Truyền thống văn hóa, phong tục, ứng xử làng xã của nông thôn trung du miền núi Bắc bộ trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn nguyễn hữu nhàn (Trang 76 - 90)

trung du miền núi Bắc bộ trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn

Từ bao đời nay người nông dân Việt vẫn sống và tồn tại trong những đơn vị hành chính là làng, xóm, thôn. Trải qua hàng nghìn năm bị xâm lược, song kẻ thù ngoại bang chỉ có thể cướp được đồn bốt, lỵ sở...còn làng Việt vẫn do người Việt tự quản. Dân ta vẫn nói tiếng ta, thờ thần của ta, sống theo phong tục của ta. Nước mất mà làng còn. Làng có nhiều phường hội, phe giáp là các tổ chức cộng đồng tự quản và dân làng dựa vào nhau để sống, phát triển ngôi làng của mình vững bền trở thành một trong những pháo đài kiên cố của người Việt chống lại mọi âm mưu đồng hoá về mặt văn hoá của kẻ thù ngoại bang. Đan cài vào trong những cốt truyện xoay quanh những xung đột xảy ra nơi làng quê, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã bày tỏ vốn hiểu biết khá phong phú và sâu sắc về nguồn cội của văn hóa làng, vai trò, giá trị đích thực của văn hóa làng trong đời sống tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Văn hóa làng quê qua lăng kính của Nguyễn Hữu Nhàn với nhiều những biểu hiện đặc trưng riêng vừa đậm đà yếu tố tích cực song cũng khá nhiều những truyền thống đã trở thành hủ tục tồn tại “thâm căn cố đế” trong hồn cốt người nông dân.

Theo nhà văn, danh từ Làng ra đời bắt nguồn từ đời sống nông nghiệp của người nông dân “Thời tiền sử, làng ta có tên là Kolang. Có Láng Trong, Láng Ngoài. Láng, Lang, Làng đều chỉ về nơi ở gần nước. Tổ tiên vì làm lúa nước, trọng nước nên mới đặt tên Làng, tên xứ đồng như vậy” [11, tr.79]. Ông cũng đã khẳng định vai trò và tầm ý nghĩa quan trọng của làng trong đời sống ý thức của mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người dân Việt “Làng là một cái cột mốc cho mỗi đời người làm đích để đo đếm độ xa gần trong bước đường tiến thân của mình bất kể là lập thân, lập nghiệp hay lập ngôn. Làng là nỗi nhớ khi đi xa và vì lòng kiêu hãnh với dân làng mà người ta phấn đấu, vươn lên. Làng là gốc là cội để mọi cành lá đều hướng về. Làng không chỉ là chốn chôn nhau cắt rốn mà còn là nơi vun đắp hình thành những nhân cách, nuôi dưỡng những tâm hồn” [14, tr.24-25]. Làng không những chỉ là một khối cư dân ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất của thời xưa, mà lớn hơn thế, nó còn là một khái niệm văn hóa. Văn hóa làng chính là thuật ngữ chung để chỉ văn hóa Việt Nam xét từ đơn vị làng. Văn hóa làng là bản sắc riêng của mỗi làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, đến cách tổ chức những quy ước, lối ứng xử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm lý của mọi thành viên trong cộng đồng làng “Thí dụ truyền thống dân ta coi trọng ngày chết hơn ngày sinh. Ai bỏ cúng giỗ bố mẹ, tổ chức to sinh nhật là mất gốc đấy. Ngày xưa làng nào cũng có người “mua hậu”, đem tài sản ra cho làng làm công ích, khi sống được cả làng trọng vọng, ăn cỗ ngồi trên, phần biếu về nhà lớn nhất, chết được cả làng cúng giỗ. Con cháu nhờ vậy cũng được vẻ vang. Cống hiến cho làng để được danh dự thì chính là truyền thống văn hóa” [14, tr.186]. Văn hóa làng chính là đơn vị của văn hóa nước, vì thế trong khẩu ngữ của dân ta thường nói “làng – nước”. Văn hóa làng là sự hội tụ của hai yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây chính là kho báu để tạo dựng nên các giá trị truyền thống như : đoàn kết cộng đồng, uống nước nhớ nguồn, trọng lão, công bằng, công khai, dân chủ, hiếu học, cần cù giản dị, tình làng nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách, truyền thống yêu quê cha đất tổ….làm nền tảng cốt lõi cho đời sống tâm hồn của người dân Việt nối tiếp từ đời này sang đời khác.

