- Địa bàn thực nghiệm: Lớp Trung 10 trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giảng dạy trực tiếp theo thiết kế.
- Phiếu điều tra.
3.2.4. Kết quả thực nghiệm:
Với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, cùng với mục tiêu đã đưa ra, trong quá trình giảng dạy chúng tôi luôn nỗ lực hướng học sinh vào bài giảng, phát huy tính chủ động sáng tạo của các em. Đặc biệt chú trọng và tác động đến hứng thú văn chương của các em. Thực tế có rất nhiều học sinh nhiệt tình, sôi nổi trong giờ học, nhiều em tỏ ra thật sự yêu thích môn Văn và các bài thơ Đường, bước đầu có những hiểu biết khá sâu sắc về đặc trưng thơ Đường qua giờ học thực nghiệm.
Kết thúc giờ học, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra để nắm bắt khả năng tiếp thu của các em qua bài học với câu hỏi như sau:
“Học xong bài thơ này em có được những hiểu biết gì về đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường và tài nghệ của “thánh thi” Đỗ Phủ”.
Kết quả thu được là một nguồn động viên rất lớn với những người làm luận văn chúng tôi, bởi đa số các em không chỉ hiểu được bài học mà còn bộc lộ những hiểu biết sâu sắc về một thể thơ Đường từ xưa đến nay vẫn được coi là hay nhưng khó .
Kết quả thu được cụ thể như sau: 100% học sinh hiểu nội dung bài học và nắm được những đặc trưng của thơ Đường, trong đó:
+ Trả lời đúng, diễn đạt mạch lạc: 75%
+ Trả lời đúng nhưng diễn đạt chưa thoát ý: 25%.
Có những em bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận khá sâu sắc sau khi học xong bài thơ:
Em Nguyễn Thị Thu Hà: “Thơ Đường có những nét nghệ thuật rất riêng: ngôn ngữ ngắn gọn mà thấm đượm tình cảm và mang tính khái quát cao…Vì thế chúng ta không thể đọc thơ Đường trên bề mặt ngôn từ mà phải tìm ra những mối liên hệ mà tác giả tạo ra trong bài thơ. Đỗ Phủ là một nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thơ tài năng, được suy tôn là “thánh thi” của thơ ca cổ Trung Quốc. Với cuộc đời đầy sóng gió, Đỗ Phủ đã tạo nên những tác phẩm đậm chất hiện thực, đồng thời tạo dựng nên những mối liên hệ rất linh hoạt trong thơ để bộc lộ cảm xúc của mình”.
Em Chu Ngọc Anh: “Qua bài thơ chúng ta thấy một tài nghệ hết sức xuất sắc của “thánh thi” Đỗ Phủ - một nhà thơ hiện thực bậc nhất của thơ ca cổ Trung Quốc. Trong bài thơ này ông đã sử dụng hết sức tài tình những nét nghệ thuật nổi bật của thơ Đường để gửi gắm tâm tư tình cảm của mình cũng như tâm tư của bao người dân Trung Hoa phải sống trong cảnh loạn lạc lúc bấy giờ”
Em Nguyễn Ngọc Anh: “Dòng cảm xúc của tác giả được gửi gắm vào từng cảnh vật thiên nhiên. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” có kết cấu chặt chẽ, hình ảnh sinh động, giàu sức gợi, ngôn ngữ hàm súc, điêu luyện, vận dụng nhuần nhuyễn các mối quan hệ trong thơ Đường để thể hiện tâm trạng, khát
vọng được trở về quê hương của tác giả”.
3.2.4. Đánh giá:
Sau khi tiến hành thực nghiệm, kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau giờ học, chúng tôi sơ bộ đánh giá như sau:
- Chúng tôi đã phát huy được sự chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học: các em hăng hái tham gia thảo luận, phát biểu xây dựng bài, tạo không khí giờ học hào hứng sôi nổi.
- Kết quả thu được sau giờ thực nghiệm (100% học sinh hiểu bài, nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ Đường) là một điều đáng mừng. Bởi các em có cơ hội hiểu biết rộng hơn, sâu hơn về một thể thơ đặc sắc của Trung Quốc. Qua đó tạo nên tảng giúp các em có những liên hệ trực tiếp về thơ đường luật của Việt Nam. Bởi thơ Đường có ảnh hưởng rất lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đến văn học Trung đại Việt Nam, đồng thời thấy được sự sáng tạo tuyệt vời của người Việt Nam .
Qua quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy một số tồn tại khó khăn cần khắc phục đó là:
- Mỗi một thể loại có một đặc trưng riêng. Để học sinh hiểu được đặc trưng thể loại qua một tác phẩm cụ thể với thời lượng 45 phút ở trên lớp là một việc làm rất khó khăn, hơn nữa đây lại là thơ Đường – một thể thơ rất độc đáo nhưng khó bởi độ hàm súc, cô đọng. Vì vậy trong quá trình học tập học sinh khó liên tưởng và vận dụng. Nếu người giáo viên không thật sự am hiểu về thơ Đường, khéo léo gợi mở, dẫn dắt sẽ làm học sinh “sa lầy” trong thế giới thơ Đường, hoặc giáo viên dễ rơi vào tình trạng thuyết giảng, không tìm được sự đồng tình, ủng hộ của học sinh trong suốt giờ học.
