Những vấn đề của nông thôn trung du miền núi Bắc bộ trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn nguyễn hữu nhàn (Trang 33 - 52)

tác của Nguyễn Hữu Nhàn

2.2.1.Cuộc sống nông thôn thời kì trước khi đổi mới

Sau những năm dài của hai cuộc kháng chiến gian khổ ác liệt, độc lập tự do đã về trên khắp đất nước ta. Niềm vui lớn ấy cũng là cơ sở cho mỗi miền quê, mỗi con người Việt Nam cần phấn đấu nhiều hơn nữa để khôi phục, phát triển đất nước sau chiến tranh. Đảng và chính phủ đã có nhiều chính sách hướng nhân dân đi theo con đường phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những năm tháng ấy đã được miêu tả khá rõ nét trong những trang viết của Nguyễn Hữu Nhàn. Những tác phẩm của ông viết trước năm 1986 đã dựng nên bức tranh cụ thể, chi tiết về cuộc sống của những người nông dân và nông thôn trong phong trào hợp tác xã nông nghiệp với cảnh “Sớm khuya tiếng trống đi về trong thôn”, “Tiếng loa gọi và tiếng của người hô “quyết tâm!quyết tâm!quyết tâm” nghe như tiếng đập vào đít bồ rỗng.” [11, tr.252]. Người nông dân nhiệt tình, hăng hái tham gia công việc lao động sản xuất trên quê hương, họ không kể gái trai, già trẻ, lớn bé, tham gia với một tinh thần tự nguyện, như một trách nhiệm lớn lao, tất cả đều vui vẻ, phấn khởi như trong ngày hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Ngoài tiếng kẻng, tiếng mõ vẫn đang nện tới tấp, người ta còn gõ vào gốc tre, có người phởn chí, đập vào chậu thủng, vào đít nong, gõ vào bất cứ cái gì có thể gõ cho thêm phần huyên náo. Chưa sáng ở quanh ngã ba cổng chào đã có hàng trăm người nhớn, trẻ con kéo đến, ngồi bệt bạt bên những vệ cỏ, đứng dựa vào những cây bạch đàn, ngồi xúm quanh những chiếc điếu cày, hoặc đang chòng ghẹo nhau, trẻ con ngã vào người lớn. Họ đấm nhau, đuổi nhau, cười, nói, văng tục, hò hét trong lúc người ta đang kéo đến, đang chờ đợi, đang nhốn nháo. ” [11, tr.252]. Tất cả cho tập thể và vì tập thể nên vai trò cá nhân trong thời kỳ này bị lu mờ, kinh tế cá thể bị phủ định bởi đó là mầm mống của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế của ta lúc đó chỉ có một thành phần kinh tế duy nhất là hợp tác xã. Đối tượng sản xuất và tư liệu sản xuất tập trung còn người nông dân lao động hàng ngày được bình công chấm điểm ăn chia “Quần chúng được huy động đi trăm phần trăm. Nếu nhà nào có đông người tham gia chiến dịch, sau này được phân phối mắm tôm, madi và cả hàng công nghiệp.” [11, tr.256]. Trong những tác phẩm viết về nông thôn thời kỳ này, nhà văn tập trung vào xây dựng cuộc sống nông thôn với hình ảnh người nông dân trong truyền thống tương thân tương ái, với phẩm chất cần cù chịu khó, một nắng hai sương. Người nông dân được ghi nhận trong những nét đằm thắm trữ tình, tinh tế. Họ được miêu tả như những con người trong sáng, tất cả vì lợi ích chung của cách mạng, của đất nước, họ không hề có chút so đo, tính toán cho riêng mình. Đó là những kiểu mẫu hợp tác xã làm ăn phơi phới đi lên gần như không có trở ngại gì, cuộc sống đó một thời đã trở thành câu ca dao truyền miệng của nhiều người nông dân:

“Cầm vàng còn sợ vàng rơi Vào hợp tác xã đời đời ấm no”

Bức tranh cuộc sống nông thôn được tác giả đề cập đến thông qua sự thay đổi trong cách thức làm ăn của hợp tác xã. Mô hình sản xuất này chính là nơi tập trung rõ nét nhất diện mạo cuộc sống nông thôn. Tất cả văn hóa làng quê, các mối quan hệ, những mâu thuẫn, xung đột đều xảy ra trong mối quan hệ hợp tác xã này. Cụ thể , trong tiểu thuyết “Dốc nắng” diện mạo cuộc sống nông thôn được thể hiện qua sự phát triển trong phương thức làm ăn ở hợp tác xã nông nghiệp Sơn Đài. Nơi đây, do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận thức được những bảo thủ, trì trệ của lối làm ăn cũ, những nhân vật tiên tiến nhất của phong trào đã vạch ra một chương trình mới nhằm đưa sản xuất tiến lên

