Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.1.1. Ý kiến của tác giả Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Phân tích bình giảng” (NXB Giáo dục,Hà Nội, 2006, tr 98-10)
* Giá trị về nội dung:
Đây là bài thơ thể hiện “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ. Cũng như với nhiều bài thơ Đường nổi tiếng khác, chỉ có thể lý giải đúng bài “Cảm
xúc mùa thu” nếu chia tác phẩm làm hai phần: nửa trên về cơ bản là tả cảnh
mùa thu ở Quỳ Châu và nửa dưới về cơ bản là tả tình – cảm xúc của nhà thơ trước cảnh thu ở Quỳ Châu.
- Ở cặp câu thứ nhất: Bản dịch thơ đã tái hiện được cảnh thu buồn bã
song trong nguyên tác, không khí còn thảm đạm hơn nhiều. Ở câu thứ nhất, sương móc không phải sa lác đác mà hẳn là dày đặc mới có thể làm tiêu điều, thương tổn được cả rừng phong; rừng phong không phải là danh từ làm trạng ngữ chỉ nơi chốn mà là đối tượng bị sương móc vùi dập một cách tàn nhẫn. Ở câu thứ hai của bản dịch, chữ “lòa” cùng với từ “hiu hắt”, chỉ phần nào lột tả được thần thái của hai chữ “tiêu sâm”, chữ “ngàn non” thay thế cho hai danh từ riêng khiến cho bản dịch dễ hiểu song lại làm mờ nhạt bản sắc của phong cảnh vùng Quỳ Châu. Bình thường cả lúc trời tạnh, cảnh Vu Giáp đã tối tăm ảm đạm, chiều thu, hẳn càng tối tăm ảm đạm, qua lăng kính nhà thơ, lại tối tăm ảm đạm bội phần! Nếu ở câu thứ nhất còn có chút ánh sáng, còn có sự tương phản màu sắc trắng – đỏ giữa sương móc chiều thu và cánh rừng phong bạt ngàn thì đến đây, tất cả dường như chìm trong âm u…
- Hai câu tiếp theo: Mới đọc, tưởng như mở ra một viễn cảnh thoáng đãng
hơn. Ở đây, ngoài không khí âm u còn có cảnh sắc hùng vĩ. Hùng vĩ vốn là một trong những nét tiêu biểu của vùng núi Quỳ Châu. Tuy vẫn được vẽ bởi ngòi bút chấm phá quen thuộc của thơ Đường song thiên nhiên ở đây tuyệt không phải là những đường nét tủn mủn, yếu ớt mà rộng mở, rắn rỏi tạo nên một bức tranh toàn cảnh hoành tráng. Nét bi thảm vẫn lấn át mặt hoành tráng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bốn câu thơ đầu bài thơ “Cảm xúc mùa thu” là tả cảnh, song trong cảnh đã thoáng lộ tình, tình buồn (qua hình ảnh sương móc trắng xóa, rừng phong úa tàn, khí thu mù mịt) nhưng xao động, dữ dội (qua hình ảnh đất trời chao đảo, sóng tung tóe, mây vần vụ).
- Hai câu thứ năm, thứ sáu được xem là tiêu biểu cho tinh thần “Cảm
xúc mùa thu” và ba chữ “cố viên tâm” lại được coi là mắt rồng, tức nơi tập
trung linh hồn của chùm thơ “Cảm xúc mùa thu”.
“Cố viên tâm”: trước hết là nỗi nhớ Lạc Dương (Hà Nam), quê quán của
Đỗ Phủ, cũng là một trong những thành phố phồn hoa lớn nhất đời Đường. Đặt trong văn cảnh, nó còn chỉ “nỗi nhớ Trường An, kinh đô nhà Đường” và rộng hơn nữa, còn là một biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước.
Hai câu cũng được xem là danh cú xét về mặt tiêu biểu cho thi pháp thơ Đường. Ở đây, tác giả đã đồng nhất nhiều sự vật và hiện tượng: tình và cảnh hiện tại và quá khứ, sự vật và con người. Đáng nói hơn là những sự đồng nhất có vẻ phi lý ấy lại có một cội nguồn hiện thực sâu xa. Trước cảnh thu buồn, hồi ức về những nỗi đau trong quá khứ đã tập kết về thời điểm hiện tại và đọng lại trên những cành hoa. Chiếc thuyền lẻ loi (cô chu) là một ẩn dụ đích đáng không chỉ vì tính chất trôi nổi, đơn độc của nó mà còn vì nó là phương tiện duy nhất mà nhà thơ gửi gắm vào đó ước vọng về quê, là địa chỉ trú ngụ đích thực, là chiếc nhà nổi của Đỗ Phủ trên con đường chuyển dịch về phía đông để kiếm cơ hội hồi hương.
- Ở liên thứ tư, tác giả đã kết thúc bài thơ một cách bất ngờ. Nhà thơ
không trực tiếp bộc lộ cảm xúc chủ quan mà quay về tả những cảnh thực ngoài đời: Không khí tấp nập của mọi người nô nức may áo rét và giặt giũ áo cũ để chuẩn bị cho mùa đông đang đến gần. Trong thơ cổ Trung Hoa, tiếng chày đập vải, nhất là về chiều và đêm là một loại âm thanh đặc biệt có sức gợi cảm rất lớn, chúng không làm cho những người xa xứ vui lây mà chỉ càng gợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thêm não nùng. Ở đây tác giả đã dùng phương thức miêu tả pha kể để biểu cảm nên đằng sau những câu thơ tưởng như lạnh lùng, bình thản là cả một nỗi lòng đau thương quằn quại.
2.2.1.2. Ý kiến của tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn “Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10” (Trần Nho Thìn chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr113-119)
* Đặc điểm về nội dung:
Xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt, ốm đau bệnh tật, Đỗ Phủ cảm nhận sự đổi thay của thời tiết qua đó thể hiện lòng thương nhớ quê. Tác phẩm đã sử dụng một loạt những hình ảnh mang tính biểu tượng: hình ảnh sương móc, cây phong.
- Bài thơ khắc họa rõ nét hình tượng tác giả. Tác giả đóng vai trò nhân vật trữ tình của bài thơ, là chủ thể bộc lộ cảm xúc riêng tư trước sự biến đổi của đất trời khi mùa thu tới. Tác giả bộc lộ nỗi buồn đau xót trước cảnh rừng phong bị sương móc vùi dập, đất trời đảo lộn trên sông nước Trường Giang và mây mù vùng biên ải, trong nỗi khát vọng muốn trở về quê cũ. Tất cả mọi ước mơ phò vua cứu đời trước đây giờ chỉ như một ký ức buồn. Do đó bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội song vẫn chan chứa tình đời và có ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Nhân vật trữ tình do đó cũng không trở nên bi lụy.
* Đặc điểm về nghệ thuật:
- Kết cấu bài thơ: Theo luật thơ Đường một bài thơ theo thể luật thi được chia thành: đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên bài cảm xúc mùa thu có thể chia làm hai phần tiền giải và hậu giải. Bốn câu đầu miêu tả thiên nhiên, bốn câu sau chủ yếu thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi cảnh thu về trên đất khách.
Về bức tranh tâm trạng cũng phải chú ý các từ diễn tả trạng thái cô độc, chỉ âm thanh: “cấp mộ châm”, “xứ xứ thôi đao xích”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tầm nhìn của Đỗ Phủ ở bốn câu đầu thể hiện sự quan sát bao quát từ xa tới gần. Bốn câu thơ sau tứ thơ vận hành: từ xa tới gần, từ ngoại cảnh đến nội tâm, từ không gian mà cảm nhận thời gian. Tầm nhìn của nhà thơ giữa hai phần có sự thay đổi. Ở câu 3-4 tầm nhìn của nhà thơ từ chiều ngang chuyển sang chiều dọc qua các từ thiên, thượng, điều đó đã tạo nên sự kết nối giữa đất và trời, giữa thấp và cao. Sự thay đổi tầm nhìn đó cho phép liên tưởng đến tâm trạng của tác giả.
Ở đây các mối quan hệ cũng được xác lập: quan hệ giữa con người và vũ trụ, quan hệ giữa các hiện tượng thiên nhiên, quan hệ đồng nhất, quan hệ hiện tại – quá khứ, quan hệ liên tưởng.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ hàm súc, từ đắt. Nhiều khi tính từ chỉ trạng thái, hình dáng của sự vật đồng thời diển tả tâm trạng con người. Màu sắc âm thanh của ngoại vật đều được cảm nhận từ tâm hồn con người. Câu thơ được tổ chức theo hình thức ngụ cảnh sinh tình.
2.2.1.3. Ý kiến của tác giả Nguyễn Quốc Siêu trong cuốn “Thơ Đƣờng bình giải” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr 44-46):
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm”
“Lưỡng khai” hàm chỉ thời gian hai mùa thu, vì thu đến thì cúc nở hoa.