- Thực tế giảng dạy có học sinh rất nhiệt tình nhưng cũng có học sinh còn thờ ơ, chưa thật sự sôi nổi tham gia bài học. Đây là một vướng mắc đòi hỏi khả năng “truyền lửa” từ sự nhiệt tình say mê của người giáo viên dạy văn, bởi “văn học là nhân học”
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Dạy và học thơ Đường trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại” là một niềm say mê, hứng thú rất lớn với chúng tôi. Đi sâu, khám phá những đặc trưng tạo nên sự độc đáo của thơ Đường đã giúp chúng tôi khai thác được một cách triệt để các tầng vỉa ý nghĩa của các tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường đồng thời cũng đưa ra được phương pháp thích hợp nhất với các bài giảng về thơ Đường ở trường Phổ thông. Nghiên cứu đề tài chúng tôi có được một số kết luận sau:
1. Việc khảo sát thực trạng dạy và học thơ Đường ở trường THPT, chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiều giáo viên quan tâm nhưng do nhiều yếu tố: thời lượng chương trình, trình độ học sinh, sự cách biệt về văn hóa và đặc biệt là yếu tố từ văn bản (từ
xưa đến nay thơ Đường vẫn bị coi là khó tiếp nhận) nên vấn đề này đã chưa
được quan tâm đúng mức. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát, tìm hiểu và phân tích những khó khăn, vướng mắc trong qua trình giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông để đưa ra những giải pháp khắc phục.
2. Để thực hiện được điều trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu lý
luận, nghiên cứu thực tiễn về đặc trưng thơ Đường: Lịch sử phát sinh, phát triển thơ của thơ Đường, đặc trưng về nội dung, đặc trưng nghệ thuật, đặc điểm về thi pháp, thực tiễn giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông hiện nay…để có cơ sở đề xuất hướng tiếp cận và dạy học thơ Đường ở trường phổ thông theo đặc trưng thể loại, giúp cho học sinh hiểu được những yếu tố làm nên tinh hoa thơ Đường – niềm tự hào của thơ ca cổ điển Trung Hoa.
3. Trên cơ sở thiết kế thử nghiệm và tiến hành dạy thực nghiệm, chúng
tôi đã đề xuất định hướng dạy học cho từng bài thơ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường ở trường phổ thông. Tiến hành khảo sát và kiểm tra sau giờ dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: Phương pháp đưa ra đã bước đầu phát huy hiệu quả, các học sinh đã hứng thú hơn trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài, hiểu được những đặc trưng cơ bản của thơ Đường qua một bài học cụ thể, lấy đó là cẩm nang- là chìa khóa để khám phá thơ Đường nói chung. Điều quan trọng là các em không cảm thấy thơ Đường xa lạ khó hiểu mà đã có những rung động, những cảm nhận riêng rất sâu sắc về thơ Đường. Điều đó khẳng định việc tìm được một phương pháp giảng dạy hữu ích, chúng ta không chỉ giúp các em hiểu về đặc trưng một thể loại văn học mà còn khơi dậy và bồi dưỡng thẩm mĩ văn chương nghệ thuật cho mọi thế hệ học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4. Do sự hạn hẹp về thời gian nên chúng tôi chưa thể nghiên cứu đề tài
trên địa bàn rộng nên những kết luận thu được chưa thể đi đến những kết luận chính xác. Đồng thời do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà sư phạm, nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn nhằm giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra.
THƢ MỤC THAM KHẢO
1. Lê Thị Anh (2007), Thơ Mới với thơ Đường, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc (2006), Dạy – học văn học nước ngoài Ngữ văn 10 (cơ bản và
nâng cao), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế bài học Ngữ văn lớp 7, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học văn chương theo loại thể,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6. Trương Dĩnh (2006), Thiết kế bài học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp , Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Diện (2006), Khảo sát và giới thiệu các bản dịch Nôm thơ Đường trong kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm,
http://www.vienvanhoc.org.vn.
8. Nguyễn Sĩ Đại (2007), Một số đặc trưng của thơ tứ tuyệt đời Đường, Nxb Văn học, Hà Nội.
9. Trần Xuân Đề (1976), Thơ Đỗ Phủ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Hà
Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Bích Hải (1997), Thi pháp thơ Đường , Nxb Thuận Hóa. 13. Nguyễn Thị Bích Hải (2005), Bình giảng thơ Đường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Vinh Hồ (2008), Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, http://www.ninh-
hoa.com, ngày 18/11/2008.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Thơ Đường ở trường phổ thông, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Thanh Hùng (2003), Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Các điều kiện để nâng cao giờ dạy học văn, Nghiên cứu giáo dục.
19. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20. Phan Trọng Luận (2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (1998), Đến với thơ Lý Bạch, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 23. Phan Ngọc (1990), Đỗ Phủ, nhà thơ dân đen, Nxb Đà Nẵng.
24. Phan Ngọc (1996), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Lê Đức Niệm (1995), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 27. Nguyễn Khắc Phi (1999), Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học
Trung Quốc qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục.
29. Nguyễn Khắc Phi (2006), Phân tích – Bình giảng tác phẩm văn học 10
nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1998), Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
31. Ngô Văn Phú (2000), Đường Thi tam bách thủ , Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 32. Nguyễn Huy Quát (2008), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp
dạy học văn, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
33. Trần Trọng San (2010), Tìm hiểu thơ Đường, http://www.daovien.net, ngày 8/2/2010.
34. Nguyễn Quốc Siêu (1996), Thơ Đường bình giải, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Phí Minh Tâm (), Luật thơ Đường, www.advite.com .
36. Trần Nho Thìn (2008), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37. Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán (2006), Tư liệu Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Lương Duy Thứ (1997), Giáo trình văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Lương Duy Thứ (2000), Bài giảng văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
40. Lưu Đức Trung (1996), Giảng văn văn học nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội.