0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vài nét về người nông dân trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN (Trang 52 -55 )

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những nhận xét rất đúng về người nông dân như sau: “Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ. Họ khổ đến mức không biết là mình khổ nữa” [20]. Từ thuở sơ khai khi người Việt khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi, xây dựng và bảo vệ đất nước cho đến nay, vai trò của người nông dân là trụ cột. Không đâu, không việc gì trên dải đất Việt Nam lại không có hình bóng, dấu ấn của người nông dân. Văn học là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được phát triển trên nền tảng của cơ sở hạ tầng nhất định.Vậy mà suốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn mười thế kỷ, nền văn học nước nhà lại thiếu vắng hình bóng của người nông dân. Văn học trung đại có nhân vật nhưng chưa hướng tới việc chiếm lĩnh con người cụ thể cảm tính, mà chỉ là hóa thân của những vấn đề tư tưởng đạo đức vốn có từ bên ngoài. Tính quy phạm quy định sự cao - thấp, sang – hèn, tốt – xấu, trang nhã – thô tục…trong đối tượng phản ánh khiến văn học hướng tới sự đài các, cổ xưa, những chuẩn mực đã định hình mà từ chối hiện thực sinh động nhiều màu vẻ. Bởi thế, nhân vật trong văn học thời kỳ này thường là tầng lớp quý phái sang trọng, những đại diện tiêu biểu cho đạo đức và những giá trị phi thường…Người nông dân thấp cổ bé họng, đời sống mộc mạc, thô nháp không được nhắc đến trong mảng văn chương trung đại tuân thủ ngặt nghèo tính quy phạm này.

Đến cuối thế kỷ XIX, chỉ khi kiệt tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu ra đời, hình ảnh người nông dân mới được xuất hiện trong văn học một cách chân thật nhất. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình phong kiến nhà Nguyễn hoàn toàn tan rã. Để bảo vệ quyền lợi giai cấp ích kỷ, nhà Nguyễn ký các hòa ước và dâng ba tỉnh miền Tây cho giặc, phó mặc cho dân chúng chịu cảnh lầm than nô lệ. Người nông dân không cam chịu cuộc sống nước mất nhà tan mà tự đứng lên chống giặc. Lịch sử tiếp tục được chứng kiến sự anh dũng, lòng yêu nước thiết tha cháy bỏng và sức mạnh của những con người vốn bé nhỏ, lầm lụi nơi gốc lúa bờ tre. Những người nông dân ấy vụt hóa thành hình ảnh đẹp đẽ chói sáng. Lần đầu tiên người nông dân bước vào văn chương với một hình ảnh chân thực, sinh động.

Bước sang thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp cổ xưa già cỗi để đón bắt luồng gió mới của nền văn học hiện đại phương Tây. Con người trong văn học không còn trừu tượng chung chung nữa mà là những cá nhân cụ thể với những tình cảm, thái độ, tư tưởng sống động gần gũi. Điều kiện ấy là cơ sở cho việc người nông dân trở thành hình tượng được nói tới nhiều trong văn học. Bắt đầu là hình ảnh người nông dân trong những sáng tác văn xuôi của Hồ Biểu Chánh. Đó là hình ảnh về người nông dân Nam Bộ, cơ cực, bất hạnh trong đời sống kinh tế dưới sự áp bức của cường hào địa chủ, nhưng giàu lòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yêu thương, gắn bó với quê hương, gia đình. Tuy nhiên, do tư tưởng và nghệ thuật chưa đạt đến đỉnh cao, quá nhấn mạnh đến quan hệ đạo đức nên nhân vật nông dân trong tác phhẩm của Hồ Biểu Chánh chưa đạt đến độ điển hình. Đến những năm ba mươi, các sáng tác của chủ nghĩa hiện thực ra đời, hình tượng người nông dân mới trở thành những điển hình độc đáo. Các nhà văn hiện thực thấu hiểu nỗi thống khổ, nhìn thấy được số phận đau thương cũng như những phẩm chất sáng ngời của người nông dân. Đó là chị Dậu – hình tượng người phụ nữ nông dân nhanh nhẹn, tháo vát, giỏi xoay sở khi hoàn cảnh gia đình bế tắc, một tâm hồn trong sáng, giàu yêu thương, tự trọng và nhất mực chung thủy. Đó là hình ảnh những người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao với rất nhiều những thói tật: sự đố kỵ ghen ăn tức ở, thói ích kỷ chỉ biết đến bản thân, tham lam, tham ăn đến đánh mất lòng tự trọng, yếu ớt hèn nhát đến nhu nhược. Người nông dân Việt Nam ngàn đời mang những tính cách tiêu cực là bởi họ phải sống quá lâu trong các môi trường sống không dành cho con người. Hình ảnh người nông dân tiêu biểu nhất trong sáng tác của Nam Cao chính là nhân vật Chí Phèo – điển hình của người nông dân bị lưu manh hóa, bị xã hội tàn bạo cướp mất cả nhân hình và nhân tính. Tuy nhiên trong sâu thẳm tâm hồn, người nông dân vẫn luôn tiềm tàng những phẩm chất tốt đẹp ngàn đời không gì làm mai một được. Đó là bản chất hiền lành, lương thiện, giàu tự trọng với những ước mơ trong sáng. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, hình ảnh người nông dân lại được thể hiện ở tinh thần đoàn kết, hăng say lao động làm ăn tập thể. Nhân vật người nông dân được đặt trong cuộc đấu tranh giữa lối làm ăn lạc hậu bảo thủ từ ngàn đời với hình thức lao động sản xuất tiên tiến qua các tác phẩm như Cái sân gạch (Đào Vũ), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Tầm nhìn xa (Nguyễn Khải)…Cuộc kháng chiến chống Mỹ đòi hỏi toàn dân tộc phải dốc toàn lực để đối đầu với kẻ thù hung bạo nhất hành tinh. Những người lính lúc này trở thành trung tâm của thời đại. Văn học tập trung khắc họa hình ảnh người lính như những con người kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng. Người nông dân vẫn xuất hiện trong văn học nhưng tính cách, phẩm chất của họ không được tô đậm mà bị phẩm chất của người lính bao trùm, người nông dân được xây dựng theo hệ giá trị của người lính, tiêu biểu trong những sáng tác như Hòn đất (Anh Đức), Người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)…Người nông dân từ phụ nữ cho đến các cụ già, em nhỏ dù mang trong mình tất cả sự mộc mạc của con người gắn bó sâu nặng với đất đai đều trở thành những chiến sĩ kiên trung nhất khi đối mặt với kẻ thù. Người nông dân lúc này mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ nhất của con người thời đại đó là lòng yêu nước, yêu quê hương thiết tha cháy bỏng, tinh thần căm thù giặc sục sôi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất chống kẻ thù….

Như vậy, hình tượng người nông dân luôn song hành và là hình tượng có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc. Những nhà văn có tâm huyết, khi xây dựng được những điển hình nông dân thì bản thân họ đã là người nông dân hoặc chí ít cũng gắn bó với người nông dân muốn làm được điều gì đó cho người nông dân. Bởi vì họ hiểu được một điều giản dị: khơi đến tận cùng người nông dân là tìm đến tận cùng tính cách và phẩm chất dân tộc. Điểm lại gương măt người nông dân được phản ánh trong các tác phẩm trước Nguyễn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN (Trang 52 -55 )

×