Bởi vậy mà dẫ tới sự hồi tưởng về quá khứ và lo lắng về tương lai. “Lưỡng
khai” vừa chỉ cúc nở vừa chỉ lệ tuôn. “Nhất hệ” vừa chỉ “thuyền” vừa chỉ cả
“lòng nhớ vườn xưa”. Lời thơ ở đây thật là hàm súc, thật là tinh tế mà lại rất
tự nhiên, do vậy đã hòa quyện cái cao sang mẫu mực của luật thi với cái trầm uất sâu lắng. Thẩm Đức Tiềm đời Thanh nhận xét: “Nỗi nhớ quê cảm thương xưa và nay, cuộc đời ông Đỗ thấy cả ở đây. Cái tài của ông thật cao, sức viết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thật giỏi, dẫu có gió trời sóng biển hay chuông vàng khánh bạc cũng không
bắt chước được như vậy” (Đường thi biệt tài tập).
2.2.1.4. Ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Bình giảng thơ Đƣờng” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr 78 – 83):
Bài thơ này được viết vào mùa năm Đại Lịch thứ nhất (766). Cảnh thu hiu hắt ở Quỳ Châu, nơi Đỗ Phủ ngụ cư cách xa quê nhà mấy ngàn dặm, đã gợi nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn nhà thơ. Nỗi buồn ấy gửi gắm trong chùm thơ “Thu hứng” gồm tám bài, đây là bài thứ nhất. Toàn bài thơ có thể chia làm hai phần. Bốn câu trước tả cảnh, mà trong cảnh đậm tình thu. Bốn câu sau thể hiện tình cảm trước mùa thu đất khách.
Thơ được khởi từ sự đổi màu của rừng phong:
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm”
(Sương móc trắng làm tiêu điều cả rừng cây phong)
Ấy là mùa thu. Chỉ một câu mở đầu đã “điểm minh đầu đề” (làm rõ đầu đề): thu – hứng. Hứng ở đây là nỗi buồn, được thể hiện bằng cả khung cảnh rừng phong tàn tạ, mà đặc biệt tập trung ở hai chữ “điêu thương”. Tính động –
từ “điêu thương” do chính Đỗ Phủ sáng tạo ra để tả cảnh rừng phong, đồng
thời thể hiện nỗi buồn thương của con người. Trong từ vựng Trung Quốc, thông thường người ta chỉ dùng “điêu tạ”, “điêu linh”, “điêu lạc”, “điêu tàn”, chỉ với Đỗ Phủ mới có “điêu thương”(chữ “thương” thường chỉ dùng cho con người). Rừng phong điêu tạ, lòng người bi thương. Mùa thu đến cho rừng phong tàn tạ, lòng người buồn thương. Ấy là thu hứng. Ngoài xa kia là Vu Sơn, Vu Giáp là núi non đất Thục, thì:
“Vu sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cả núi non hùng vĩ kia giờ cũng hiu hắt nhạt nhòa trong hơi thu. Biết làm sao được! Quy luật của thiên nhiên, cảm hứng trong tâm hồn nó là như vậy. Hai câu thơ của liên đầu (thường gọi là phần đề) tả cảnh rừng núi tĩnh tại đượm mùa thu, đượm tình thu. Đó là bằng không gian (rừng núi, hơi sương) mà “thấy” thời gian (mùa thu).
Hai câu tiếp theo (thường được gọi là phần thực) tả cái động của sóng trên sông, mây trên cửa ải:
“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
(Giữa lòng sông sóng vọt lên tận lưng trời Trên cửa ải mây sa sầm giáp mặt đất.)
