Đặc điểm hình thức

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 35 - 45)

Để biểu đạt nội dung hết sức phong phú và sâu sắc như đã trình bày ở mục 1.2, các nhà thơ Đường qua từng giai đoạn đã sáng tạo những hình thức diễn đạt trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị đặc sắc của thơ ca thời trước, tạo nên nét độc đáo chỉ có ở thơ Đường.

1.1.3.1. Thể thơ trong Đường thi

Thơ Đường có hai loại chính là ngũ ngôn và thất ngôn. Trong hai loại đó, mỗi loại lại có ba thể: Cổ phong (Thơ cổ thể); Tuyệt cú và Luật thi

Cổ phong (cổ thể): là lối thơ tự do hơn cả, miễn có vần không cần niêm, luật, đối. Thơ Cổ phong khá tự do về vần. Bài thơ có thể có nhiều vần hay chỉ có một vần. Bài Xuân Tứ của Lý Bạch chỉ có một vần. Số câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng không gò bó. Thơ Cổ phong không quy định số câu trong bài. Đoản thiên có 4, 6 hoặc 8 câu. Trường thiên có nhiều câu hơn, có từng phần mạch lạc và cấu trúc hợp lý. Bài Tây Thi Vịnh của Vương Duy có 14 câu 5 chữ.

Bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị có 88 câu 7 chữ.

Luật thi (cận thể ): Mỗi bài tám câu (5 chữ hoặc bảy chữ), năm vần, tiếng bằng trắc ở mỗi câu phải đúng luật. Các chữ ở bốn câu giữa phải đối nhau.

Tứ tuyệt là thể ở khoảng giữa. Tuy mỗi bài cũng hạn định 4 câu và mỗi

câu cũng phải theo bằng trắc nhưng không cần đăng đối chặt chẽ.

Ngoài hai loại trên còn có Nhạc phủ ( Nhạc phủ là làm theo yêu cầu của ca nhạc thời Đường, nhạc phủ có cổ phong, có luật thi và nhiều hơn cả là tuyệt cú) và bài luật (luật thi kéo dài).

1.1.3.2. Luật thơ Đường:

Tiền Mộc Yêm, tác giả sách Ðường Ẩm Thẩm Thể nói rằng : “Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt chặt chẽ,

không được vi phạm. Luật đây là sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh.”

a) Bố cục: mỗi bài luật thi gồm có 8 câu chia làm bốn phần: Hai câu đầu gọi là “phá”, không đối. Câu ba và câu bốn gọi là “thực” phải đối nhau rất chỉnh. Câu năm và câu sáu gọi là “luận” và phải đối . Câu bảy và câu tám gọi là “kết”. Thơ thất tuyệt và ngũ tuyệt có bốn câu vẫn theo thứ tự câu một: “phá”, câu hai: “thực”, câu ba: “luận”, câu bốn: “kết”.

b) Vần: vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu. Luật thi thường

có 5 vần (cuối các câu 1,2,4,6,8), tuyệt cú thường có 3 vần (cuối các câu 1,2,4). Song cũng có hình thức trốn vần (chiết vận), tức câu đầu có thể không áp vần. Từ gieo vần có thể là thanh bằng (gọi là vần bằng), hoặc thanh trắc (vần trắc, ví dụ bài thơ “Tảo thu độc dạ ” của Bạch Cư Dị:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh ngô lương diệp động Lân chử thu thanh phát Độc hướng thiềm hạ miên Giác lai bán sàn nguyệt

c) Đối: Đối là một biện pháp tu từ, tạo nên sự hài hòa và cân chỉnh, tăng hiệu quả biểu đạt. Thơ Đường gồm các kiểu đối sau:

Đối thanh: Trong một liên các câu phải đối nhau về bằng trắc ở các tiếng

2,4,6.

“Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng B T B

Tái địa phong vân tiếp địa âm” T B T

Đối từ: Danh từ đối với danh từ, tính từ đối với tính từ…Nói khái quát

là: thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ:

Cử đầu vọng minh nguyệt

ĐT DT

Đê đầu tư cố hương”

ĐT DT

Đối ý: Tạo nên sự tương phản hoặc tương thành về mặt ý nghĩa.

Đối từ và đối ý là yêu cầu bắt buộc với luật thi, cụ thể là ở liên 2 và liên 3. Còn đối với tuyệt cú thì không nhất thiết. Với tuyệt cú có thể đối cả hai liên (tương đương với hai liên giữa của luật thi) hoặc chỉ đối liên giữa tương đương nửa trên của luật thi (Tĩnh dạ tư), hoặc chỉ đối liên trên tương đương nửa dưới của luật thi, hoặc không có liên nào đối (tương đương liên đầu, liên cuối của luật thi).