Vùng quê trung du miền núi Bắc bộ vừa tựu trung những nét văn hóa, phong tục, ứng xử như bao miền quê trên đất nước Việt Nam song lại mang nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng riêng mà những vùng quê khác không có. Là nhà văn đã có

“thâm niên” ở làng, Nguyễn Hữu Nhàn am hiểu văn hóa các làng quê và các vùng quê dân tộc thiểu số “lắm cọ nhiều sim”. Vì lẽ đó, ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà nghiên cứu văn hóa sâu sắc và phong phú. Trong ông là cả một kho tư liệu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phong tục tập quán, lễ hội và những câu chuyện dân gian Ðất Tổ, đặc biệt là văn hóa người Mường, người Dao, văn hóa làng xã... Hàng loạt bài viết của ông về lĩnh vực này được báo chí trung ương và các địa phương đăng tải đã tạo nên một “thương hiệu” mới - thương hiệu “nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hữu Nhàn”. Qua ngòi bút của Nguyễn Hữu Nhàn, những tục lệ như tục chài nèm, tục ngủ thăm, lễ cấp sắc, diễn xướng cồng chiêng của người Dao, người Mường Phú Thọ, lễ hội trò trám “nõ nường” của Tứ Xã (Lâm Thao)… đã đưa người đọc trở về với cội nguồn xa xưa của dân tộc, góp phần làm cho bản sắc văn hóa vùng Ðất Tổ thêm phong phú.

Một điểm đáng chú ý dễ nhận thấy trong phong cách sáng tác của ông là sự đan cài giữa chất văn chương nghệ thuật với vốn hiểu biết về văn hóa. Nguyễn Hữu Nhàn phô diễn một cách thích thú các phong tục của các tộc người, hoặc của không gian địa - văn hóa bằng vốn liếng dân tộc học, văn hóa học khá phong phú. Đọc truyện của ông vừa thấy được bao bộn bề của cuộc sống nông thôn nhưng cũng khám phá thêm được nhiều điều về văn hóa nông thôn miền núi. Trong truyện ngắn

“Mừng thọ” nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn khá tinh tế khi đan cài hai yếu tố: phê phán nét văn hóa chưa đẹp là tệ nạn phong bì đã tràn đến cả những vùng miền dân tộc ít người với sự hiểu biết về truyền thống phong tục của người dân tộc Mường. Cụ thể, nhà văn đã thể hiện sự am hiểu rất sâu sắc những nét văn hóa truyền thống trong phong tục của người Mường qua cách gọi tên nhân vật, cách sử dụng những danh từ riêng của người bản xứ: “Bủ được bố trí ngồi xếp vòng ở cạnh cột chồ. Trên đầu bủ là cái bàn thờ treo ra ngoài vách. Lần lượt những ông vai trên nội, ngoại, ngang cha chú” [17, tr.218]. Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết về hoạt động của một buổi lễ mừng thọ, mà qua đó nếu không am tường sâu sắc những quy định lễ nghi rất riêng của phong tục này thì không thể có được những trang viết mà khi đọc lên tựa như ta đang xem những thước phim về phong tục của người Mường một cách tự nhiên đến thế: “Gian đầu sát gian sthích đầu cầu thang lên. Mỗi dịp tết nhất cỗ bàn, cưới xin, gian này đều xếp ba mâm cho người vai trên trong nhà. Đó là ba mâm cỗ gốc. Nếu đám cỗ lớn thì cỗ gốc không thu dọn. Thức ăn hết đĩa nào tiếp thêm cho đầy đĩa ấy. Ăn no uống say các bủ có thể ngả lưng ngủ khì cạnh mâm cỗ, tỉnh dậy ăn uống tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hai, ba ngày liền. Gian đầu nhà có bàn thờ này, người Mường gọi là gian gốc. Gian này không cho đàn bà ngồi.” [17, tr.218]. Trong truyện “Ràn rạt rừng cười” nhà văn đưa ta đến với văn hóa bản Dao bằng những hiểu biết về phong tục cúng và tiễn đưa người chết của người Dao. Người chết không được chôn bằng quan tài mà chỉ bó chiếu, kiêng đào huyệt bằng cuốc thuổng sắt. Đám chay làm ma khô được cúng bái và múa hát cả đêm. Dân làng gọi múa là chèo để tiễn đưa người chết, đàn ông từ già đến trẻ đứng thành ba vòng tròn vung tay nhún chân vừa xoay người vừa nhích về bên trái, có một dàn nhạc gồm trống, nhị, sập sèng, sáo, tù và làm âm thanh cho điệu múa. Có một thầy mo làm thầy Cả đọc sách cúng cùng với ông Khai đàn, ông Tống tang vào chèo hối lộ ma. Nửa đêm đám cúng ma nghỉ uống rượu ăn cơm với thịt chua.