“Sơn Đài và các xã có rừng bồ đề, chân núi có nhiều cỏ phải nuôi bò, nuôi trâu. Chính sách giá cả đối với trâu bò chưa hợp lý thì đề nghị cấp trên bổ khuyết để khuyến khích cho chăn nuôi. Rồi nay mai có hồ nước, nghề nuôi cá ở Sơn Đài cũng phải được đưa vào. Nghề rừng cần phải được đưa vào thành một nghề kinh doanh.” [11, tr.9]. Họ dự kiến làm một cái hồ lớn đảm bảo nước tưới thường xuyên cho đồng ruộng, rồi từ đó làm thủy điện, chế biến hoa màu, kinh doanh cá,…tiến đến xây dựng cơ cấu nông – lâm – công nghiệp hoàn chỉnh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của xã viên. Tất cả làm hiện lên gương mặt cuộc sống nông thôn Việt Nam thu nhỏ, chỉ có khác là nơi sản xuất của họ không phải là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, mà là trên những nương, những đồi, những chân ruộng: “Dưới chân những nương sắn, nương cọ, người ta đang moi vét bùn, khơi lại con mương tiêu chua có tốp đang vơ cỏ, phát bờ. Nếu những chân ruộng quanh xóm đã cày bừa, cuốc nhụt cỏ, hết việc làm, họ cho chữa lại những đoạn đường bị sụt lở, giọi lại nhà chứa phân lân, hoặc chữa một vài cái tay bừa, làm những con cá cày mới , giậm một vài cái nan gầu rách. Họ dàn người: đi lại, đứng ngồi, làm việc ở dọc theo con đường chính đến xóm mình. Chỗ nào người ta cũng bàn tán về công việc sản xuất.” [11, tr.137]. Phong trào hợp tác xã ở đây phát triển rất mạnh, người nông dân đoàn kết, hồ hởi làm ăn, những công việc được tác giả đề cập đến đều là những công việc thường ngày của họ nơi làng quê. Phát triển kinh tế chung của hợp tác xã cũng là đem lại lợi ích cho từng người cụ thể nên tinh thần cá nhân hòa vào trong mục đích chung. Hợp tác xã Sơn Đài trong những ngày làm công trình hồ nước đập Đá Chiêng, Đá Trống thật nhộn nhịp “ hàng trăm con người đang hì hụi đào, cuốc, khiêng gánh đi lại gần kín hai quả đồi” [11, tr.7]. Cổ vũ cho công cuộc lao động của hợp tác xã người ta cần đến nhiều yếu tố, từ huy động nhân lực đến việc cổ động bằng khẩu hiệu, áp phích. Hình ảnh trang hoàng khắp nơi trong thôn xóm bằng khẩu hiệu để cổ vũ cho lao động sản xuất là hình ảnh ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta. Hiện thực đó cũng được nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn miêu tả trong tác phẩm của mình khi ông thể hiện không khí tưng bừng, nhộn nhịp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nơi hợp tác xã Sơn Đài: “Dọc theo những con đường lớn đường nhỏ ở Xuân Lập, người ta vừa trưng bày hàng loạt khẩu hiệu mới. Khẩu hiệu kẻ trên những bảng áp-phích xây ở những ngã ba, ngã tư, ở mặt ngoài các bức tường của trường học, trụ sở ủy ban, cửa hàng, trạm xá, ở trên những tường dốc, tường hậu của các nhà làm quay lưng và quay đốc ra đường. Người ta đóng khung, căng vải bì của các túi hàng làm Pa-nô, quét nền đỏ, kẻ chữ vàng và quét vôi vào những tấm giấy dầu để làm băng kẻ khẩu hiệu. Ở ngã ba gần hàng nước nhà Hồng béo, người ta dựng một cổng chào có cắm hàng cờ lá chuối, mỗi lá một màu. Dưới chân cán cờ là băng khẩu hiệu dài, nền đỏ chữ vàng: “Nhiệt liệt hoan nghênh cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp”.” [11, tr.30], cổ vũ tinh thần hăng say quyết tâm lao động sản xuất của người nông dân bằng băng rôn khẩu hiệu cũng là hình thức quan trọng đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển của hợp tác xã “Hai cột cũng treo khẩu hiệu kẻ chữ theo hàng dọc từ trên xuống. Chữ lại viết trong những vòng tròn, thoạt nhìn tưởng một chữ nho, hệt một câu đối “Ra sức lao động để hoàn thành đập Đá Chiêng - Đá Trống trước mùa lũ” và “Quyết giành vụ mùa năm bảy mươi bảy đại thắng lợi”.” [11, tr.30].

Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thông qua mô hình hợp tác xã dựa trên sự đoàn kết chung sức chung lòng của những người nông dân, từ đó đã sáng lên hình tượng những con người chân chính, những nhân tố mới trong bước chuyển của nông thôn. Trong

“Dốc nắng”, lối tư duy cùng những nhận xét sắc sảo của chủ nhiệm Hào, cách xử lý nghiêm khắc của bí thư đảng ủy Đảm, sự ủng hộ cổ vũ sáng suốt của bí thư huyện ủy Vũ Đồng…đến thái độ đấu tranh của Vân, Sử, lão Thiếu Chạc, Nhiên…đã khẳng định giá trị của chân lý, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của phương pháp làm ăn tập thể, tiến đến thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Họ không chỉ đại diện cho một thứ chính nghĩa chung chung mà là cụ thể trong từng chủ trương, từng công việc. Quyết định làm hồ nước do Hào đề xuất chính là bắt nguồn từ tầm nhìn xa và tính toán khoa học về giá trị thực tiễn của công trình, về khả năng và phân bố nhân lực trong tương quan với ruộng đất. Ngay trong các việc nhỏ như mua thêm một cái máy bơm, phân phối sản phẩm cho xã viên, cho dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mượn đất thừa để canh tác …đều thấy sự suy nghĩ của anh là thực tế và khoa học. Bên cạnh Hào ta còn thấy hiện lên cả một tập thể những người hết lòng vì phong trào no ấm của xã viên. Có khi quyết liệt và bộc trực như Đảm, Vân, Sử, lão Thiếu Chạc…nhưng cũng có khi lặng lẽ âm thầm như ông Chắc, bác Thạnh. Hiện thực cuộc sống nông thôn vùng quê trung du đất đai khô cằn đá sỏi, nghèo khó, chậm phát triển nhưng ở nơi đây luôn có những con người yêu quê hương, quý trọng đất đai, có trách nhiệm với công việc được giao.

Cuộc sống vốn phong phú và phức tạp, với cái nhìn đa diện, nhiều chiều, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn bên cạnh việc nêu bật được những nét tích cực của cuộc sống tập thể với mô hình hợp tác xã có nhiều ưu việt, nhà văn cũng đã phản ánh một cách sâu sắc, chân thực những mặt tiêu cực trong đời sống nông thôn thời kỳ trước đổi mới. Những chủ trương mạnh dạn, tiến bộ của những con người tiên tiến trong phong trào phát triển nền kinh tế của hợp tác xã trong tiểu thuyết “Dốc nắng” đã gặp phải một trở lực to lớn đó là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng bảo thủ, nông dân tư hữu, suy nghĩ và đời sống của tập quán cũ đã nhiễm sâu trong lòng họ. Tiêu biểu cho những mặt tiêu cực này trong đời sống nông thôn biểu hiện qua nhân vật Hà Sự, nịnh nọt cấp trên, đe nẹt cấp dưới, một con người thô lỗ, gia trưởng, luôn tỏ ra là mình có uy quyền. Đáng lo ngại hơn là lực lượng tiêu cực lại mang danh nghĩa tập thể. Gần như toàn bộ một chi bộ bị tha hóa, biến chất, bị các phần tử xấu lũng đoạn lợi dụng làm mũi tên chống đối lãnh đạo và làm bức bình phong che giấu những việc làm bậy. Ngoài ra những đảng viên biến chất cùng họ này lại chú ý đến quyền lợi tộc họ hơn là quyền lợi của đảng, quan hệ tộc họ được đặt trên quan hệ đồng chí. Một đảng viên họ Hà đã phát biểu “Ngày xưa các cụ họ Hà ta đều giữ chánh tổng, bá hộ, chánh phó lý hàng tổng, hàng xã. Ngày nay họ Hà mất quyền lãnh đạo ở xã, ở hợp tác xã thì họ Hà xoàng. Chúng tôi vào đảng là để đấu tranh giành cái quyền trong dân trong làng cho họ Hà.” [11, tr.273]. Những hoạt động của các thế lực theo kiểu dòng họ này đã tạo ra tình trạng căng thẳng trong đời sống ở nông thôn.

