Địa bàn, thời gian khảo sát:

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 46 - 149)

- Một số giờ học thơ Đường ở lớp 10 trường THPT Chuyên (Thành phố Thái Nguyên).

1.2.4. Phƣơng pháp khảo sát: - Quan sát (dự giờ).

- Trò truyện, trao đổi với GV và HS. - Phiếu điều tra.

1.2.5. Kết quả khảo sát:

1.2.5.1.Về nội dung chƣơng trình:

Chương trình sách giáo khoa cơ bản giảng dạy về thơ Đường 3 tiết, trong đó 2 tiết chính thức dạy hai tác phẩm của hai tác giả tiêu biểu đời Đường:

“Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” (Lý Bạch) và “Thu

hứng” (Đỗ Phủ); 1 tiết đọc thêm với 3 tác phẩm của 3 tác giả: “Khuê oán”

(Vương Xương Linh), “Hoàng Hạc lâu” (Thôi Hiệu), “Điểu minh giản”

(Vương Duy).

Chương trình sách giáo khoa nâng cao giảng dạy về thơ Đường tổng cộng 4 tiết, gồm 3 tiết chính thức dạy ba tác phẩm của ba tác giả tiêu biểu đời Đường: “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” (Lý Bạch)

“Thu hứng” (Đỗ Phủ), “Tỳ bà hành” (Bạch Cư Dị); 1 tiết đọc thêm với 3 tác

phẩm của 3 tác giả: “Khuê oán” (Vương Xương Linh), “Hoàng Hạc lâu” (Thôi Hiệu), “Điểu minh giản” (Vương Duy).

Như vậy có thể khẳng định thơ Đường đã được chú trọng giảng dạy trong trường phổ thông và được dành nhiều thời gian hơn so với các thành tựu văn học nước ngoài khác. Bởi thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học thế giới có ảnh hưởng phong phú, sâu sắc nhất với văn học Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong số sáu tác giả được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường đều ở thời Thịnh Đường. Đây cũng là một lựa chọn hợp lý vì Thịnh Đường là thời đại hoàng kim của thơ ca đời Đường với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng, kết tinh mọi giá trị văn chương của thời đại.

1.2.5.2. Nội dung hƣớng dẫn học bài trong SGK

Chúng tôi khảo sát nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài sách giáo khoa ở hai chương trình cơ bản và nâng cao:

Bộ SGK Ngữ văn 10 (chuẩn)

Câu hỏi 1: Theo anh chị bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần?

Câu hỏi 2: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Câu hỏi 3: Xác định mối liên hệ giữ bốn câu đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề “Thu hứng”?

Bộ SGK Ngữ văn 10 (nâng cao)

Câu hỏi 1: Tìm hiểu đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong bốn câu thơ đầu. Cảnh sắc trong hai câu đề có gì khác cảnh sắc trong hai câu thực? Cảnh sắc ấy có thể gợi cho ta những liên tưởng gì?

Câu hỏi 2: Phân tích bốn câu thơ cuối để làm rõ lòng yêu nước thương nhà của nhà thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự riêng của Đỗ Phủ?

Câu hỏi 3: Chứng minh tính nhất quán cao của bài thơ. Bám sát nhan đề bài thơ để chỉ ra rằng: dòng thơ nào cũng có “cảm xúc” và cũng có “chất thu”.

Như vậy, tất cả các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa chưa hướng dẫn học sinh tiếp cận nội dung, tư tưởng tác phẩm từ đặc trưng thể loại của thơ Đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.5.3. Thực trạng dạy và học thơ Đƣờng ở trƣờng THPT hiện nay

Để có những tài liệu thực tế về hoạt động của thầy và trò trong tiến trình một tiết học thơ Đường, trong quá trình làm luận văn chúng tôi đã dự một số giờ học thơ Đường ở trường THPT. Sau đây là ghi chép của chúng tôi về hoạt động của thầy và trò trong giờ học bài thơ “Thu hứng” (Lớp Pháp 10- THPT Chuyên, Tỉnh Thái Nguyên, ngày 29/10/2010. Bài giảng của giáo viên có sử dụng giáo án điện tử). Ghi chép của chúng tôi bao gồm các mặt sau đây:

- Tiến trình một giờ học tác phẩm văn chương? (các khâu trong tiến trình giờ học).

