẽ của những lão nông chi điền vạm vỡ khỏe mạnh. Đây là vẻ đẹp của ông lão nhóm trưởng nhóm thủy nông “Ngày nắng, không bao giờ ông lão đóng cúc áo. Bụng ông lão to như bụng bụt, đỏ hăm đỏ hia, bóng nhãy như đánh véc – ni vì lúc nào cũng phơi ra nắng gió…ông lão xắn cao ống quần, hở hết hai bắp chân to như hai bắp chuối tiêu. Ông lão đi vòng kiềng. Khoảng không giới hạn trong đôi chân luôn luôn là hình trái trám” [11, tr.63]. Hay vẻ đẹp rắn chắc, mộc mạc, mang đậm chất nông dân chất phác thật thà không thể lai tạp, tựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

như lim-sến-táu nơi vùng núi rừng trung du của ông Thống, bố chủ nhiệm Hào

“Ngoài sáu mươi tuổi nhưng da dẻ ông lão vẫn hồng hào, tóc rễ tre, hung hung, lại cắt bốc, dựng đứng như bàn chải. Hai gò má ông lão vừa bạnh ra, vừa nhô cao. Cặp lông mày đậm, ngắn, thấp gần đến mắt; cặp mắt to, hơi lồi, những khi giận dữ, con ngươi nhô ra, nhìn hai mắt càng giống hai con ốc nhồi. Vì mặc áo may ô ba lỗ nên thân hình vạm vỡ của ông lão vẫn bày ra. Những cơ bắp ở hai cánh tay ông lão và những u thịt đắp đống ở hai vai chứng tỏ khi xưa ông lão là một lực điền” [11, tr.72].

Bản chất của người nông dân phần lớn vốn thật thà chất phác như hạt lúa củ khoai, họ là những con người có lối sống và cách tư duy rất đơn giản, không rắm rối vòng vo tam quốc. Họ nói một là một chứ không thể là hai được, đã nói là làm và làm đúng như nói. Họ luôn yêu ghét rõ ràng, người đáng yêu trong con mắt của người nông dân phải là người có cái bụng thật thà, có tình cảm cộng đồng theo lối

“một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “chết đống hơn sống mình”. Nét đẹp trong tích cách này của người nhà quê được nhà văn gửi gắm một cách chân thực qua nhiều nhân vật như Dậu, Đảm, Nhiên, Vân hay trong những nhận xét về lão Thiếu Chạc “Bản tính lão ngay thẳng nên lão căm ghét những người lượn lạo, những anh không biết đặt quyền lợi của hợp tác lên trên quyền lợi của mình….Lão là người đơn giản. Lão chỉ nghĩ ngắn rằng: người tốt là người phải sống hợp thời. Hợp thời bây giờ là chớ có tư hữu, phải biết vì quyền lợi của tập thể, quyền lợi của người khác và xa hơn, phải hết lòng vì Nhà nước” [11, tr.81]. Vì căm ghét những kẻ xấu định phá hoại công việc sản xuất của hợp tác, ăn không nói có, những kẻ buôn nước bọt trên công lao của người khác trong khi đó bản thân thì dốt nát, bần tiện, ích kỷ nên lão Thiếu Chạc đã có những hành động phản kháng quyết liệt. Lão nông dân này đã bôi phân lên khắp mình con trâu rồi dong nó đến buổi mít tinh, nơi có những kẻ - theo ông – đang có dã tâm phá hoại hợp tác, đánh vào mông cho nó chạy lung tung vung vẩy vãi phân bắn tung tóe cả khán đài, bắn vào khắp người những kẻ mà ông ghét.

Nguyễn Hữu Nhàn quả thật rất thành công trong nghệ thuật khắc họa chân dung, tính cách nhân vật. Bước vào tác phẩm của ông, tiếp xúc với các nhân vật là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những hạng người khác nhau sống nơi làng quê, ta như thấy đã từng bắt gặp họ ở đâu đó ngoài cuộc đời thực. Ví như hạng người giàu sổi ở nông thôn. Người nông dân vốn quanh năm sống trong nghèo đói, trình độ văn hóa còn hạn chế, chưa thích ứng với cuộc sống văn minh đô thị, khi có tí tiền bắt đầu thay đổi lối sống và nếp suy nghĩ, đánh mất đi những vẻ đẹp truyền thống vốn có, nhà văn gọi họ là những người giàu sổi. Nhân vật Tèo trong truyện ngắn “Tèo – Vĩ đại” là một hạng người như thế. Khi làng quê nơi anh ta sinh sống có dự án đường cao tốc của nhà nước đi qua, giá đất bỗng nhiên thay đổi, anh ta bán đất được một khoản tiền lớn, từ một anh Tèo nghèo khó mộc mạc, thật thà xưa kia giờ bỗng biến thành một người khác hẳn. Tèo đổi tên thành Hà Vĩ Đại, đây là chân dung khá kệch cỡm của Tèo “Quanh người lỉnh kỉnh nào là khẩu súng hơi to đùng cứ đập báng vào hộp đạn bên cạnh túi tiền bằng da và cái điện thoại di động đeo ở eo sườn. Bao da to thắt ngẫng quanh người thít lấy cái quần âu màu hồng và cái áo sơ mi màu xanh nõn chuối bỏ trong quần vải cứng như mo nang kêu sột soạt mỗi khi cử động để trông anh như người mẫu thời trang rẻ tiền đặc trưng cho loại người giàu sổi nhan nhản của thời nay”