Đến với tiểu thuyết “Rừng cười”, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn tiếp tục phô diễn sự hiểu biết phong phú về văn hóa, phong tục của người Dao. Đó là những phong tục ngàn đời được lưu giữ trong đời sống hàng ngày của người dân bản như tục “cấp sắc” nghiệt ngã “Người bản Dèo coi khinh những người nghèo không làm được lễ cấp sắc để có tên âm, thành người trưởng thành, có địa vị với cộng đồng. Chưa cấp sắc thì không được cưới vợ. Đời bố chưa cưới vợ thì đời con cái không được cưới. Muốn có vợ có con thì họ chỉ theo không…ở rể làm tôi tớ cho nhà vãi(bố mẹ vợ)” [16, tr.8]. Cũng theo phong tục này “Ai không được cấp sắc lúc sống không được ngồi cùng giường với dân làng. Họ ốm đau không ai cúng ma cho. Khi chết dân bản không chôn. Cũng chẳng có thầy cúng nào đến giúp làm ma tươi ma khô cho nên hồn ma phải chịu cầu bơ cầu bất không được về đất tổ Dương Châu Đại Điện cùng với tổ tiên và ông Bàn Cẩu” [16, tr.8-9]. Hay tục “chài nèm”

“thờ ma tỏ mỏ” cũng được nhà văn miêu tả khá kỹ. Tục “chài nèm” có cái hay riêng của nó, nếu muốn yêu người nào, thì nèm yêu cho người ta quấn quýt lấy mình, còn ghét ai có thể nèm chài sắt, đưa đinh sắt vào bụng người ấy lúc nào không biết để rồi đau đớn mà chết dần chết mòn. Muốn học nèm thì “phải hứng lấy lọ nước mưa của cơn mưa đầu mùa có sấm. Tối ba mươi tết đem nước mưa đến súc miệng trước khi học niệm thần chú” [16, tr.17]. Còn người nào thờ ma tỏ mỏ khi gặp ai khen một câu thì người ấy sẽ ốm đau tật bệnh, khen trâu bò gà vịt nhà nào thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia cầm gia súc nhà ấy chết sạch chuồng. Khi thờ ma tỏ mỏ người ta lấy bảy cái bát mẻ để sát nhau, mỗi bát có một cái lông gà, tí cứt gà và miếng tiết gà. Thờ ma tỏ mỏ là ma xấu, nên bát để thờ phải là bát mẻ, bát xấu, lễ cúng cũng xấu, nếu cho nó ăn đầy đủ thì sai bảo nó làm được nhiều việc….Qua tác phẩm này nhà văn còn lôi cuốn ta vào những tục lệ khác như muốn về nhà mới phải làm lễ khoi tàn, muốn nhập về với họ của mình thì phải làm lễ cúng nhập họ. Những tục lệ này được Nguyễn Hữu Nhàn thể hiện khá tỉ mỉ và chi tiết. Chứng tỏ nhà văn là người am hiểu rất sâu sắc phong tục của người dân miền núi. Đặc biệt qua tục lệ cúng nhập họ của người Dao ta thấy ở đó nét tích cực được biểu hiện rõ nét. Lễ cúng nhập họ được làm khá thịnh soạn về mặt cỗ và mang nét đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện sống của người bản địa “Lễ cúng nhập họ phải có tiền âm phủ in bằng giấy bản, thịt chuột hoặc thịt dơi sấy khô. Có bánh nếp, loại bánh trưng nhỏ hơn cổ tay dài một gang. Cơm, rượu, trầu, nước, hương hoa, xôi ngũ sắc nhuộm bằng các màu hoa hang ràm. Một con lợn nhỏ. Một con gà luộc chín có đủ chân, tiét, lòng, gan. Một cây mía buộc que cắm vào đấy những hình chim thú hoa quả làm từ bột nếp luộc chín tượng trưng cây sấu xum xuê hoa quả là phúc lộc đề đa” [16, tr.148]. Người ta phải mời một ông thầy mo về để cúng. Bài cúng phải trải qua bốn phần và được đọc đi đọc lại ba lần. Trần sao thì âm vậy, trước mặt ông thầy cúng trên bàn thờ có để một thanh tre vót nhẵn cắt khấc trên đầu là que bắc làm cầu đi cho thiên đình, tổ tiên các loại nội thần ngoại thánh về bàn thờ hưởng lễ. Nội dung bài cúng cũng được xưng hô rất tuần tự, có kính thưa trên dưới, từ cao xuống thấp. Có trình bày lý do, có luận bàn việc chính, có đón mời đến thưởng cỗ, có tiễn biệt khi ra về....Tất cả đều mong muốn cho gia đình được yên ấm, làm ăn phát đạt, tránh được tà ma để không có người ốm đau, con người con của được khỏe mạnh, mùa màng tốt tươi “ Mong muốn các cụ xua đuổi lửa trời lửa đất, lửa bay đến đâu, nước dội tắt ngay đến đó. Xua đuổi bệnh tật ốm đau, nghèo nàn lạc hậu, mong muốn các cụ đi theo con cháu hàng ngày, con cháu đi trước, các cụ đi sau, ra khỏi cửa không bị đứt chân, đứt tay chảy máu và luôn tỉnh táo đi làm vệc làng, việc quan, bảo ai cũng nghe, nói ai cũng phục. Lên rừng tìm hàng thì hàng gần người, người gần hàng, xuống suối tìm cá thì cá về khắp người, mong muốn các cụ đi thăm nương xua đuổi lợn rừng, chim chuột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phá hoại mùa màng, không để chúng vào ruộng nương con cháu. Mong rằng các cụ ngăn chặn cháu trai không được đánh nhau, cháu gái không được nói xấu nhau, hàng ngày luôn chăm chỉ làm ăn” [16, tr.153-154]. Ngoài ra, trong kho tàng hiểu biết về văn hóa của những tộc người thiểu số của mình, còn một phong tục cổ xưa của người Dao Tiền mà Nguyễn Hữu Nhàn tỏ ra rất am hiểu đó là tục “ngủ thăm”.