Về vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật: Đến đầu đời Đường công thức

của thơ Đường luật như ta đã biết, mới chính thức ra đời. Đối ngẫu chỉ được gọi là thành công khi nó diễn tả được đắc địa nội dung, ý tứ của bài thơ. Bởi vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phân tích thơ Đường mà chỉ dừng lại ở chỗ đối chỉnh hay đối không chỉnh là chưa được ra một thông tin gì mới mẻ, phải chỉ ra cho được tác dụng của nó.

Biện pháp đảo trang, biện pháp tỉnh lược được dùng một cách rộng rãi trong thơ Đường, vì vậy một câu thơ đọc riêng lẻ nhiều khi rất khó hiểu. Nhờ đối ngẫu, ta có thể hiểu những câu thơ như thế một cách dễ dàng, chính xác hơn:

“Xuân thủy thuyền như thiên thượng tọa

Lão niên hoa tự vụ trung khan”.

Câu đầu có thể hiểu theo hai cách: chủ ngữ là “thuyền” cũng có thể là một chủ nghĩa ẩn. Song ở câu thứ hai nhờ có chữ “lão niên” và hai chữ

“hoa”, “khan” không thể tạo nên được một cụm chủ vị nên ta có thể hiểu một cách: chủ nghĩa hàm ẩn bị tỉnh lược và động từ cũng tỉnh lược.

Những câu thơ đối hay phần lớn là những câu thơ đối chỉnh, tuy nhiên các nhà thơ tài không bao giờ để từ hại ý. Nếu việc dùng hình thức đối chỉnh không đáp ứng được yêu cầu diễn đạt ý thơ thì các nhà thơ không ngần ngại sử dụng hình thức “khoan đối” ở mức độ cao nhất, thậm chí phá cả đối: Bốn câu đầu của bài Hoàng Hạc lâu là một ví dụ điển hình. Bản thân việc liên đầu có đối đã là một hiện tượng phá cách. Dùng “hoàng hạc”(chim) để đối với “hoàng hạc”(lầu) là một phá cách nữa, song có cho hai từ đó va chạm nhau mới làm nổi bật được cái còn và cái mất, tâm trạng bàng hoàng nuối tiếc của nhà thơ.

Phân tích đối ngẫu, cần lưu ý các trường hợp đối không chỉnh “kết cấu song hành phi đối xứng”.

Khi phân tích luật thi phải đặc biệt chú ý “tiểu đối” (tự đối). Hình thức tiểu đối đặc biệt được ưa chuộng đối với thể tuyệt cú.Vì hình thức nhỏ bé, nếu dùng tiểu đối, tuyệt cú có khả năng mở rộng bình diện miêu tả và thể hiện từ câu 4 câu sẽ trở thành 8 vế, tức 4 câu chứa 8 cụm chủ vị. Có những bài thơ dùng tiểu đối từ đầu đến cuối:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Phu thú biên quan/ thiếp tại Ngô Tây phong xuy thiếp/ thiếp tư phu Nhất hàng thư tín/ thiên hàng lệ Hàn đáo quân biên/ y đáo vô”

(Ký phu – Trần Ngọc Lan)

Sẽ lấy gì để phân tích bài thơ này nếu bỏ qua hiện tượng tiểu đối? Câu cuối tự đối không thật chỉnh (cú pháp khẳng định/ cú pháp nghi vấn). Song như đã nói ở trên, đó chính là điểm sáng của bài thơ vì nói lên được nỗi niềm băn khoăn, đau xót của người chinh phụ. Về hiện tượng tiểu đối cần chú ý những điểm sau:

- Tiểu đối thường kết hợp với đối thông thường.

- Vì thơ Đường chủ yếu là ngũ ngôn và thất ngôn nên hai vế đối nhau trong một câu có số chữ không bằng nhau tuy nhiên về ý cũng như từ loại, cú pháp đều đối nhau cũng được.

