Bài“Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 130 - 135)

Lý Bạch:

I. ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC VĂN BẢN

1. Đây là bài thơ tứ tuyệt nổi tiếng viết về đề tài “tống biệt” của “thi tiên” Lý Bạch.

Bài thơ thể hiện đầy đủ đặc điểm của thơ Đường và đặc điểm thơ ca Lý Bạch (sự bay bổng, phóng khoáng với những hình ảnh thơ hoành tráng, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc và thấm đượm chất trữ tình).

2. Đây là bài dạy thực nghiệm nhằm phục vụ cho một đề tài nghiên cứu ở cấp một luận văn thạc sĩ, nên sẽ dạy theo một định hướng phục vụ cho đề tài. Đó là: Qua bài học học sinh không chỉ cảm nhận được cái hay của bài thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mà còn hiểu được những đặc điểm của thơ Đường về mặt thể loại để rồi có kỹ năng phân tích thơ Đường đúng hướng. Cũng giống như ở bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ, chúng tôi sẽ hướng dẫn học sinh chú ý tới những mối quan hệ mà tác giả đã tạo dựng để thể hiện tâm trạng, tình cảm của mình.

B. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

Hoạt động 1: Đọc văn bản, giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ, nói về về độ chênh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.

1.1. Đọc văn bản: Mời 3 học sinh đọc 3 văn bản trong SGK Ngữ văn

10. Mỗi học sinh đọc 1 văn bản trọn vẹn hoặc 3 học sinh đọc xen kẽ từng câu một lầm lượt theo: phiên âm – dịch nghĩa – dịch thơ. Giọng đọc trầm buồn thong thả.

1.2. Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Mời học sinh đọc phần “Tiểu dẫn” trong SGK.

GV mở rộng: Lý Bạch sinh ra vào thời đại nhà Đường đã đạt đến mức

phồn thịnh nhất. Cuộc đời của “thi tiên” từ khi 20 tuổi cho đến khi mất (trừ 3 năm ở triều đình) còn lại là cuộc đời viễn du. Ông là người nổi tiếng thông minh, từ nhỏ đến lớn đã học nhiều, học cả Nho và Lão, ông đã di viễn du nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế xã hội, từ cung đình cho đến những vùng nông thôn hẻo lánh.

Ông là người hào phóng, nhiều khi sống như một hiệp khách, bất chấp quyền quý, thích cuộc đời ngang tàng phóng khoáng. Ông luôn quan tâm đến chính trị. Không chịu gò mình vào thi cử những vẫn muốn làm quan to để thực hiện lý tưởng của mình. Tuy vậy ông chưa bao giờ được làm quan. Ông là người lạc quan tin ở chính mình, tài mình, sức mình nhưng cuộc đời ông đã trải qua nhiều bất đắc chí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo các nhà nghiên cứu thơ Đường giữa bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ có điểm chênh so với nguyên tác như sau:

Câu 1:

- Chữ bạn không lột tả hết được nghĩa của từ cố nhân (bạn cũ).

- Trong nguyên văn “từ” nghĩa là từ biệt từ giã, trong bản dịch từ “từ”nằm trong quan hệ từ “từ…đến”,

- Bản dịch đã bỏ qua chữ “tây”.

Câu 2: Bản dịch bỏ qua từ “tam nguyệt” nên làm giảm mất không khí xuân trong cuộc đưa tiễn.

Câu 3: Từ “cô phàm” trong nguyên tác chỉ dịch là “bóng buồm” bỏ mất từ “” - Bản dịch bỏ qua t ừ “bích”(xanh biếc), từ chỉ màu sắc gợi nên sự nhớ nhung và bầu không mênh mang xa vắng.

Câu 3: Còn một dị bản là “Cô phàm viễn ảnh bích sơn tận” (Ánh sáng hắt lại từ xa của chiếc buồm lẻ loi đã mất hút trên nền núi xanh biếc).

Câu 4: Bản dịch đã dùng từ “ trông theo” để dịch từ “duy kiến”. Ở đây Lý

Bạch không dùng từ “trông theo” mà người đọc vẫn hình dung được cả quá trình trông theo đó.

Hoạt động 2: Thâm nhập vào cuộc đƣa tiễn bạn ra đi

Gợi dẫn 1: Bài thơ viết về cảnh chia tay giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Vậy qua 28 chữ của bài thơ tứ tuyệt, em hình dung được gì về cuộc chia tay này?

Yêu cầu:

Bài thơ chỉ có 4 câu mà dựng lên cả một cuộc đưa tiễn, một cuộc chia tay với đầy đủ các yếu tố: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nơi đưa tiễn: lầu Hoàng Hạc: một thắng cảnh nổi tiếng, gắn với truyền thuyết Phí Văn Vi tu thành tiên cưỡi hạc vàng về đây rồi bay đi.

- Nơi người bạn đến: Dương Châu- Mảnh đất trù phú phồn hoa vào bậc nhất Trung Quốc

- Thời gian đưa tiễn: một ngày giữa tháng ba mùa hoa khói.

- Người ra đi: Mạnh Hạo Nhiên: một cố nhân – người bạn thân thiết của Lý Bạch.

