nhà văn được mệnh danh là “nhà văn của làng quê” sẽ góp một tiếng nói như thế nào để làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân tộc về một hình tượng vốn đã trở thành quen thuộc.
2.3.2. Người nông dân – hình ảnh trung tâm trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn Hữu Nhàn
Văn học lấy hình tượng nghệ thuật để phản ánh hiện thực, trong đó nhân vật là hình tượng nghệ thật đặc thù của tác phẩm. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật tồn tại trong tác phẩm văn học chính là sự hoạt động của nó trong phạm vi đề tài hiện thực. Đề tài trở nên hấp dẫn bạn đọc bởi hoạt động của thế giới nhân vật bên trong đó. Nó chứa đựng thời gian, không gian, các biến cố và sự kiện. Văn học không thể thiếu nhân vật là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Đó là yếu tố chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác giả một cách sâu sắc và toàn diện nhất. Nói đến nhân vật văn học là nói đến “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
học” [12, tr.277]. Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần được khái quát từ lăng kính chủ quan của nhà văn, biểu hiện cá tính sáng tạo và phong cách riêng của người viết. Bởi thế, cùng viết về một thói quen cố hữu trong đời sống phong tục của người nông dân nơi làng quê là thói quen đi làm thuê, nhưng nhân vật anh Dậu trong tiểu thuyết “Chớm nắng” của Nguyễn Hữu Nhàn lại khác với nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu ở cái nhìn của hai nhà văn. Nó thể hiện “quan niệm nghệ thuật” và “lý tưởng thẩm mỹ” của nhà văn về con người. Do đó, nhân vật luôn quan hệ mật thiết với đề tài, chủ đề trong tác phẩm. Việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các mảng đề tài mới. Chẳng hạn, việc khám phá ra đặc điểm của con người miền núi đã mở đường cho Nguyễn Hữu Nhàn viết được tiểu thuyết phong tục “Rừng cười” về cuộc sống, con người dân tộc thiểu số. Việc hiểu biết, khám phá đặc điểm, tính cách của người nông dân, nhà văn mới lựa chọn cho mình đề tài về nông thôn.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn cả đời sống gắn bó với dân, với làng. Bây giờ ông vẫn đang sống trong làng – nơi mới được đổi lên thành phường ở Việt Trì. Ông vẫn thường nói: “Nếu sống rời làng ông sẽ chẳng có gì để viết!”. Ở làng ông mới “săn lùng” được những chi tiết điển hình về người nông dân, chính những chi tiết điển hình có sức khái quát ấy đã giúp ông khắc họa thành công hàng loạt những nhân vật điển hình – Nhân vật người nhà quê. Nhân vật người nhà quê trong tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn chính là những người nông dân hàng ngày sinh sống trong làng. Họ có đủ cả mọi thành phần: những người làm cán bộ, những người sản xuất; những người hưu trí; những bộ đội xuất ngũ; người giàu có, người nghèo có. Họ có đủ cả mọi lứa tuổi: người già, người trung tuổi, thanh niên, con nít…Sinh ra từ đồng ruộng, họ gắn bó với đồng ruộng và đặc biệt họ có đầy đủ tính cách, bản chất của người nông dân sống “sau lũy tre làng”: Đó là tính gia trưởng hách dịch, thói lắm mồm hay chửi, thói quen sống tùy tiện, bệ rạc, tính hiếu thắng, căn bệnh sĩ diện rởm, tính keo bẩn hà tiện…Thôi thì bao nhiêu tật xấu của con người, ở nhà quê đều có cả.