Người nông dân vẫn đang phải đối diện với cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, nó như là gánh nặng không thể nào cất khỏi được trên đôi vai gầy yếu của họ. Chính cái nghèo đã làm cùn đi suy nghĩ của bao con người, anh nông dân chính gốc –

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cuông, chăm chỉ, tằn tiện mơ ước giấc mơ giản dị mà không thể thực hiện được bởi anh nghĩ “ở nhà quê thằng nghèo thì có mồm không dám nói, có mắt không dám nhìn, có tai không dám nghe, đi họp cũng ngồi trong bóng tối” [11, tr.24]. Người nông dân sản xuất ra lúa gạo nuôi sống cả xã hội nhưng họ lại rất nghèo trên những cánh đồng của mình.

Viết về nông thôn vào thời điểm những năm trước 1986, nhà văn đã rất trung thành trong việc thể hiện tất cả những nét chân thực của cuộc sống, vẻ đẹp thôn quê hiện lên mang những nét riêng đáng yêu mà thân thuộc, gần gũi. Hiện thực tràn về qua sự sôi động rất đời của những âm thanh và hình ảnh vốn là nét đặc trưng cho sự sống của thôn quê. Làng quê vùng trung du miền núi Bắc bộ dẫu còn mang vẻ hoang sơ, nghèo đói nhưng có một điều không thể phủ nhận được là nơi đây người nông dân đã rất chủ động trong mọi hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp. Tất nhiên, bản chất của sự sống vốn là đa diện, song tinh thần đoàn kết cùng lao động trong một hợp tác xã của người nông dân, kết hợp với những nhân tố điển hình cho trí tuệ, lòng nhiệt tình, tình yêu đối với mảnh đất quê hương của những người lãnh đạo khiến cho nông thôn luôn được trả về theo đúng nghĩa của nó.

2.2.2.Cuộc sống nông thôn thời kì đổi mới

Quá trình đổi mới nào cũng cần phải có thời gian thích ứng với sự thay đổi. Công cuộc đổi mới mà Đảng ta khởi xướng cũng vậy, dẫu bắt đầu từ năm 1986 nhưng phải đến năm 1990 người ta mới dần từ bỏ nếp sống cũ để làm quen với nếp sống mới.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn cũng phản ánh điều đó. Thời kỳ sau 1986 phải mất một thời gian dài Nguyễn Hữu Nhàn viết ít, ông dành nhiều thời gian đi thực tế, viết một số bài nghiên cứu hoặc các giai thoại về danh nhân trong các làng xã như tập “Truyện ở làng”, thời kỳ này có thể nói là thời kỳ nhận đường và đổi mới tư duy của nhà văn. Sau năm 1986 tiểu thuyết “Làng Cói Hạ” của ông xuất bản năm 1989, vẫn tập trung vào miêu tả cuộc sống tập thể theo mô hình hợp tác xã ở nông thôn. Tuy nhiên, qua tác phẩm này, tác giả đã thể hiện cái nhìn về một cuộc sống tươi sáng hơn, có ý nghĩa hơn. Tiểu thuyết “Làng Cói Hạ” mặc dù chỉ miêu tả cuộc sống ở một làng quê nhỏ hẹp đó là xã Hợp Thịnh, nhưng đó lại là một mô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuộc sống tiêu biểu, đã từng là hợp tác xã điển hình tiên tiến cho cả nước học tập và noi theo, đúng như một đại biểu của tỉnh Bắc Thái khi đến thăm xã Hợp Thịnh đã phát biểu “Bắc Thái chúng tôi coi Hợp Thịnh các đồng chí là một điển hình tốt toàn diện cho toàn tỉnh chúng tôi học tập” [12, tr.63].

Cuộc sống nơi làng quê xã Hợp Thịnh rất sôi động, nơi đây là một công trường thu nhỏ. Người nông dân đang hăm hở , hối hả làm việc, không khí lao động phát triển kinh tế nông nghiệp khẩn trương “Nhìn hàng nghìn người đang làm việc, nét mặt anh rạng rỡ muốn nhìn mãi cái công trường ngàn ngạt người. Người đông

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn nguyễn hữu nhàn (Trang 33 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)