- Hoạt động của thầy và trò trong tiến trình giờ học để chiếm lĩnh chiếm lĩnh các giá trị của tác phẩm? (hoạt động cụ thể của thầy trò trong giờ học)

a) Tiến trình giờ học:

- Khâu thứ 1: Giới thiệu vào bài

- Khâu thứ 2: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm - Khâu thứ 3: Đọc hiểu văn bản

- Khâu thứ 4: Tổng kết.

b) Hoạt động của thày và trò trong tiến trình giờ học:

* Khâu thứ 1: Giới thiệu vào bài.

Sau khi ổn định tổ chức, GV nói lời giới thiệu vào bài và ghi tên đầu bài lên bảng, HS lắng nghe và chuẩn bị sách vở.

* Khâu thứ 2: Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm ● Giới thiệu tác giả:

- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những nét chính về cuộc đời Đỗ Phủ. - HS đọc SGK và trả lời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV chốt lại, ghi bảng:

+ Đỗ Phủ (712 - 770), tự là Tử Mĩ. + Quê: huyện Củng – Hà Nam

+ Xuất thân trong một gia đình Nho học có truyền thống thơ ca lâu đời. + Là nhà thơ hiện thực lớn nhất thơ ca cổ Trung Quốc

+ Thơ ông chủ yếu viết về cảnh loạn ly trong và sau sự biến An Lộc Sơn, viết về cảnh sống cực khổ điêu đứng của nhân dân.

+ Để lại 1500 bài thơ, được mệnh danh là “Thánh thi” + Ông qua đời trong cảnh đói rét và bệnh tật.

● Giới thiệu về tác phẩm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hoàn cảnh sáng tác, vị trí bài thơ. Bản dịch thơ có điểm nào chưa sát với dịch nghĩa.

- Học sinh trả lời dựa trên sự chuẩn bị bài ở nhà. - Giáo viên chốt:

+ Bài thơ được sáng tác năm 766, tức sau khi sự biến An Lộc Sơn kết thúc ba năm và bốn năm trước khi nhà thơ qua đời. (Nhà Đường suy thoái, khi Nghiễm Vũ bạn thân của Đỗ Phủ mất, ông đã không có nơi nương tựa, muốn đưa gia đình về quê quán ở phương Bắc, song giữa đường gặp trắc trở nên phải ở lại Quỳ Châu. Trong mấy năm ở Quỳ Châu, Đỗ Phủ đã làm khá nhiều thơ, trong đó có chùm “Cảm xúc mùa thu” ).

+ Vị trí bài thơ trong chùm “Cảm xúc mùa thu”: Bài thơ mở đầu chùm thơ, là cương lĩnh của chùm thơ, thể hiện tâm trạng “cố viên tâm”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 1: “ngọc lộ điêu thương” (sương móc trắng xóa) dịch là “lác đác

rừng phong” (mất chữ “điêu thương”)

Câu 2: “Vu Sơn, Vu Giáp ”:( Núi vu, Kẽm Vu) dịch là “ngàn non hiu hắt” Câu 3: “Giang gian ba lãng”: (sóng vọt) dịch là “Lưng trời sóng rợn” Câu 6: “Cô chu nhất hệ” (Con thuyền lẻ loi) dịch là “con thuyền buộc chặt

* Khâu thứ 3: Đọc hiểu văn bản:

1. Bốn câu đầu: tả thực cảnh thu với những nét đặc trưng của thiên

nhiên Trung Quốc.

Hai câu đề:

- GV hỏi: Tìm hiểu cảnh thu được miêu tả trong bốn câu đầu: - HS trao đổi, thảo luận, trả lời

- Giáo viên chốt:

+ Mùa thu đến với tác giả từ cảnh sắc của rừng, của núi. Trước hết dấu hiệu mùa thu được cảm nhận qua hình ảnh “rừng phong”. Cả rừng phong bị sương móc phủ trắng xóa khiến cây lá vốn héo hon lại càng tiêu điều, xơ xác. Rừng phong là đối tượng bị sương sa dày đặc, làm cho tổn thương, bị vùi dập một cách tàn nhẫn.

+ Địa danh: Núi Vu, kẽm Vu - địa danh gợi sự hiểm trở tăng thêm phần âm u, hiu hắt, lạnh lẽo của cảnh thu.