Theo nhà văn “người Dao Tiền ở bản Rác vẫn giữ tục cạy cửa ngủ thăm. Đêm đêm con trai chưa vợ tự do cạy cửa vào ngủ với con gái chưa chồng. Chỉ cần nó ưng nới lỏng gấu váy, mở rộng cặp đùi thì được úp lên người nó. Còn nó không ưng thì chớ có táy máy động tay vào mà mất mạng, bởi con dao lúc nào cũng có sẵn ở đầu giường mọi đứa con gái chưa chồng. Khi cô gái có mang thì già làng báo tất cả bọn con trai đã nằm với cô ta mang gà, rượu đến cúng buộm xong là hết tội. Anh muốn lấy hay không lấy cô ta làm vợ cũng được” [17, tr.58].

Không chỉ hiểu biết về phong tục của các tộc người, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn còn là người sống gắn bó với làng quê nông thôn nên đời sống văn hóa của người nông dân ở thôn xóm được ông nắm bắt khá sâu sắc. Những biểu hiện của từng nét văn hóa, tục lệ hay những thói tật dù tích cực hay tiêu cực đều được nhà văn miêu tả một cách chân thực. Sống khép kín sau lũy tre làng, canh tác trên mảnh đất bạc màu, những thửa ruộng nhỏ, lẻ với công cụ thô sơ “Con trâu đi trước cái cày theo sau” dựa trên những thói quen, tập quán nhiều đời…hoàn cảnh đó đã làm nảy sinh và nuôi dưỡng tư duy manh mún, tản mạn (ít khả năng khái quát, tổng hợp) của người nông dân. Chính vì vậy mà họ “chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi cá nhân, không thấy lợi ích tập thể…”. Do tư duy manh mún, tản mạn nên sinh ra thói “lười biếng” suy nghĩ và tính toán so đo, tính ỷ lại và bảo thủ , sự sùng bái kinh nghiệm và “coi thường” lớp trẻ. Đó cũng là sản phẩm lâu dài của nền kinh tế tiểu nông mà dù muốn hay không người nông dân vẫn bị ảnh hưởng. Trong nền kinh tế tiểu nông, kiểu “Lão nông chi điền”, “Sống lâu nên lão làng”, “Đất lề quê thói”, “Phép vua thua lệ làng” đã trở thành thói quen truyền thống làng xã phổ biến ở người nông dân. Hơn nữa, sống trong chế độ phong kiến

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn nguyễn hữu nhàn (Trang 76 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)