- Người đưa tiễn: nhà thơ Lý Bạch đang đứng trên lầu cao, dõi theo chiếc thuyền chở bạn cứ xa dần, xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc cho đến khi chỉ còn thấy dòng sông Trường Giang chảy ngang trời.

Bài thơ như một bức tranh miêu tả trung thành, tỉ mỉ một cuộc tiễn đưa của hai người bạn. Nhưng cảnh vật không vô tình mà thực sự hữu ý. Bức tranh đó thấm đẫm tâm trạng của người đưa tiễn:

Gợi dẫn 2: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của bài thơ?

Yêu cầu: Cách miêu tả ngắn gọn , cô đọng, có sự kết hợp khéo léo giữa miêu tả và biểu cả m. Tác giả không nói gì tới phút giây bịn rịn của buổi tiễn đưa, nhưng quan hệ giữa không gian, thời gian, cảnh vật, con người trong câu thơ đã chứa đựng cái bịn rịn đó.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình cảm của nhà thơ trong cuộc chia tay.

Gợi dẫn 1: Nhà thơ Lý Bạch đã gửi gắm ở bài thơ này những tình cảm gì?

Yêu cầu:

Đây không phải là một bài thơ tự sự mà một bài thơ trữ tình. Ở đây thi nhân giấu mình đi, trong bài thơ không hề có chủ ngữ nhân xưng ngôi thứ nhất, lại không có một chữ nào nói về tình cảm buồn tiếc, nhớ nhung, lưu luyến, vậy mà chủ thể trữ tình vẫn hiện lên rõ nét. Đó là tình cảm sâu nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của nhà thơ Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên: man mác tình ly biệt, dạt dào nỗi nhớ mong, thiết tha niềm lưu luyến…Bài thơ đã đem đến cho người đọc một “ám ảnh” về tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn.

Gợi dẫn 2: Cách gửi gắm tình cảm của tác giả trong bài thơ độc đáo ở chỗ nào?

Yêu cầu:

Khi tái hiện cụ thể một cuộc chia tay trong bài thơ 28 chữ, nhà thơ Lý Bạch dã tạo dựng được những mối quan hệ để biểu lộ tình cảm:

- Trước hết đó mối quan hệ giữa cái có và cái không. Cái hiện hữu trong bài thơ cảnh ly biệt đã biểu thị một cái “không” đó nỗi buồn ly biệt. Bài thơ đơn thuần chỉ tả cảnh chia tay, không có một từ nói đến nỗi buồn mà ta vẫn thấy hiện hữu một nỗi buồn tha thiết. Qua mối quan hệ đó ta thấy được:

+ Tình bạn thân thiết, gắn bó keo sơn của hai người bạn. + Mỗi buồn chia ly dâng tràn trong cảnh vật.

- Mối quan hệ liên tưởng tương đồng cũng đư ợc tạo dựng để bộc lộ tình cảm của nhà thơ: Bạn ra đi từ lầu Hoàng Hạc - Mảnh đất huyền thoại gắn liền với truyền thuyết Phí Văn Vi cưỡi Hạc vàng về đây rồi bay đi. Phải chăng bạn ra đi cũng giống như cánh hạc vàng ngày xưa, biết bao giờ gặp lại?

- Hình ảnh “cô phàm viễn ảnh bích không tận” đã tạo nên mối quan hệ giữa cái mênh mông vô tận của dòng sông với cái nhỏ bé, lẻ loi của cánh buồm. Qua đó chúng ta không chỉ cảm nhận được sự lưu luyến của người đưa tiễn mà còn thấy được sự cô đơn của người ra đi.

- Ở câu thơ kết “Duy kiến Trường Giang thiên tuế lưu” (chỉ thấy sông Trường giang chảy ở bên trời): Mối quan hệ giữa cái có và cái không ti ếp tục được thiết lập . Một dòng sông Trường Giang hiện hữu đã khẳng định sự mất hút của bóng buồm. Cánh buồm ấy mất hút vào khoảng không xanh biếc đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làm nổi bật sự hiện hữu một ánh mắt dõi theo đầy trống vắng, hụt hẫng của người đưa tiễn. Mối quan hệ ấy dựng lên hình ảnh nhà thơ đứng trên lầu cao Hoàng Hạc, chăm chăm nhìn theo chiếc thuyền chở bạn đi xa dần trên dòng sông Trường Giang mênh mông. Trên sông chắc có nhiều thuyền bè qua lại vậy mà Lý Bạch chỉ nhìn thấy cánh buồm đơn chiếc của Mạnh Hạo Nhiên cứ xa dần rồi mất hút. Bao nỗi nỗi nhớ thương, cô đơn, buồn bã của nhà thơ dâng tràn trong từng câu chữ.

Bài thơ không có một từ nào bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả nhưng qua các mối quan hệ tạo nên sự cô đọng , hàm súc của bài thơ ta có thể thấy được một tình bạn chân thành , sâu sắc của hai nhà thơ lớn đời Đường , đồng thời là nỗi niềm lưu luyến của tình biệt ly , dạt dào nỗi nhớ mong của kẻ ở người đi.

Hoạt động 4: Giã từ tác phẩm

Gợi dẫn 5: Học xong bài thơ này điều gì còn đọng lại trong tâm trí em?

HS phát biểu tự do.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 130 - 135)