Trước tiên, ta thấy trong nhiều sáng tác của mình, Nguyễn Hữu Nhàn tập trung khắc họa đậm nét hình tượng người nông dân thông qua hình ảnh những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý ở xã, ở huyện. Sau chiến tranh đất nước đang trên đà phục hồi, những người cán bộ lãnh đạo phần lớn đều đã trải qua những năm tháng trận mạc, vào sinh ra tử ở các chiến trường. Rời tay súng, họ về mọi miền quê hương trên khắp đất nước để tiếp tục công việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Khi miêu tả những nhân vật thuộc đối tượng này, Nguyễn Hữu Nhàn đã rất trung thực trong việc làm lộ rõ tính cách của những người trực tiếp lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo những người nông dân. Ở đâu cũng thế và khi nào cũng vậy, luôn có người tốt, có kẻ xấu, có người cán bộ vẫn luôn sôi sục bản tính của người lính cụ Hồ, hết lòng vì công việc, vì dân vì nước, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo. Nhưng bên cạnh đó có những người cán bộ tha hóa, tham ô, chỉ lo vơ vét, lấy ích kỷ cá nhân hãm hại người dân. Nguyễn Hữu Nhàn đã tâm huyết khi dựng chân dung những người lãnh đạo người nông dân, phần lớn hình ảnh của họ được dựng lên từ nguyên mẫu ngoài đời thực.
Trong tác phẩm “Dốc nắng” ta bắt gặp hình ảnh người bí thư huyện ủy Vũ Đồng, một con người rất thực tế, biết hợp tác xã Sơn Đài đang có mô hình phát triển kinh tế mạnh với việc xây dựng hồ nước, đẩy mạnh chăn nuôi và trồng rừng. Người bí thư đã xuống tận cơ sở, đi thăm công trình đập hồ nước của Sơn Đài. Anh làm việc gì cũng có đầu có đũa, có trước có sau, vì thế anh luôn lắng nghe nguyện vọng, ý kiến đề xuất của cấp dưới, say sưa bàn bạc với cấp dưới bằng tất cả niềm tâm huyết của một người cán bộ có trách nhiệm. Với bí thư Vũ Đồng, mọi việc phải được quản lý bằng kế hoạch cụ thể hẳn hoi chứ không chỉ nói mò, làm công tác quản lý đảng viên anh luôn có những nhận xét đánh giá rất thấu tình đạt lý, anh dặn dò người quản lý chi bộ cấp dưới “Mình làm nghiêm túc nhưng không nên gây một sự hoang mang trong quần chúng. Phải làm thế nào cho cả những quần chúng lạc hậu cùng thấy rằng: những đảng viên ấy phải khai trừ hoặc phải xóa khỏi danh sách đảng là thỏa đáng” [11, tr.376]. Không chỉ phụ trách công tác đảng, đối với công tác chính quyền người bí thư huyện ủy cũng đã có những chỉ đạo sáng suốt, nếu như vào một người bí thư kém hiểu biết làm sao có được những phân tích sắc sảo như thế này “Cải thiện đời sống cho nông dân tập thể và mở rộng chăn nuôi ở các gia đình là tốt chứ sao lại bảo mở đường sang cho tư bản chủ nghĩa? Vùng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đất thừa, bỏ hoang sao lại cấm nông dân vỡ vạc? khi nông dân tập thể đã sản xuất tốt cho hợp tác xã thì đừng có quản lý máy móc, phải mở đường cho người ta làm giàu” [11, tr.377]. Anh quan niệm muốn phát triển kinh tế của cả huyện thì những người lãnh đạo phải làm kinh tế hẳn hoi, phải là người hiểu trước cái hiểu của cơ sở thì mới làm cho cơ sở phát triển được. Tính cách điềm đạm và sự hiểu biết đã giúp anh không nóng vội trong cách xét đoán, phê bình cấp dưới. Hơn thế, anh chính là người phát hiện ra những yếu kém của cán bộ huyện vì những mắc mớ cá nhân, vì tự ái vặt dẫn đến làm chững lại sự nghiệp phát triển kinh tế chung của toàn huyện, vùi dập đi những “ngọn cờ” , những cá nhân tiêu biểu của địa phương ví như Hào - người chủ nhiệm trẻ đầy tài năng và tâm huyết của hợp tác xã Sơn Đài. Anh làm bí thư huyện ủy nhưng sinh hoạt hết sức giản dị, không cầu kỳ quan cách. Về cơ sở xa hơn hai mươi cây số nhưng anh vẫn đạp xe, con đường dài và nắng mà anh cũng chỉ nghỉ có một lần, gặp những cụ già lớn tuổi anh ân cần chào hỏi và sẵn sàng chia sẻ những tâm sự của họ bằng chính ngôn ngữ địa phương quen thuộc “Mọ không lo. Rất hoan nghênh tinh thần của mọ. Chúng tôi sẽ ngăn chặn ngay, không cho họ xâm phạm quyền làm chủ tập thể của mọ” [11, tr.375].