- Đôi lúc chỉ một bộ phận là tiểu đối. bộ phận còn lại lại đối thông thường (Đăng cao)

- Một số ít trường hợp hai chữ thứ nhất, thứ hai đối với hai chữ thứ ba, thứ tư như trên, còn ba chữ cuối câu không tham gia đối.

d) Luật bằng trắc: Tiếng Việt và tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có

sáu thanh. Hai thanh bằng: thanh ngangthanh huyền. Bốn thanh trắc:

thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. Luật bằng trắc được quy định ở

từng câu theo chiều ngang với công thức sau: “Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”(bài thơ thất ngôn), và “nhất tam bất luận, nhị tứ phân minh”(đối với thơ ngũ ngôn). Nghĩa là trong một câu thơ thì tiếng thứ nhất, thứ ba và năm có thể chuyển đổi bằng trắc (đối với thơ ngũ ngôn là tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người ta căn cứ vào thanh của tiếng thứ hai ở câu đầu tiên để kết luật bài thơ đó được làm theo luật bằng hay luật trắc. Tiếng thứ hai của câu thơ đầu tiên trong bài là thanh bằng thì đó là bài thơ được làm theo luật bằng, còn nếu là thanh trắc thì bài thơ đó được làm theo luật trắc:

Bài thơ làm theo luật bằng: “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi

Quảng Lăng”:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu B

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường giang thiên tuế lưu”

Bài thơ làm theo luật trắc: “Phong kiều dạ bạc”:

“Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên T

Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

e) Niêm: Niêm có nghĩa là dính lại. Niêm trong thơ Đường hết sức chặt

chẽ. Các nhà thơ Đường đã dùng đối xứng giữa bằng trắc trong các câu thơ để đạt đến mức đối xứng càng cao, hài hòa càng lớn. Trong một bài thơ thất ngôn câu 1 niêm với câu 8, tiếp đó là câu hai niêm với câu ba, câu bốn niêm với câu năm, câu sáu niêm với câu bảy. Các câu thơ kết dính được với nhau như vậy thì tiếng thứ hai của các câu thơ niêm với nhau phải cùng thanh (bằng hoặc trắc). Nếu sai quy định này sẽ gọi là thất niêm.

1.1.3.3. Ngôn ngữ thơ Đường:

Ngôn ngữ thơ Đường cô đọng, hàm súc “ý tại ngôn ngoại ”. Chữ dùng trong thơ Đường đơn giản nhưng rất tinh luyện, bởi mỗi bài thơ Đường được hạn định trong số câu, số chữ nhất định (20 chữ ở thơ tứ tuyệt và 56 chữ ở thơ thất ngôn bát cú). Vì lẽ đó mà các nhà thơ Đường phải tìm tòi những từ ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của dân gian, kết hợp với các điển tích, điển cố và từ hoa lệ của văn học thành văn. Những từ ngữ đó phải chở nặng tâm tình của các thi sĩ. Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng nói: “Chữ dùng chưa làm cho người kinh hồn thì chưa hết yên”. Vì vậy các nhà thơ Đường luôn chú trọng trong việc dùng từ đặt câu.

Giáo sư Phan Ngọc khi chỉ ra cái hay của thơ Đường về mặt ngôn ngữ đã nhận xét: “…Cái lạ của ngôn ngữ thơ Đường ở ngay chỗ giản dị của nó. …Trong Kinh Thi có hàng trăm tên chim, tên cây, tên núi, tên sông. Tình trạng xa hoa về từ ngữ này càng tăng lên đến mức khoa trương trong Hán Phú. Thế mà bước sang thơ Đường, tất cả các quang cảnh xa hoa về từ ngữ này biến đi đâu mất. Trên một trăm thư hoa của Kinh Thi và Ly Tao rơi rụng đâu hết chỉ còn chữ hoa trống không, hàng chục con ngựa trong phú của Tư mã Tương Như chạy đi đâu cả chỉ còn trơ lại con mã khái niệm…..”. “Chỉ cần đối lập ngôn ngữ của thơ Đường với ngôn ngữ của Kinh Thi là chúng ta thấy quả có ngôn ngữ của thể loại và ngôn ngữ này là một cấu trúc. Trong Kinh Thi không có chữ nào để chỉ một cụ già nói chung. Chữ “lão” để chỉ ông già 70 tuổi, chữ “kỳ” để chỉ ông già cần có thức ăn riêng ngon lành hơn, chữ “cảo” để chỉ ông già thở hổn hển…v.v và bao nhiên chữ nữa để chỉ những ông già khác nhau. Nhưng trong thơ Đường thì khác hẳn. Chỉ có một chữ lão để chỉ cụ già, vừa vặn để đối lập với chữ “thiếu” để chỉ mọi người trẻ tuổi, chỉ có một chữ “sơn” để chỉ núi vừa vặn để đối lập với chữ “thủy”để chỉ nước hay chữ “giang”để chỉ sông. Một điều còn khó hiểu hơn khi đọc thơ Đường và làm thơ Đường, đó là tất cả những chữ miêu tả trong Kinh Thi như “yêu yêu, kỳ kỳ, giao giao…” tương đương với những từ Việt như “mơn mởn, rậm rạp, réo rắt…” tức là những từ láy âm ở Việt Namcungx đều bị loại trừ nốt. Những chữ đôi này là cái then chốt của sự miêu tả trong Kinh Thi…Thơ Đường chỉ giữ có vài chữ điệp đơn thuần như “du du, lịch lịch…” và tất cả những chữ điệp âm này cũng đều không miêu tả gì hết, mà chỉ nói lên cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mênh mông của vũ trụ”. Quả đúng là “ngôn ngữ thơ Đường đạt đến cái mức

