Kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 142 - 143)

Với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, cùng với mục tiêu đã đưa ra, trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn nỗ lực hướng học sinh vào bài giảng, phát huy tính chủ động sáng tạo của các em. Đặc biệt chú trọng và tác động đến hứng thú văn chương của các em. Thực tế có rất nhiều học sinh nhiệt tình, sôi nổi trong giờ học, nhiều em tỏ ra thật sự yêu thích môn Văn và các bài thơ Đường, bước đầu có những hiểu biết khá sâu sắc về đặc trưng thơ Đường qua giờ học thực nghiệm.

Kết thúc giờ học, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra để nắm bắt khả năng tiếp thu của các em qua bài học với câu hỏi như sau:

“Học xong bài thơ này em có được những hiểu biết gì về đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường và tài nghệ của “thánh thi” Đỗ Phủ”.

Kết quả thu được là một nguồn động viên rất lớn với những người làm luận văn chúng tôi, bởi đa số các em không chỉ hiểu được bài học mà còn bộc lộ những hiểu biết sâu sắc về một thể thơ Đường từ xưa đến nay vẫn được coi là hay nhưng khó .

Kết quả thu được cụ thể như sau: 100% học sinh hiểu nội dung bài học và nắm được những đặc trưng của thơ Đường, trong đó:

+ Trả lời đúng, diễn đạt mạch lạc: 75%

+ Trả lời đúng nhưng diễn đạt chưa thoát ý: 25%.

Có những em bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận khá sâu sắc sau khi học xong bài thơ:

Em Nguyễn Thị Thu Hà: “Thơ Đường có những nét nghệ thuật rất riêng: ngôn ngữ ngắn gọn mà thấm đượm tình cảm và mang tính khái quát cao…Vì thế chúng ta không thể đọc thơ Đường trên bề mặt ngôn từ mà phải tìm ra những mối liên hệ mà tác giả tạo ra trong bài thơ. Đỗ Phủ là một nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thơ tài năng, được suy tôn là “thánh thi” của thơ ca cổ Trung Quốc. Với cuộc đời đầy sóng gió, Đỗ Phủ đã tạo nên những tác phẩm đậm chất hiện thực, đồng thời tạo dựng nên những mối liên hệ rất linh hoạt trong thơ để bộc lộ cảm xúc của mình”.

Em Chu Ngọc Anh: “Qua bài thơ chúng ta thấy một tài nghệ hết sức xuất sắc của “thánh thi” Đỗ Phủ - một nhà thơ hiện thực bậc nhất của thơ ca cổ Trung Quốc. Trong bài thơ này ông đã sử dụng hết sức tài tình những nét nghệ thuật nổi bật của thơ Đường để gửi gắm tâm tư tình cảm của mình cũng như tâm tư của bao người dân Trung Hoa phải sống trong cảnh loạn lạc lúc bấy giờ”

Em Nguyễn Ngọc Anh: “Dòng cảm xúc của tác giả được gửi gắm vào từng cảnh vật thiên nhiên. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” có kết cấu chặt chẽ, hình ảnh sinh động, giàu sức gợi, ngôn ngữ hàm súc, điêu luyện, vận dụng nhuần nhuyễn các mối quan hệ trong thơ Đường để thể hiện tâm trạng, khát

vọng được trở về quê hương của tác giả”.

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)