Còn trong tiểu thuyết “Làng Cói Hạ” đó là hình ảnh người bí thư Đảng ủy xã Lê Bùi. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn phần nào đã lý tuởng hóa hình tượng nhân vật này, song trên thực tế xã Hợp Thịnh lúc đó đúng là một mô hình hợp tác xã tiêu biểu cho cả nước học tập vì ở đây đã trồng thành công cây ngô vụ đông đem lại lợi ích kinh tế thiết thực. Để thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn xã, kêu gọi được sự đồng lòng hợp sức của những người nông dân, quả thật Hợp Thịnh thời điểm ấy đã có những người cán bộ trẻ năng động, có học thức, dám nghĩ dám làm như phó bí thư đảng ủy Phùng Đắc Thái, phó chủ nhiệm hợp tác xã Phùng Quang Hùng và tiêu biểu nhất là hình ảnh của người bí thư đảng ủy xã Lê Bùi – tấm gương sáng về mẫu người lãnh đạo lý tưởng, một lòng một dạ tâm huyết lo cho dân, cho nước, kiên trung trong sáng làm việc không tư lợi cho bản thân. Là một người lính trải qua nhiều chiến trường trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, trở về quê hương ông quyết tâm sắt đá xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong con mắt của những người đồng chí ông hiện lên là người “đôn hậu đấy, thương người đấy nhưng nghiêm túc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguyên tắc và rất quyết liệt”. Họ luôn vững tin khi có ông ở bên cạnh, vì thế họ truyền nhau câu nói như một khẩu hiệu “Hễ ông Bùi bảo sao làm y như vậy thì chắc thắng, hễ làm trật là gánh lấy thất bại”. Bản thân ông là người “không ưa đạo đức giả”, luôn kiên trung với quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội của đảng, những năm còn là ủy viên thường vụ tỉnh ủy ông đã không ngần ngại phê phán tác phong lãnh đạo quan liêu, áp đặt và nhất là bệnh duy ý chí của lãnh đạo cấp trên. Trong một chương trình đại hội tỉnh đảng bộ, bị lãnh đạo cấp trên yêu cầu duyệt tham luận, ông phản ứng quyết liệt “Đại hội người ta cần nghe ý kiến thực của chúng tôi chứ không ai muốn tôi trèo lên bực để nhai lại ý kiến của các anh” [12, tr.56-57]. Vì thế mà ông đã trải qua không ít những thăng trầm trong cuộc đời hoạt động và công tác “năm cải cách bị quy oan, bị gọi về bắt nhốt…khi cùng anh Kim Ngọc nghĩ ra “khoán hộ” đang phát đạt, cứu cánh cho nền kinh tế đang sa sút ở nhiều huyện, nhiều địa phương thì trên ách lại. Anh Kim Ngọc mất chức. Còn mình thì sang Lào công tác.” [12, tr.20]. Trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời người chiến sĩ cách mạng Lê Bùi càng trưởng thành hơn. Mặc dù được cấp trên định giao cho phụ trách ngành này ngành kia song ông quyết tâm không phụ trách công việc ở tỉnh nữa, trở về làng ông đau đáu một suy nghĩ “xây được một xã giàu, mạnh và đẹp còn hơn là làm cho cả một tỉnh nghèo nàn đi”, “phải nghĩ cách làm sao để một ngày không xa nữa ở làng mình không còn phải nhìn cảnh bà con nai lưng ta cuốc ruộng”. Suy nghĩ như vậy, bí thư đảng ủy Lê Bùi toàn tâm toàn ý vào việc xây dựng quê hương. Một hai giờ sáng, trăn trở với công việc trong ngày không ngủ được, ông vẫn đi kiểm tra các khu nhà của hợp tác xã, vẫn đưa người cháu uống rượu say xỉn về nhà. Dân trong làng gần vạn người, ông Bùi không quên người nào, làng lớn, ruộng nhiều nhưng ruộng nhà ai xấu tốt, ruộng nào đang sâu bệnh, ông Bùi