Lập kế hoạch

Một phần của tài liệu tình hình kế toán quản trị tại công ty samyang (Trang 31 - 32)

Mặc dù khách hàng thực sự của công ty Samyang Việt Nam là công ty Nike In-house coporation, nhưng về mặt thủ tục pháp lý hầu hết mọi hoạt động mua bán đều được thực hiện thông qua công ty mẹ là công ty Samyang Tongsang ở Hàn Quốc. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sẽ được ký giữa công ty giữa công ty Samyang Việt Nam với công ty mẹ với giá bán là giá sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc nhận đơn đặt hàng và sản xuất giày mẫu. Tất cả nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài đều phải thông qua công ty mẹ. Như vậy đầu ra và đầu vào tại công ty Samyang Việt Nam đều bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Chính điều này làm ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách tại công ty. Hiện tại, các nhà quản trị chủ yếu chỉ lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng và kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài mà thôi.

- Về kế hoạch sản xuất tại công ty: từ ngày 1 đến ngày 15 hàng quí, công ty mẹ gởi đơn đặt hàng cho quí sau. Căn cứ vào số lượng hàng cần sản xuất theo từng đơn đặt hàng, các nhà quản trị sẽ lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng. Kế hoạch sản xuất cho từng ngày của tháng sau sẽ được thông báo đến các phân xưởng vào ngày 25 của tháng trước. Kế hoạch sản xuất được lập riêng cho từng bộ phận và chi tiết cho từng loại giày theo từng đơn đặt hàng. Vì chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, do đó trong kế hoạch sản xuất không có tồn kho thành phẩm cuối kỳ. Sau khi các kế hoạch sản xuất được lập xong, giám đốc sản xuất xem xét lại lần cuối cùng và triển khai xuống các phân xưởng sản xuất. Tại phân xưởng, quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ sắp xếp và phân chia số lượng sản phẩm cần sản xuất cho từng chuyền. Đối với phần mũ giày phải trải qua một số công đoạn sản xuất phụ từ các công ty gia công như: công đoạn ép cao tầng (ép các đường viền, các nhãn hiệu Nike…), công đoạn thêu, công đoạn in lụa để may. Vì thế phần mũ giày thông thường sẽ được sản xuất trước phần đế giày 1 hoặc 2 ngày.

- Về kế hoạch nhập nguyên vật liệu: căn cứ vào số lượng sản phẩm của các đơn đặt hàng trong quí, bộ phận vật tư sẽ tính ra lượng nguyên vật liệu cần sử

dụng cho một quí theo định mức và gởi sang công ty mẹ để đặt hàng. Lượng nguyên vật liệu tồn kho thực tế vào cuối quí chính là lượng tồn kho dùng để sản xuất các đơn đặt hàng chưa sản xuất xong. Do lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất các đơn đặt hàng quí sau sẽ được nhập về vào cuối quí trước nên trong kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu không tính lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.

Cuối quí, công ty kiểm kê lượng nguyên liệu tồn kho thực tế cần dùng cho các đơn đặt hàng chưa sản xuất xong trong quí, so sánh với lượng nguyên vật liệu cần dùng theo định mức của những đơn hàng chưa sản xuất xong để mua thêm nguyên vật liệu, nếu lượng tồn kho thực tế nhỏ hơn lượng nguyên liệu yêu cầu theo định mức. Ngược lại nếu lượng nguyên liệu tồn kho thực tế lớn hơn mức yêu cầu theo định mức thì công ty sẽ giảm lượng nguyên liệu đặt hàng lần sau. Thông thường sau khi kiểm kê lượng nguyên vật liệu thực tế luôn nhỏ hơn theo định mức vì thế công ty phải đặt thêm nguyên vật liệu. Lúc này công ty có thể dùng nguyên vật liệu để sản xuất các đơn đặt hàng quí sau, để sản xuất các đơn đặt hàng chưa sản xuất xong trong quí trước và sau đó mới nhập khẩu bổ sung.

Một phần của tài liệu tình hình kế toán quản trị tại công ty samyang (Trang 31 - 32)