Sóng trên sông sao mà dữ dội, sóng của lòng sông nước lũ mùa thu, cuồn cuộn chảy như cuốn cả trời. Trên cửa ải, mây sà xuống đen rầm mặt đất. Trời đất bao la của mùa thu bị dồn nén, thu hẹp lại. Và một cách tự nhiên, nhãn giới của con người bị dồn về, tự thu về cảnh vật trước mắt, chỉ thấy:
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm”
(Khóm cúc hai lần nở hoa lại làm tuôn rơi nước mắt ngày trước Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ)
Rút tầm mắt về, lại vẫn chỉ thấy mùa thu nở ra dòng lệ trên khóm cúc, thứ hoa muôn thuở của mùa thu và bắt gặp trái tim mình buộc mãi mối tình quê hương trên con thuyền cô đơn, bao lâu rồi nôn nao chờ đợi. Hai câu thơ được Nguyễn Công Trứ dịch thật hay:
“Khóm cúc tuôn thêm dòng kệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cũng có thể nói đây là hay câu thơ hay nhất trong bài thơ, cả trong “Thu hứng” của Đỗ Phủ, cả trong bản dịch của Nguyễn Công Trứ. Hai câu này đa nghĩa. Ý nghĩa cụ thể có thể khảo sát được là cúc đã hai lần nở hoa từ ngày Đỗ Phủ cư ngụ ở Quỳ Châu. Cúc lại nở khiến người ngậm ngùi rơi lệ. Nhưng trên từng chữ của câu thơ, thật lạ lùng, cúc nở ra không phải là hoa, mà là nước mắt. Đối cảnh sinh tình ư? Hay là con người đã phổ tình vào cảnh? Làm sao phân biệt được nước mắt hoa hay nước mắt thi nhân khi mà con người với ngoại giới chung một tâm tình, khi “vạn vật với ta là một”. Và con thuyền cô quạnh buộc mãi vào mối tình thương nhớ vườn xưa.
“Nhãn tự” của hai câu thơ này là hai động từ “khai”(nở) và “hệ” (buộc):
nở ra …nước mắt, buộc vào…trái tim. Ở hai câu thơ này còn có hai từ rất lạ, rất “diệu”: “lưỡng” và “nhất”. Đây là hai số từ được dùng làm trạng ngữ gắn với hai động từ “thi nhãn” kia: lưỡng khai – nhất hệ. “Lưỡng” là hai mà cũng là phiếm chỉ số nhiều, chỉ sự lặp lại – đã từng nở, bây giờ nở lại, đã từng rơi nước mắt bây giờ lại rơi nước mắt.
Đột ngột:
“Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.”
(Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét Thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập vải về
chiều nghe càng dồn dập).
Nói “đột ngột” vì suốt cả sáu câu thơ trước không có một âm thanh nào. Người thơ đang chìm lặng trong “tấm lòng nhớ nơi vườn cũ ”, chợt khung cảnh thầm lặng ấy bị phá vỡ bởi âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc xưa. Cuối thu trời chớm rét, người ta may áo để ngăn cái rét mùa đông đang sầm sập đến, đặc biệt là may áo gửi người lính thú nơi biên cương lạnh lẽo. Thời ấy vải may
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
áo rét thường dày và rất cứng, người ta phải ngâm nước và đặt trên tảng đá lớn rồi dùng chày đập cho sợi mềm ra mới may được, cho nên nơi nơi đều rộn ràng tiếng chày đập vải. Thơ Bạch Cư Dị cũng nhắc tới âm thanh này.
Đó là âm thanh sinh hoạt nhưng cũng là những tiếng não lòng, vì đã từ bao lâu rồi, nó là âm thanh gợi niềm thương nhớ người thân nơi phương xa. Nó cũng thấp thỏm một nỗi lo âu vì chiến tranh chưa dứt, bao nhiêu người lính còn trấn thủ nơi biên cương, để cho người ở hậu phương phải hối hả may áo rét gửi ra miền quan ải. Cho nên hai câu thơ kết lại mở ra nỗi lo âu buồn nhớ mênh mông.
Từ cảnh vật đến âm thanh …tứ thơ vận hành thật tự nhiên mà thật diệu. Từ rừng núi, trời đất ngoài xa…thu về trên khóm cúc, lặn vào trong tâm tư. Đó là vận hành của không gian “chở” vận hành của thời gian. Trời tối dần, tầm nhìn dần thu hẹp và cuối cùng không còn thấy gì nữa, chỉ nghe thấy âm thanh dồn dập của mùa thu “giã” vào nỗi buồn lo nhung nhớ. Thu cảnh đã chuyển vào thu tâm. Ấy là thu – hứng.
Thông qua cảm xúc mùa thu Ba Thục, Đỗ Phủ thể hiện nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình.
Chùm thơ “Thu hứng” tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Đỗ Phủ, vì vậy xưa nay nó được đánh giá rất cao. Đặc biệt ở bài thơ thứ nhất, tức bài này, mỗi từ, mỗi ý đều có sức “kinh nhân”.
* Cảm nhận chung của người viết luận văn:
Qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, “Thu hứng” của Đỗ Phủ là một bài thơ cô đọng, hàm súc với nhiều hình ảnh biểu tượng, thể hiện nỗi nhớ quê hương và tấm lòng yêu nước của tác giả Đỗ Phủ. Bài