[15, tr.113]. Có tiền Tèo đưa cả nhà ra tỉnh mua sắm, với khả năng thẩm mỹ đậm chất tiểu nông của người nhà quê chưa từng khoác lên mình bộ cánh đẹp, được dịp sắm sanh họ cũng chẳng biết mua như thế nào cho phù hợp. Vì thế họ mặc lên mình những bộ quần áo trông “người nào cũng ăn mặc xanh đỏ lòe loẹt trông như cánh phường chèo đi diễn”. Bằng giọng văn hài hước kết hợp với việc miêu tả rất chi tiết từng hành động và bộ dạng nhân vật, nhà văn đã làm hiện lên trước mắt người đọc chân dung kệch cỡm, lố bịch của người nông dân nửa quê nửa tỉnh. Hay nhân vật anh Ngư cũng thuộc hạng người giàu sổi, được nhà văn khắc họa rõ nét ở sự thay đổi từ diện mạo đến tính cách khi cơn lốc kim tiền tràn vào nông thôn “Trước đây anh gầy gò , chân đi bập bênh như không chạm đất. Mỗi khi bước đi, chân phải có tật nếu đưa thẳng sẽ đá vào chân trái nên cứ phải vung xa rồi vòng lại đặt lên trước bàn chân trái…cái dáng đi không vững vàng ấy cộng với vẻ mặt choắt, mắt hơi lác để cả làng đều không tin anh có thể làm nên đồ lốt gì. Vậy mà bây giờ do béo xệ bụng nhìn anh thấp nặng nề không thể đi nhanh nên bước đi thuần thục chắc chắn hơn” [15, tr.109]. Có tiền anh Ngư đang từ người nông dân ky bo, thật thà như đếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lại nhút nhát kiệm lời, dễ bảo dễ sai khiến bỗng trở nên ngạo mạn, mưu mô toan tính, lật lọng đến tráo trở và hoang tàn trong chi tiêu “Trước, anh hay xấu hổ, ăn nói ấp úng, giờ đây thấy gần như cả làng, cả phố thua kém mình, anh tự tin đến mức ngạo mạn. Với những ai chịu thua kém van xin thì anh sẵn sàng rộng lượng rút tiền trong túi ra cho vay không chần chừ” [15, tr.110]. Với tài năng phân tích tâm lý nhân vật, cùng với sự quan sát tỉ mỉ, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã nhìn thấy được sự thay đổi vận động trong tính cách của người nông dân trước sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh sống. Hơn thế, nhà văn đã là người đi trước, hiểu được thực trạng cuộc sống đang diễn ra, nên ông đi sâu vào phản ánh sự thay đổi có tính chất nhất thời của người nông dân. Cuối cùng khi đồng tiền không sản sinh ra đồng tiền, người nông dân lại không có được sự cơ bản trong tính toán bền vững nên họ lại quay trở về với chính cái gốc nghèo đói của mình. Cả Tèo và Ngư sau đều hết tiền hoặc thất bại trong tính toán làm ăn để rồi lại quay trở về với cuộc sống nghèo đói.

Nhà văn luôn quan niệm con người có hai mặt tốt – xấu, dù tốt hay xấu cũng vẫn là con người, ngay cả cái xấu nhiều khi cũng phải trân trọng nó. Nói về quan niệm này ông dẫn chứng ngay đến tác phẩm “ Xe ôm đường núi ”, truyện này có nhân vật mà ông rất tâm đắc – Them. Them làm nghề chạy xe ôm, người gã to cao, mặt vuông, cằm bạnh, râu quai nón “nhìn thấy gã là thấy chất đàn ông hừng hực như con bò rừng dễ hút hồn những ả đa tình”. Trong gã trai này vừa có cái tốt lại có cả tính xấu. Them là gã xe ôm đĩ điếm, gã không nhớ hết mình đã làm tình với bao nhiêu đàn bà, gã không mất nhiều công sức để tán đổ một người đàn bà. Chính vì Them mà chồng Mâng ghen tuông dẫn đến hai vợ chồng này phải ly dị nhau. Nhưng Them là gã xe ôm có tay lái cứng cả vùng. Them sẵn sàng giúp đỡ mọi người “Ai có việc cần đêm hôm mưa gió gọi đến là gã dậy nổ máy đi liền. Dù đêm khuya mưa gió gã vẫn không ép giá, chở những người nghèo làng đi viện có khi gã chỉ lấy tiền xăng. Nhiều khi còn chở không công” [17, tr.52]. Có lần chở người chết nhà chủ đưa cho gã một trăm rưỡi gã trả lại tờ một trăm nghìn và bảo “Làm phúc là chính, công xá gì”. Vì thế dân làng không bao giờ thống nhất trong sự đánh giá bản chất tốt xấu của gã “Những anh chồng có vợ theo gã thì coi gã là quân vô đạo đức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thằng mất dạy vô loài. Ai được gã giúp đỡ vô tư lại bảo gã là người tốt” [17, tr.53]. Qua nhân vật này nhà văn đã cho thấy sự trải nghiệm trong cách hiểu cách đánh giá về con người, ta không nên hời hợt phiến diện khi nhận xét một người, bởi con người vốn không đơn giản.

Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn còn thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật dạng như “mõ làng”, kiểu nhân vật có thói quen đi làm thuê trong làng ở nhà quê. Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, đem lại quyền làm chủ đất nước về tay nhân dân, lần đầu tiên ruộng đất được về tay người nông dân. Cuộc cách mạng đã giải phóng cho hàng triệu người nông dân, đưa họ vào trường tranh đấu và trưởng thành như ngày nay nhưng hàng triệu người nông dân ấy vẫn còn mang theo những hạn chế của xã hội cũ vào cuộc sống hôm nay. Trải qua hàng ngàn năm bị tước mất quyền làm chủ, bị tước mất khả năng và chức năng tổ chức quản lý sản xuất và đời sống xã hội, bị chi phối bởi thói quen làm thuê, thực trạng đó thấm sâu và người nông dân Việt Nam thành thói quen tâm lý hết sức nặng nề. Chính tâm lý thích đi làm thuê đó đã tạo cho người nông dân có thói quen thích được chủ tin dùng, thích được sai bảo mắng mỏ, thói quen nhịn nhục, chịu đựng. Ta đã bắt gặp kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu. Đó là thói quen đi làm thuê của người nông dân trong làng Hạ Vị “Đất làng cũng tầng tầng phù sa trông ngon như những tầng thịt nạc, nhưng những người nông dân ở đây không cần đến đất” [8, tr.21] vì “không hiểu từ đời thuở nào làng chỉ quen đi làm thuê” và một Giang Minh Sài có cuộc sống như ngày hôm nay nguyên nhân cũng là do thói quen “đi làm thuê” đem lại.

Tiêu biểu cho kiểu nhân vật rất quen thuộc này ở nông thôn, trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn đó là nhân vật Dậu trong “Chớm nắng” . Dậu là hình mẫu khá rõ nét được nhà văn khắc họa chân thực cho loại người nông dân ở nông thôn chỉ thích đi làm hộ làm mướn để được ăn, được sai bảo, được khen nịnh. Đây đúng là tâm lý chung, kiểu tính cách đã được nhân dân đúc kết từ bao đời nay qua thành ngữ“Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng”. Ở lâu với mảnh đất nông thôn, từng tính cách, tâm lý của từng hạng người, đều được nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn nắm bắt và phản ánh trên trang viết của mình một cách cụ thể thấu đáo. Riêng ở loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người này nhà văn tỏ ra am hiểu tường tận từ đó nhân vật hiện lên chân thật đúng như ta vẫn thường gặp ở đâu đó trên những làng quê Việt. Dậu là anh nông dân nghèo, đã có vợ có con “Anh gầy leo heo như que tăm, hai chân đi bập bênh như đi trên cà kheo. Bàn chân anh như khẽ chạm vào mặt đất lại cất lên ngay. Đầu anh chúi về phía trước như sắp ngã giập mặt xuống đường. Dậu sống ở làng nhưng văn không hay cày không giỏi, đã yên phận nghèo hèn” [14, tr.30]. Nhưng ở làng không có ai quan hệ rộng như Dậu. Bất cứ đêm ngày động thấy có tiếng nói to ở đâu, là Dậu liền đến đó. Anh sẵn sàng làm thuê, làm hộ với tất cả sự vô tư và tinh thần trách nhiệm rất lớn. Ở trong làng cứ truy đến cùng kỳ lý, phi nội tắc ngoại , không gần thì xa đều có anh em họ hàng dây mơ rễ má với nhau cả. Vì thế Dậu luôn tự nhủ “đã là anh em trong nhà, thấy việc thì làm, thấy cỗ thì ăn, không nên khách khí mất đi cái tình thân mật gia đình” [14, tr.31]. Việc nhà Dậu lười chảy thây, nương sắn của nhà “cỏ mọc bợp ra không xới xáo gì cả”, vợ bảo cầm cuốc đi xới sắn Dậu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN (Trang 109 -116 )

×