+ Khí thu: Được lột tả qua từ “điêu thương”, “tiêu sâm” làm cảnh thu càng thêm hiu hắt, tiêu điều, cộng thêm sự âm u, hiểm trở của núi non.

=> Tóm lại: Cảnh thu hiu hắt, lạnh lẽo ảm đạm, bi thương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV: Cảnh sắc trong hai câu đề có gì khác cảnh sắc trong hai câu thực? Cảnh sắc ấy có thể gợi cho ta những liên tưởng gì?

- HS trả lời:

- GV chốt: Hình ảnh đối lập: Sóng vọt đến tận lưng trời, mây sa sầm mặt đất. Cảnh vật hiện lên hoành tráng, hùng vĩ, dữ dội. Không gian như bị dồn ép ngột ngạt. Trước cảnh ấy con người cảm thấy bất an, rợn ngợp như bị nhấn chìm. (GV bình thêm)

- GV hỏi: Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bốn câu đầu tiên

=> Tiểu kết: Bức tranh có đủ chiều cao, bề rộng nhưng không thoáng đãng mà gợi cảm giác nặng nề, u ám. Đó là bức tranh chất chứa bầu tâm sự, thể hiện đầy đủ những nét cơ bản trong phong cách thơ Đỗ Phủ giai đoạn cuối đời.

2. Bốn câu cuối: Lòng yêu nước thương nhà của tác giả.

Hai câu luận:

- GV hỏi: Em hiểu câu thơ “tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” như thế nào? - HS trả lời

- GV chốt:

+ Hình ảnh “khóm cúc hai lần nở hoa làm tuôn rơi nước mắt ngày

trước” đa nghĩa, hàm súc, giàu sức gợi (GV đưa hai cách hiểu và bình)

+ Hình ảnh: Con thuyền buộc chặt: đa nghĩa có ý nghĩa biểu tượng.

Mái nhà của Đỗ Phủ lênh đênh trên sông.

Tượng trưng cho thân phận cô đơn, lẻ loi, trôi nổi, dập dềnh của

con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- GV hỏi: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?

- HS trả lời

- GV chốt: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản, ẩn dụ và đồng nhất với mối quan hệ (cảnh - tình), quá khứ, hiện tại, sự vật với con người. Qua đó bộc lộ tâm trạng buồn đau, nhớ quê da diết cũng như khao khát một ngôi nhà ấm áp của cuộc đời.

Hai câu kết:

- GV hỏi: Hai câu kết xuất hiện âm thanh gì? Âm thanh đó góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

- HS trả lời:

- GV chốt: Xuất hiện âm thanh tiếng chày đập vải thành Bạch Đế. Biểu tượng cuộc sống yên bình. Trong buổi chiều tà, tiếng chày đập vải dồn dập càng thôi thúc nỗi nhớ quê của kẻ tha phương.

- GV hỏi: Sự khác biệt bốn câu đầu và bốn câu cuối? - HS trả lời:

- GV chốt: Bốn câu thơ kết là sự hòa quyện của nỗi nhớ quê, yêu nước thương nhà thầm kín với nỗi niềm mong đợi được về quê hương.

* Khâu thứ 4: Tổng kết:

- GV hỏi: Ấn tượng của em sau khi học xong bài thơ? - HS trả lời

- GV chốt:

+ Nội dung: Bức tranh mùa thu cũng là bức tranh buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly, nỗi lo cho đất nước, nỗi nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh mang tính biểu tượng, mối quan hệ chặt chẽ giữa tình và cảnh.

c) Nhận xét chung: Qua thực tế dự giờ thăm lớp chúng tôi có một số nhận

xét như sau:

* Đối với giáo viên:

- Về nội dung: Thực tế có nhiều giáo viên thích dạy thơ Đường,

nhưng cũng có trường hợp e ngại, bởi những vướng mắc về ngôn ngữ và sự hàm súc cô đọng của mỗi bài thơ. Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy, giáo viên nắm được nội dung bài thơ, biết cách khai thác một bài thơ Đường, đã cố gắng làm sáng tỏ tâm trạng, tìm cảm và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả qua ngôn ngữ, hình ảnh.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy bài giảng chưa thật sự chủ động, sáng tạo, còn dựa nhiều vào hướng dẫn của SGV. Bài giảng rời rạc, nội dung chưa sâu sắc. Thực tế bốn câu đầu, bốn câu cuối không đơn thuần chỉ có cảnh hoặc có tình, mà tình và cảnh ở đây hòa quyện. Bởi “người buồn cảnh

có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Đặc biệt qua bài giảng giáo viên chưa

cho học sinh thấy được đặc điểm chung của thơ Đỗ Phủ cũng như bút pháp độc đáo của thơ Đường (đây là một nội dung rất quan trọng, vì nếu thiếu bài giảng sẽ mất sức nặng và khả năng khái quát). Giáo viên chưa thực sự truyền được “lửa” trong giờ học.