đơn giản kỳ lạ: thêm là thừa, bớt là hỏng”[24].

Ngôn ngữ thơ Đường cũng được tập hợp theo hai trường: Trong thơ thể hiện con người vũ trụ, ngôn ngữ thường mang tính khái quát, xác lập quan hệ. Ngôn ngữ thường cổ kính, trang nhã, nhiều hình ảnh, ngôn từ mang tinh chất tượng trưng, gợi liên tưởng. Động từ thường chỉ hoạt động tâm thức. Ngữ điệu âm nhạc hài hòa, thiên về gam thứ, thể hiện nội tâm sâu lắng, trầm tư.

Trong thơ phản ánh hiện thực, ngôn ngữ thơ thường mang tính cụ thể, trực cảm. Về ngữ pháp, tỷ lệ câu trần thuật cao hơn phù hợp với tự sự. Danh từ thì nhiều danh từ riêng, cụ thể, cá biệt hầu như không có tính ước lệ. Tỷ lệ động từ cao và thường là những động từ chỉ hoạt động cơ năng. Nhạc điệu ngữ âm thường khẩn trương sôi động, nhiều thanh trắc, thiên về gam trưởng, gây xúc động trước những cảnh nghịch lý.

1.1.3.4. Hình ảnh thơ

Vì sự hạn định của số câu, số chữ nên các nhà thơ Đường không thể phô diễn trực tiếp ý nghĩ và tư tưởng của mình mà tạo dựng mối quan hệ để gợi sự liên tưởng của độc giả, gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Nó đã tìm được sự hài hòa trong những quan hệ hệ thống, tương giao để đạt đến sự hòa điệu. “Cái hay của thơ Đường chính là ở chỗ ta không thể tiếp thu thơ Đường một cách thụ động, mà phải tham dự vào sự phát hiện kỳ thú ấy…Thơ Đường không thể đọc bằng mắt mà phải đọc bằng quan hệ…Vì nhiệm vụ của thơ Đường là nêu nên tính thống nhất, cho nên không gian chiếm một chỗ rất lớn trong thơ Đường. Không gian này chủ yếu là bầu trời, và bầu trời của thơ Đường là bầu trời trống không không khác gì bầu trời trống không trong quốc họa Trung Quốc. Quốc họa Trung Quốc cũng xây dựng trên quan hệ chứ không xây dựng trên nguyên lý khu biệt của hội họa Châu Âu và chính điều đó đã cấp cho nó tính triết lý. Những chữ không (khoảng không), thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(trời), bích (biếc), chiếm một chỗ lớn trong bức tranh Đường thi. Không gian này là không gian có những màu bát ngát, gợi lên được cái mênh mông của nó. Những chữ này là thu sắc (sắc cây), sơn sắc (sắc núi), lâm sắc (sắc rừng), để kết hợp với một không gian có màu: Xuân sắc (sắc xuân), thu sắc (sắc thu). Màu của tranh quốc họa Trung Quốc cũng như màu của thơ Đường là cái màu không gian và cái màu thời gian ấy, chứ không phải là cái màu cụ thể.”[24]. Để người đọc thấy được cái mênh mông bát ngát của con sông và gợi nên nỗi trống vắng lớn lao của người đưa tiễn, Lý Bạch đã đồng nhất cái hữu hạn của con sông với cái vô hạn của bầu trời:

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu” (Bóng thuyền đã khuất bầu không

Trong theo chỉ thấy dòng sông bên trời)

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên cho Quảng Lăng).

Không một từ nào trong bài thơ nói lên nỗi nhớ, nỗi trống vắng, lưu luyến nhưng cái nhìn đăm đắm dõi theo cánh buồm dần xa khuất vào bao la trời nước đã toát lên nỗi niềm bịn rịn khuôn nguôi của người đưa tiễn.

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)