đọc ra vanh vách. Ngay những năm đầu về phụ trách xã ông đã bắt tay ngay vào việc thăm dò đào tạo cán bộ và kiện toàn dần bộ máy lãnh đạo, cùng với những kỹ sư đã được đào tạo ở các trường đại học, trung cấp của xã tìm ra một vụ ngô đông để cống hiến cho cả nước, tạo thành một bước ngoặt trong nền nông nghiệp và sản xuất lương thực. Thành tích này đã được “một số vị lãnh đạo nông nghiệp ở nhiều cấp đã phải thừa nhận cây ngô đông ở Hợp Thịnh. Năm ngoái mấy cơ sở ở Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bình và Hải Hưng đến học cái cơ cấu mùa vụ ở đây để đưa thêm được vụ ngô đông vào đất hai vụ cấy trồng, kết quả tăng sản lượng lương thực lên rất nhiều” [12, tr.33]. Có được những thành tích ấy, bản thân Lê Bùi và những người kỹ sư, cán bộ trẻ ở làng Cói Hạ đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn tưởng chừng như không thể đứng dậy được. Họ bị những đảng viên biến chất như Bồng, lão Khái Hanh phá đám, hay ngay cả những người lãnh đạo cấp trên muốn trù úm, không muốn cho họ phát triển như “lão Rán”. Những năm đầu khi mới về làng đi đâu ông Bùi cũng phải hộ thân, đi ngoài đường thường nghe những lời châm chọc nói kháy, chửi xa chửi gần, đã có lúc tưởng chừng như ông sẽ tủi thân mà dừng bước “cuộc đời sao lắm nỗi bất công. Bác bỗng thấy tủi thân vì sự làm việc tòa tâm toàn ý của mình, luôn luôn bị người khác bóp méo, kìm hãm. Mình muốn làm lợi cho dân cho làng chứ nào mình có bon chen vụ lợi gì cho cam ” [12, tr.60]. Nhưng vì xác định mục đích cuối cùng là về làng để góp phần làm cho dân làng giàu có sung sướng nên ông bỏ qua tất cả. Câu trả lời cho những cống hiến của người bí thư đảng ủy xã vì dân vì làng ấy thật xứng đáng: mô hình hợp tác xã cùng với sự thành công của cây ngô vụ đông đã khiến cả trong và ngoài nước biết đến và học tập; những người cán bộ trẻ tuổi cấp dưới kính trọng ông không chỉ bởi tác phong làm việc sâu sát nữa mà ông đã thực sự ở trong tim họ, ông như một vị lãnh tụ không thể thay thế “Các anh đều lo lắng vì lúc này bác không còn là của riêng bác nữa, mà là của họ, của sự sống còn cho một phong trào đang đà lên ”, đặc biệt hơn, lớn lao hơn “bây giờ thì dân làng thật sự tin yêu bác”.
Ngược lại với hình ảnh những người cán bộ gương mẫu vì dân, vì nước kiên trung với lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội ấy, nhà văn còn dựng lên hình ảnh của những tên cán bộ tham ô, biến chất, với những mưu mô toan tính đen tối, những con người đối nghịch với những hình ảnh đẹp đẽ ở trên. Đó là “lão Rán” (tên thật của nhân vật đã được tác giả khéo léo không tiện thể hiện ra, gọi tên lão như vậy là vì khi xuống cơ sở lão này thích ăn món rán”) trong “làng Cói Hạ”, tiêu biểu cho
“loại người cách mạng giả hiệu”. Chính lão ta được Lê Bùi giới thiệu làm bí thư huyện ủy , là người đồng chí, người em kết nghĩa cao cả với nhau thế mà con người xảo quyệt “ăn cháo đá bát” ấy đã nỡ đẩy con trai người anh kết nghĩa vào chỗ chết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
để ăn nằm chiếm đoạt đứa con dâu. Tên lãnh đạo đểu cáng ấy vì muốn được cấp trên khen ngợi, muốn mô hình kinh tế do mình chỉ đạo không bị ảnh hưởng và quá ghen tức với tài năng của Lê Bùi nên đã lấy cương vị của lãnh đạo cấp trên để dọa