- Về phƣơng pháp: Giáo viên đã nắm được yêu cầu đổi mới về

phương pháp giảng dạy, vận dụng được các phương pháp trong giờ học, góp phần phát huy tính chủ động cảm thụ văn chương của học sinh, tạo sức hấp dẫn cho giờ học. Giáo viên đi đúng tiến trình bài giảng.

Tuy nhiên câu hỏi của GV còn vụn vặt, chưa hệ thống, nhiều câu hỏi lặp lại vì thế chưa phát huy triệt để tính tích cực, chủ động của học sinh. Đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biệt, giáo viên còn rơi vào tình trạng thuyết giảng, học sinh nghe và ghi chép, các em không thực sự được tham gia vào quá trình khám phá văn chương. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thời gian một tiết trên lớp hạn hẹp, việc cho sinh thảo luận, trình bày những ý hiểu của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình dạy. Vì thế thuyết giảng là một phương án tối ưu được giáo viên lựa chọn để giải quyết tình huống trên. Việc thuyết trình, học sinh say sưa đạt tới đích hiểu bài nhưng không nắm được đặc trưng thơ Đường.

* Đối với học sinh:

Bên cạnh những học sinh có niềm đam mê với văn chương thì vẫn còn không ít học sinh thờ ơ, lãnh đạm. Nhiều em đến với văn chương với mục đích để thi đại học. Vì thế với một thể thơ vẫn được coi là khó như thơ Đường thì hầu như các em còn ngại ngần do những trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…100% học sinh đều có ý thức chuẩn bị bài ở nhà (đọc bài, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK). Tuy nhiên còn có em chủ yếu dựa vào sách tham khảo để chuẩn bị chứ chưa chủ động cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài thơ theo cảm nhận của mình.

Thực tế giờ học trên lớp, chúng tôi thấy các em rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi dễ (Bố cục, khách thể của bài thơ). Còn trước những câu hỏi cần khả năng khái quát, tổng hợp như: Tâm trạng, cảm xúc; nghệ thuật biểu đạt tâm

trạng của tác giả thì hầu hết học sinh lúng túng. Chỉ có một số học sinh giỏi

phát biểu nhưng nội dung trả lời chưa sát và chưa sắc. Chính vì vậy mà trong giờ học thơ Đường hệ thống câu hỏi xé lẻ, không mang tính khái quát. Sau giờ học, học sinh còn nhớ được rất ít kiến thức.

1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học thơ Đƣờng theo đặc trƣng thể loại (qua phiếu điều tra)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại trường THPT Chuyên Thái Nguyên ở hai ban: Ban khoa học xã hội (Lớp Anh 10) và Ban khoa học tự nhiên (Toán 10). Chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát một bài thơ Đường tiêu biểu trong chương trình, đó là bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ. Với hệ thống câu hỏi khảo sát như sau:

Câu hỏi 1:: Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” được Đỗ Phủ viết theo thể thơ

nào của thơ Đường? Thể thơ ấy có đặc điểm gì về số câu, số chữ, vần, luật, niêm, đối, bố cục?

Câu hỏi 2: Hình tượng khách thể của bài thơ này là cảnh sắc rất đặc

trưng của mùa thu Trung Quốc thời xưa. Em cảm nhận được gì về cảnh sắc đặc trưng của mùa thu ở Trung Quốc thời xưa qua những hình ảnh trong bài thơ? (Rừng phong? Núi rừng? Sóng nước? Mây mù ở cửa ải? Hoa cúc? Tiếng chày đập vải để may quần áo chống rét?)

Câu hỏi 3: Hình tượng chủ thể trữ tình ở bài thơ này là cảnh ngộ và

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 46 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)